Trật tự tốt trong tâm hồn là nhu cầu thiết yếu để chống lại đời sống nội tâm hỗn độn
Bài tập 26
Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)
Không ai có thể làm được chuyện này nếu không có nhu cầu nội tâm, cũng như bao la đến mức không thể: tin tưởng và làm cho người khác tin mình, được tin tưởng, triển khai một lòng tin tưởng sống chết với thế giới và những người mình yêu thương.
Thế giới nắm giữ chúng ta. Những người bạn yêu thương làm chúng ta sống. Làm thế nào để chấp nhận sống mà không có họ?
Những người thích tìm chữ hay ho để hoài nghi hoặc đùa với sự cần thiết này, cuối cùng họ sẽ mất quan điểm, rồi họ hài lòng với sự nhàm chán của mọi thứ và sự phẳng lặng của những suy nghĩ mớm sẵn. Triết gia Simone Weil nói rằng, họ không thấy “nhu cầu của trật tự”, có nghĩa là “nhu cầu đầu tiên của tâm hồn”.
Một trật tự tốt trong tâm hồn là nhu cầu thiết yếu để chống lại sự hỗn độn nội tâm, sự rối loạn của tồn tại và do đó chống lại việc liên quan đến cái chết và cái hỗn loạn được đưa vào tâm hồn chúng ta. Làm sao chúng ta lại không sáng suốt nhận ra những nhu cầu thiết yếu này để bám rễ và gắn bó, mở lòng ra với sức mạnh lớn hơn chính mình và để chào đón những nét đẹp bí ẩn vô hạn của thế giới?
Làm thế nào chúng ta lại không nhạy cảm với một trong những khoảnh khắc đặc biệt mà đôi khi khoảnh khắc này lướt nhẹ mà không bao giờ ở lại? Vì thế, một cách bất ngờ, trong một khoảnh khắc được chọn trong tất cả, lơ lửng trên tất cả, xuất hiện “giờ đẹp nhất, buổi sáng đẹp nhất đời mình”, câu nổi tiếng của Henri de Regnier, người tìm lại mình ở Venise, trong “ngôi vườn nhỏ dưới bầu trời nước Ý”.
Làm sao có được giây phút này, được chọn trong tất cả! Nếu không nhờ bài tập đẹp đẽ về việc điều chỉnh âm thoa thế giới và cách điều chỉnh tuyệt đẹp này cho sự “tinh tuyền thần thánh”, tránh xa bầu trời xám xịt.
Sự điều chỉnh kép này là sự tiếp xúc thường xuyên, một cuộc đấu tranh chống mọi sức mạnh nội tâm bị bùng nổ, bị phân tán vô ích. Có nên trang bị cho mình lòng dũng cảm, ngày qua ngày trau dồi để chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh nội tâm không ngừng hay đúng hơn là vứt trước các vũ khí, trong cuộc giải trừ vũ khí đơn phương, bỏ cái tôi nội tâm để có được yên tĩnh, nếu không thì chúng ta không tin vào một thế giới bên kia sao?
Và rồi, sau cùng, chỉ cần từ chối cuộc chiến với chính mình để được chiến thắng, thì đó sẽ là điều hoàn hảo. Nếu chỉ cần đẩy xa nhất có thể những gì chúng ta không biết về mình, xem thường ngọn gió thần thánh thổi để đi tìm hạnh phúc, thì thật là hoàn hảo. Nếu chỉ cần từ chối những ràng buộc thiêng liêng để không còn ràng buộc nào, bứt đồ che mắt, bứt áo nịt ngực bó chặt nghẹt thở thì tôi sẽ là người đầu tiên nói mình “vô thần”.
Nếu Chúa là tên gọi khác của sự áp bức thiêng liêng và của khái niệm tự đóng băng, của những lập luận quyền lực được thổi bùng lên như những cái chùy và bất công được giáo điều hóa, thì, giống như Justin Naplouse ở thế kỷ thứ nhì, “tôi là người vô thần của những vị thần giả danh này”.
Một liều lượng vô thần hợp lý là liều thuốc giải độc cần thiết cho tất cả các tín ngưỡng khi các tín ngưỡng này tự khép mình, khi nhựa sống không còn trỗi dậy trong cơ thể sinh vật, khi gỗ xanh trở thành gỗ chết, cứng như đá.
Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng
Những ràng buộc thiêng liêng là ở đó. Chúng ta phải đối diện với chúng. Đừng quên chúng. Nếu không, chúng sẽ tạo trên chúng ta một ràng buộc mà chúng ta không thể chịu đựng nổi, chúng có thể đi xa đến mức làm chúng ta điên, làm chúng ta quên chính mình hoặc quên người khác. Có nhiều người phớt lờ nó và họ phải phải gánh chịu hậu quả suốt đời. Chúng ta hãy nhớ đến khôn ngoan minh triết của các Giáo phụ Sa mạc.
Một trong các Giáo phụ nói, nếu chúng ta có chiếc rương chứa đầy quần áo và sau một thời gian dài không mở ra thì khi mở ra quần áo bên trong đã bị mục nát. Cũng vậy với các suy nghĩ của trái tim. Nếu chúng ta không phát huy tác dụng của chúng, về lâu về dài chúng sẽ hư hỏng và càng ngày càng thành xấu.
Vậy phải làm gì? Làm thế nào để xem trọng các ràng buộc này? Làm thế nào, như môn đấu vật của người Nhật, biến sự ràng buộc này thành sức lực cho chính mình?
Đời sống thiêng liêng là một ràng buộc cần thiết
Ràng buộc về trật tự, ngăn nắp, thường xuyên sắp xếp, thông thoáng, kiểm kê và nhiều thứ khác. Triết gia Simone Weil nói, tâm hồn có những nhu cầu, trong đó có nhu cầu trật tự và nhu cầu bám vào gốc rễ. Vậy mà ngày nay, chúng không được xem trọng. Thời nào mới thuận cho cuộc sống tâm trí để chúng ta phải trau dồi nó? Làm thế nào để giải thích sự thai nghén không ngừng này trong tôi, để có một tâm trí hoạt động và làm việc cho chính tôi? Tại sao không viết lên? Tại sao không nói với những người có cùng mối quan tâm thiêng liêng?
Vệ sinh thiêng liêng là một điều cần thiết tốt đẹp
Tôi phải chăm sóc cơ thể của tôi, dù thể thao thường là chuyện không vui – nhất là lúc bắt đầu, khi “bạn phải đi”. Sự cần thiết này được xây dựng như vậy, thường trở thành một niềm vui của ý chí, một cách tốt hơn với bản thân, một đóng góp cho sức khỏe của cơ thể và tinh thần. Nó có những ràng buộc, những hạn chế, những lúc phải chú tâm. Và hơn nữa, nó cho chúng ta đến được với nét đẹp thiêng liêng ở bất cứ đâu có sự hiện diện của cái đẹp. Môn thể thao tinh thần nhau có là một ràng buộc đối với tôi không? Tôi có niềm vui nào khi làm? Niềm vui này rồi có phát triển trong tôi ý nghĩa sâu đậm của nét đẹp không? Nếu không được như vậy thì tại sao?
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Hãy đi về phía các phiêu lưu, không xa bản thân của mình nhưng xa trong chính mình