Tin rằng bạn đã đạt đến sự không thể phá hủy, để được giải thoát, để không thể bị phá hủy, để hiện hữu

112

Tin rằng bạn đã đạt đến sự không thể phá hủy, để được giải thoát, để không thể bị phá hủy, để hiện hữu

Bài tập 34

Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)

Vậy thì công cụ của đức tin là gì? Là la bàn. Đức tin hướng dẫn chúng ta khi chúng ta không thấy gì. Trong sương mù, đức tin chỉ cho chúng ta hướng đi đúng đắn. Khi đó sự xác quyết của đức tin rất lớn dù đức tin không thấy gì. Đức tin có sự đảm bảo của một cây kim mong manh và sự tin tưởng mù quáng mà chúng ta dành cho nó. Đức tin hướng dẫn chúng ta. Đức tin nhắm mắt làm mà không giải thích mọi chuyện cho chúng ta. Đó chẳng phải là đặc thù của quy trình nội tâm cho phép chúng ta “ghi công” cho ai đó hay cho cái gì đó sao?

Kafka, lại ông, cho biết trong câu châm ngôn 50, nghĩa vụ đi đến tận cùng của lòng tin tưởng này được khám phá theo cách khác. Vì vậy ông nói:

Tin có nghĩa là: giải phóng cái không thể phá hủy trong chính mình, hay chính xác hơn: giải phóng chính mình, hay chính xác hơn: để không thể bị, hay còn chính xác hơn: hiện hữu.

Đây là một cách rất hay để nhè nhẹ đến gần một thực tế không chắc chắn của chính nó! Không làm nó nghẹt thở, không khép kín nó lại với những lý thuyết ngớ ngẩn. Không. Bằng những nét chấm phá nhỏ, giống như người họa sĩ thêm vài nét ấn tượng đây đó trên bức tranh của ông, chêm xác tín này vào xác tín kia, điểm cô đọng này vào điểm cô đọng kia, giai đoạn này vào giai đoạn kia. Mỗi khi điều hiển nhiên được đặt ra thì nó thoát được giai đoạn sau.

Trong thời gian đầu, chúng ta quay trở lại ở giai đoạn khơi mào của “tin” : “giải phóng cái không thể phá hủy trong chính mình”. Phần không thể phá hủy tự nó là cốt yếu. Chúng ta đã biết điều đó. Nhưng để giới thiệu nó, dù như thế nào, trong thời gian thứ nhì, nó cần được giải phóng! Nó ở đó nhưng có thể vẫn bị chôn vùi. Bị chôn vùi như cá ở nước sâu, có thể không bao giờ trồi lên mặt nước – và như thế không bao giờ được biết đến.

Do đó, nó phải được giải phóng khỏi tình trạng ẩn giấu của mình. Làm thế nào để xóa sự xóa mờ này của nó? Chỉ có cách kéo nó ra khỏi nơi ẩn giấu ở vùng nước sâu của nó.

Giải phóng sự không thể phá hủy là giải phóng nội tâm, là giải phóng chính mình.

Ở bước thứ ba, Kafka cho chúng ta biết ý nghĩa của sự giải phóng nội tâm này. Đối với ông, nó là một cách để nói, tự do nội tâm là “không thể phá hủy”. Và ở bước thứ tư, không mơ hồ, Kafka khẳng định, “điều không thể phá hủy” và “hiện hữu” là tương đương nhau. “Hiện hữu” trọn vẹn, với trọn quyền, trong mọi chấp nhận của nó dẫn đến việc tin rằng bản thân là “không thể phá hủy” để được giải thoát khỏi những gì làm cho chúng ta trở nên tàn tạ, hủy hoại, mong manh và do đó giải phóng trong chúng ta sức mạnh đảm bảo chỉ đòi hỏi chúng ta mình ra khỏi mình. Tất cả phụ thuộc vào sức mạnh đáng kinh ngạc của việc tin. Nó cho phép chúng ta hiện hữu trọn vẹn với hết khả năng của mình – và do đó hợp nhất với các nguồn năng lượng không thể phá hủy của nó.

Nhưng chúng ta đừng bao giờ quên, những chuyện hiển nhiên này “vẫn thường xuyên bị che giấu”. Không phải là không tồn tại, bị quên mãi mãi hoặc không thể truy cập, mà chỉ đơn giản là “ẩn” với xác tín chúng thực sự là.

Đức tin là một sức mạnh giải thoát phi thường cho phép tôi có được một xác tín cốt yếu cho phần còn lại của cuộc đời tôi: có trong tôi, ở rất xa, thường bị che khuất, xa mắt nhưng rất gần trái tim, ẩn trong đáy lòng một phần không thể phá hủy.

Tôi có một phương sách cuối cùng. Tôi có thể dựa vào sự giúp đỡ thiết yếu này. Tôi tin nó. Tôi biết điều đó. Tôi có sự đảm bảo cuối cùng. Tôi giữ sợi dây cấp cứu trong tay. Nó căng ra,  nó có nguy cơ bị đứt. Nếu tôi giữ thì sợi dây níu tôi lại. Kết nối tôi với tảng đá không thể phá hủy của tôi.

Tảng đá vững chắc. Nó cho tôi một chút sự vững chắc của nó. Tôi biết điều này. Tôi tin điều này. Trong tôi có một cái cọc sâu thẳm mà một ngày, sau khi tìm tòi vô vọng, nó thoát ra, tận đáy, dưới lòng đất mềm, trong một tầng hầm của sự vững chắc không thể chê trách vào đâu được.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Kafka giúp chúng ta. Chúng ta xem ông như bậc thầy của đức tin. Ông mở đức tin ra như người ta mở một cái vỏ. Ông khám phá ra ở đó  những điều tương đương: sự không thể phá hủy này, là giải phóng bản thân, là hiện hữu. Chúng ta có thể nhìn đức tin dưới mọi góc độ, theo mọi cách có thể, phơi bày nó trước liều phóng xạ vô thần cực lớn, hoặc ngâm nó trong  hổ phách của một thuyết hữu thần không gỉ. Tuy nhiên, chúng ta không tìm thấy ở đó con bài, một trung tâm không thiêu hủy được, như khối Rubik được xoay lui xoay tới theo một kết hợp vô hạn. Không. Đối với tính cách không thể tiêu hủy, nó có thể khóa chặt chúng ta, nhưng cũng thêm vào đó một nhu cầu giải phóng – nhu cầu thoát ra, làm một bước bên cạnh, để vào nhịp.

Làm thế nào để nói rõ nhu cầu kép này: không thể phá hủy, giải phóng chính mình? Làm sao tôi có thể vừa tin vào sự vững chắc bất khả xâm phạm của mình, vừa không cần phải tách mình ra khỏi nó?

Giải phóng sự không thể phá hủy

Không có gì tự mình mà có. Không có gì hiển nhiên. Mọi thứ đều phải chinh phục. Và điều đáng kinh ngạc nhất trong tất cả là phải (làm thế nào? tất cả ở đó) để giải phóng niềm tin cốt yếu vào sự không thể phá hủy của chúng ta. Công việc này (vì đây là một công việc) là điều cần thiết. Điều này có nghĩa “pháo đài nội tâm” này không ở đó cố định, có thể tiếp cận ngay lập tức. Công việc của tâm hệ là giải phóng chúng ta khỏi nỗi sợ hãi bị mang đi, bị lung lay, bị là nạn nhân của tất cả những gì xảy ra. Do đó, có một sức mạnh trong tôi bảo vệ tôi khỏi những bập bềnh, neo giữ tôi trong sự tồn tại vĩnh viễn. Làm thế nào tôi có thể giải phóng sức mạnh này trong tôi? Trong thinh lặng của tầng sâu thẳm, tôi có thể làm gì để đến với sức mạnh này? Đứng trước các xúc cảm bất ngờ, khi mọi thứ dường như tầm phào, mờ dần, chẳng hứng thú, tôi có thể neo lại trong sự không thể tiêu hủy này không?

 Giải phóng bản thân khỏi điều không thể phá hủy

Và đồng thời, sự hài lòng với pháo đài nội tâm này là điều có hại, khi nó làm cho chúng ta tin chúng ta là toàn vẹn và mãi mãi không thể phá hủy. Một chuyện, là kết nối với mỏ neo trong chúng ta, một mỏ neo vững chắc và không thể phá hủy; chuyện khác, là chuyện nghĩ mình cực mạnh, hoàn toàn được che chở khỏi điều yếu đuối. Có một sự khiêm tốn khi biết mình xứng đáng được gắn vào tảng đá vững chắc và không thể phá hủy bên trong chúng ta. Có một niềm tự hào không đúng chỗ khi nghĩ rằng sự cực mạnh này không phải là một đức tính chúng ta được ban mà đức tính của chúng ta, đến từ một mình chúng ta. Và niềm tự hào này chính là “nguyên nhân của những căn bệnh hiểm nghèo nhất” mà Giáo phụ Cassien nói với chúng ta. Qua nó mọi đam mê lệch lạc phát triển: giận dữ, hung hăng, cứng lòng, phán xét, nói xấu, vu khống, ghen tị, tham lam. Nếu tôi là chính tôi và bởi chính tôi là không thể phá hủy, thì những người khác sẽ bị cho là có phẩm chất đạo đức nội tâm, đức tính thấp kém hơn. Làm thế nào để vượt qua cảm giác không thể phá hủy này? Làm sao tôi có thể luôn xem cái không thể phá hủy ở trong tôi và tôi không hẳn là không thể phá hủy được? Khi tôi có ấn tượng cực mạnh và làm tổn hại đến người khác, tôi có nên chất vấn về sự cực mạnh này, giảm nó lại không? Khi nào sức mạnh nội tâm bắt đầu (là điều tốt) và khi nào niềm tự hào (là một lỗi đạo đức) về sức mạnh bắt đầu?

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Đức tin? Một tin tưởng ẩn chứa trong một phần không thể phá hủy trong bản thân