Joe Biden và đạo công giáo ở Mỹ

181
Joe Biden và đạo công giáo ở Mỹ
osservatoreromano.va, Giuseppe Fiorentino, 2021-06-25
Ngày 25 tháng 6 năm 2021
Một quyển sách ra đời mau chóng, xứng công đưa ra một cách trực tiếp nhưng không tầm thường một trong những chủ đề lớn của chính trị phương Tây: tương quan giữa đạo công giáo và đời sống công chúng ở Hoa Kỳ. Một chủ đề khá bị lãng quên ở châu Âu, và đặc biệt ở Ý, nơi mà nhận thức về các động lực chính trị của Hoa Kỳ thường không được hiểu đúng về một số thực tế văn hóa nào đó. Vì lý do này, tác phẩm Joe Biden và Công giáo ở Hoa Kỳ của thần học gia Massimo Faggioli (Joe Biden and Catholicism in the United States, Scholé, Brescia, 2021) có thể là một công cụ quý giá cho những ai muốn xem lại con đường lịch sử đã dẫn tổng thống đương nhiệm đến Nhà Trắng.
Một hành trình “bắt đầu” với sự thất bại của Al Smith trong cuộc bầu cử năm 1928 và có sự tham gia của ba ứng cử viên công giáo khác, hai trong số này là John Fitzgerald Kennedy và Joe Biden, đánh bại đối thủ của họ, trong khi John Kerry bị George W. Bush đánh bại vào năm 2004. .
Tác giả Faggioli có kinh nghiệm lâu năm ở Mỹ, đầu tiên ông là giáo sư, sau đó là nhà báo cho các tạp chí như Il Regno, Jesus, Limes, Il Mulino và Huffington Post, và với trang tiếng Anh của các báo Commonwealth, La Croix International, National Catholic Reporter và London Tablet. Trong phần giới thiệu, tác giả bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các sinh viên đã tham gia các khóa học về công giáo và chính trị tại Hoa Kỳ và các cuộc hội thảo của ông về đạo công giáo và chính trị hiện đại. Nhưng trên hết, ông cám ơn “thế giới công giáo vô cùng quan trọng và đa dạng được tạo thành từ các trường cao đẳng và đại học, các giáo phận và giáo xứ, các dòng tu, hiệp hội và các phong trào”. Một thực tế đảm bảo cho sự hiện diện phục vụ lớn rộng của người công giáo trong khu vực và mang lại cho công giáo Hoa Kỳ một nét độc đáo trên toàn thế giới. Nhưng như lịch sử cho thấy, thế giới công giáo với những ngôi sao và sọc chưa bao giờ thể hiện sự đoàn kết trong việc ủng hộ các ứng cử viên công giáo trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Bốn ứng viên trong lĩnh vực này cho đến nay, tất cả đều thuộc Đảng Dân chủ, đã làm giảm bớt số cử tri công giáo theo chủ nghĩa truyền thống, thường gần gũi với các quan điểm của cộng hòa.
Chính các vấn đề đạo đức đã tạo khác biệt, bắt đầu từ việc bảo vệ sự sống, nhưng cũng đúng với một thể loại cử tri công giáo thấy mình ở quan điểm cộng hòa nhiều hơn, công khai đối lập với Nhà nước phúc lợi. Do đó, thường có một bộ phận giám mục Hoa Kỳ đứng về phía các cử tri công giáo, những người trong lịch sử đã phải vượt lên ngờ vực, nếu không muốn nói là thù địch, đã đi kèm với sự hiện diện của công giáo trong nước.
Tất cả những điều này đã và đang có những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ giữa Giáo hội Hoa Kỳ và Tòa thánh cũng như quan hệ giữa Tòa thánh và Hoa Kỳ, mối quan hệ mà chúng ta nhớ đã đạt đến cấp độ ngoại giao cao nhất vào năm 1984 trong thời Đức Gioan-Phaolô II và tổng thống Ronald Reagan.
Trong bối cảnh phức tạp này, phù hợp với cuộc bầu cử của Joe Biden, người đã phải vượt lên chống đối công khai của một bộ phận trí thức theo chủ nghĩa truyền thống nhất định, họ đã cố gắng làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe ngay cả ở Vatican. Và khi ông đã phải đối diện với một cuộc tấn công chưa từng có, ngay cả trước khi nhậm chức, đã thành hiện thực trong cuộc tuần hành kinh hoàng trên Đồi Capitol. Tác giả Faggioli viết: “Giáo hội công giáo do Đức Phanxicô lãnh đạo ngày nay là một trong những tiếng nói quan trọng nhất trong việc bảo vệ sự chung sống dân sự, các cơ chế hiến pháp được thiết lập để đảm bảo hệ thống dân chủ và một nền văn hóa thể chế chống lại bất kỳ hình thức dân tộc chủ nghĩa lệch lạc và phi tự do nào”. Đây là điểm hội tụ chắc chắn, cũng như việc người Mỹ trở về với một thực tiễn chính trị với chủ nghĩa đa phương, sau những năm chủ trương Nước Mỹ trước hết và đóng cửa. Ý tưởng được tổng thống Biden đưa ra trong lời tuyên thệ nhậm chức, tất cả cùng nhau làm việc vì lợi ích chung (ví dụ: đưa Hoa Kỳ trở lại với hiệp định khí hậu Paris) là một trong chủ đề cơ bản trong giáo huấn của Đức Phanxicô. Ở đây tác giả Faggioli thấy những gì ông cho là “một liên kết sâu sắc” được thể hiện trong việc “cải tiến để tiếp tục đánh giá lạc quan về tạo dựng.” Do đó, nhiệm kỳ tổng thống Biden có thể đánh dấu một cơ hội mới, là người công giáo trong đời sống công cộng, ông “bác bỏ ý tưởng, chính trị là nghề cao quý sâu xa, là một hình thức mục vụ, một ơn gọi giáo dân. Biden là một trong những uy tín này, cuộc sống công cộng không phải là sân khấu, tôn giáo không phải là một tập hợp các quy tắc, và các khía cạnh nghịch lý của công giáo không thể được giải quyết bằng toán học bởi tác giả của các chiến binh văn hóa”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch