Một sự gián đoạn đáng chào đón
Bình luận quyển sách mới nhất của tác giả John Cornwell, Giáo hội, bị gián đoạn (Church, Interrupted)
international.la-croix.com, Austen Ivereigh, 2021-03-13
Một quyển sách mới về triều giáo hoàng Đức Phanxicô luôn có lợi thế là cập nhật nhiều chuyện hơn các quyển sách trước, và tác giả John Cornwell đã len lỏi giữa thượng hội đồng về vùng Amazon cho đến quyển “Đức Phanxicô thời coronavirus” (Francis in the Time of Coronavirus).
Tuy nhiên, dù phạm vi và tầm mức rộng lớn của nó, tài năng của một phóng viên kỳ cựu của Giáo hội mang lại cho một quyển sách như thế đã không tìm cách giới thiệu một cách có hệ thống trình tự thời gian những năm triều giáo hoàng của ngài. Nó quá nhạy cảm, cá nhân, trật nhịp và dính đến cảm xúc chen vào, nhưng như thế lại là sức mạnh của quyển sách.
Ở phần đầu, phần cuối và rải rác suốt quyển sách, nhà văn người Anh, học giả của đại học Cambridge chia sẻ câu chuyện về mối quan hệ mãnh liệt nhưng đau đớn của ông với đạo công giáo thời thơ ấu, và sau này là sự lạnh lùng với niềm tin vào giáo hội của ông.
Tác giả Cornwell kinh hoàng trước những vụ bê bối lạm dụng và văn hóa áp bức của giáo hội – như ông đã thấy – trong những năm của Đức Gioan-Phaolô II. Sau khi tìm thấy rất ít hy vọng ở triều giáo hoàng Bênêđictô, ông đã ngạc nhiên trong “khoảnh khắc ân sủng” của chiều bầu chọn Đức Phanxicô tháng 3 năm 2013.
Cornwell nhìn thấy ở vị giáo hoàng mới này “khả năng của những khởi đầu mới… cho toàn thể Giáo hội, người giữ đạo cũng như người lầm lỗi, người lỗi thời. Vì thế quyển sách này, một khám phá của giây phút ân sủng, điều mà tác giả Cornwell mô tả như một sự “gián đoạn” đáng hoan nghênh trong tiến trình dường như Giáo hội muốn đi theo.
Dĩ nhiên tiền đề là sự gián đoạn: tình yêu tác giả với Đức Phanxicô và sự ác cảm của ông với Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI, một phần được giải thích qua câu chuyện của cuộc đời nhà văn.
Bắt đầu từ thời thơ ấu của tầng lớp công nhân người Ai-len ở khu vực East End, London đến tiểu chủng viện, một học viện trước công đồng, ông bỏ con đường đào tạo linh mục và đi theo chủ nghĩa tự do bất khả tri, hành nghề nhà báo tại một tờ báo quốc gia.
Sau khi kết hôn với một người công giáo, đức tin của ông được nhen nhúm lại, nhưng “không có chuyện quay về Giáo hội của những xác tín như đinh đóng cột, của sự chính đáng và chân lý tối thượng.” Công giáo trở thành chủ đề trong các bài báo của ông.
Quyển sách về công giáo đầu tiên của ông là thành quả của một viên chức Vatican nhờ ông điều tra câu chuyện có thật về cách mà Đức Gioan-Phaolô I đã phải kết thúc đời sống của mình chỉ sau vài tuần làm giáo hoàng năm 1978.
Người kẻ trộm trong đêm (A Thief in the Night) xuất bản năm 1989 lật tẩy những thuyết âm mưu xấu xa nhất chung quanh việc ĐứcAlbino Luciani (Đức Gioan-Phaolô I) qua đời không đúng lúc, quyển sách này được xem như tiểu thuyết trinh thám. Nhưng một quyển sách thành công và làm hài lòng những người xử lý ở Vatican của Cornwell.
Với những cánh cửa mở ra ở Rôma, tác giả Cornwell đã có thể xây dựng sự nghiệp từ những quyển sách bảo vệ Giáo hội. Nhưng dự án tiếp theo của ông được Vatican chứng thực, để chống những tuyên bố cho rằng Đức Piô XII, Eugenio Pacelli, là người có thiện cảm với Đức Quốc xã, đã làm cho ông đi theo một hướng ngược lại.
Được đặc quyền truy cập vào các tài liệu mới mở về việc phong chân phước và sự nghiệp ngoại giao của Đức Eugenio Pacelli, Cornwell nói rằng ông đã vấp phải “một hoàn cảnh mà tôi thấy có vẻ còn tồi tệ hơn các hậu quả của nó, chứng minh hoàn toàn cho tựa của quyển sách, Giáo hoàng của Hitler (Hitler’s Pope).”
Ông đã xuất bản quyển sách vàng: một tường thuật hấp dẫn về việc giáo hoàng không lên tiếng chống lại Đức Quốc xã dựa trên tài liệu chính của Vatican mà chưa ai vào thời đó được tiếp cận.
Giáo hoàng của Hitler đã làm rúng động cả Vatican – Tác giả Cornwell trớ trêu nhớ lại, “tôi dường như hoàn thành vai trò ‘người bênh vực cho ma quỷ’, điều mà Đức Gioan-Phaolô II đã bãi bỏ để xúc tiến hàng loạt các vị thánh mới” – và gây ra một trận sạt lở các luận điểm học thuật về sự hợp tác của đạo công giáo với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa bài Do Thái.”
Một số người cho rằng phản ứng tạo ra một câu chuyện phản-thần thoại thậm chí còn khó hiểu hơn so với phiên bản chính thức.
Nhưng tác giả Cornwell bảo vệ luận cứ của mình, khẳng định các bài báo và sách “mang tính học thuật nghiêm túc” này là một sự cải tiến cho hào quang thánh.
Nơi ngày trước ông đã từng xiên giáo hoàng Ba Lan, bây giờ ông cầm xiên để bảo vệ giáo hoàng Argentina khỏi những lời chỉ trích không thương tiếc ngài, Vỡ niềm tin (Breaking Faith, 2001) và Triều giáo hoàng Mùa đông (The Pontiff in Winter, 2004) đã có tính cách tàn phá trong các bản cáo trạng của chúng về tham nhũng và thất bại trong những năm của Đức Gioan-Phaolô II. Chúng là luận cứ cực mạnh cho việc cáo buộc, những tiết lộ kể từ năm 2005 phần lớn đã được chứng minh, nhưng có một điểm lợi thế cho ‘tôi tố cáo’ (j’accuse) của Cornwell, một sự giận dữ và khinh thường hầu như khó ngụy trang, điều này có thể được giải thích một phần qua các quyển sách gần đây hơn, nhất là quyển Nam Chủng sinh (Seminary Boy, 2006) và Phòng Đen tối: Câu chuyện Bí mật của tòa Giải tội (The Dark Box: A Secret History of Confession, 2014).
Trong những quyển sách này, Cornwell nói lên nỗi đau khổ của mình trước sự pha trộn độc hại của tình dục, tội lỗi và sự lạm dụng trong văn hóa Giáo hội mà ông trải qua khi còn trẻ.
Đó là khía cạnh trong đoạn cuối của quyển sách Giáo hội bị gián đoạn. Theo ông, triều Giáo hoàng của Đức Gioan-Phaolô II đã “khuyến khích một cuộc áp bức nhằm khôi phục lại chu kỳ tội lỗi của những năm trước đó.”
Trong quyển Vỡ niềm tin, tác giả Cornwell mơ một giáo hoàng không ngừng mắng mỏ, lên án tội lỗi và sự sai trái của thế giới, khao khát một mục tử ở địa vị “hàn gắn niềm tin tan vỡ của Giáo hội chúng ta” và thấy “nơi người tội lỗi, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người bất đồng chính kiến, những người bị nản lòng” cần được yêu thương và hội nhập.
Phanxicô đã thực hiện được hy vọng đó. Quyển Giáo hội, bị gián đoạn là tấm gương đối lập với quyển Triều giáo hoàng Mùa đông.
Những hành động lên án man rợ nhường chỗ cho sự thán phục và lòng xúc cảm yêu mến. Nơi ông đã từng xiên giáo hoàng Ba Lan, bây giờ ông cầm xiên để bảo vệ giáo hoàng Argentina khỏi những lời chỉ trích không thương tiếc ngài.
Một số dòng chữ sắc bén nhất ông dành cho những vận động hành lang chống-Đức Phanxicô, những người mà những lời chỉ trích phức tạp, mâu thuẫn cho thấy tính xấu của họ.
Tác giả Cornwell viết: “Đức Phanxicô có thể không thắng, có thể không cho phép mình thắng, dù ngài làm gì hoặc nói gì, hoặc dù ngài không làm gì hoặc không nói gì”, trong những gì có thể xem như một mô tả đầy đủ về Chúa Giêsu và những người pharisêu.
Chúng ta lưu ý, nhiều người chỉ trích Đức Phanxicô là những người đi tìm một lời khẳng định mạnh mẽ hơn về các mối quan tâm đạo đức cụ thể, tác giả Cornwell quan sát thấy đặc điểm gây chú ý này nơi những người bảo thủ tấn công, “rằng việc mở rộng mối quan tâm đạo đức của Đức Phanxicô về các vấn đề bị bỏ quên, có nghĩa là rẫy bỏ người khác, cho dù có những liên hệ song song sâu sắc khác.”
Vì thế, chẳng hạn việc giáo hoàng lên án án tử hình và vũ khí hạt nhân được dùng làm bằng chứng để tuyên bố (một cách vô lý) rằng ngài mềm mỏng trong việc phá thai, điều này làm cho tác giả nhớ lại câu chuyện buồn cười về người mẹ mua cho con trai mình hai chiếc cà vạt nhân ngày sinh nhật của con. Khi thấy con mình mang chiếc này, bà nói: “Vậy con không thích chiếc kia à?”
Giáo hội bị gián đoạn có hai mươi bốn chương ngắn, mỗi chương có độ dài bằng một bài báo của trang Commonweal, đưa ra “những cảm nhận về các sáng kiến và sáng kiến chính của Đức Phanxicô về các sự kiện.”
Đó là lối nói nhát gừng phù hợp với biệt tài ngắn gọn sắc bén và thuật ngữ pháp y của ông. Mỗi bài ngắn cung cấp đủ thông tin cơ bản để độc giả hiểu được tầm quan trọng của “sự gián đoạn” của Đức Phanxicô, sau đó ông tập trung vào những câu chuyện và giai thoại chính để minh họa cho sự ra đi.
Ông làm cho quyển sách dễ đọc và dễ tiếp cận, và, đối với những người ngoài cuộc tò mò về hiệu ứng Phanxicô, ông có lời giới thiệu tuyệt vời về trọng tâm của điều làm cho triều giáo hoàng này trở nên phi thường.
Có lẽ chương hay nhất là về những chuyện ngồi lê, ngài nhắc đi nhắc lại, đây là tật xấu phải nhổ ra khỏi Vatican – và ngài có lý.
Bầu khí ở Rôma “khi nào cũng như một chiều chúa nhật”, nơi mà “địa hình tạo một tách biệt như nhà kính trồng cây, một cung điện khép kín với đa số là những người độc thân sống lênh đênh phiêu bạt với thế giới thực.”
Tác giả Cornwell rất vui khi thấy Đức Phanxicô là giáo hoàng đầu tiên “dẹp bỏ được những lời nói ngoa ngoắt ác ý của các giám chức La Mã”, những người mà tính yếm thế và thiếu bác ái đã ăn mòn sứ mệnh của Giáo hội.
Chương nói về Trung quốc mà dường như Đức Phanxicô không nói gì công khai, nhưng lại là trọng tâm chính trong hoạt động ngoại giao của ngài là chương phức tạp nhất.
Thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh về việc đề cử giám mục đã bị chỉ trích nặng nề từ mọi phía – đặc biệt là Tổng giám mục danh dự của Hồng Kông, hồng y Joseph Zen, và cựu thống đốc người Anh của hòn đảo, Lord Christopher Patten – nhưng Cornwell coi đó là một canh bạc cần thiết, một nỗ lực táo bạo nhằm chấm dứt tình trạng mà chính phủ Trung Quốc đang chia rẽ và cai trị Giáo hội.
Tuy nhiên, đôi khi hình thức của quyển sách hạn chế tác giả Cornwell vào một bản tóm tắt hiệu quả nhưng không thấu triệt: như về Thông điệp Chúc Tụng Chúa Laudato si ‘, tác giả không truyền bá điểm chính xác của thông điệp.
Về phụ nữ trong Giáo hội, tác giả xem Đức Phanxicô là nhà sáng tạo khi ngài có những “thay đổi nổi bật”, nhưng khi giải thích lý do vì sao giáo hoàng không tiến xa hơn trong việc phong chức phụ nữ, tác giả lặp lại công thức cũ, cho rằng ngài là người của nơi chốn và của thời đại ngài. (Nếu tác giả Cornwell nghĩ rằng Đức Phanxicô đã rụt rè hoặc đi lui thì ông nên nói như vậy thay vì cho rằng ngài là người Argentina chủ trương đàn ông là thế mạnh, “machismo”).
Đôi khi nghiên cứu còn hời hợt: khi Đức Phanxicô nói, phụ nữ là “quả dâu trên chiếc bánh ga-tô” của thần học, thì đó là lời than phiền có quá ít phụ nữ trong Ủy ban Thần học Quốc tế, đến nỗi sự hiện diện của họ chỉ mang tính tượng trưng.
Mục đích của sự duy trì các phân cực trong căng thẳng là tìm sự phân giải chúng trên một bình diện cao hơn
Đây là những điểm thiếu sót nhẹ, nhưng trong một trường hợp quan trọng, tác giả đã trình bày sai một nguyên lý chính trong tư duy của Đức Phanxicô.
Một trong những câu chuyện quan trọng của quyển sách là những gì tác giả mô tả như “một đặc điểm nhất quán trong triều giáo hoàng của ngài: khả năng duy trì các mặt đối lập trong căng thẳng, nhiều nghịch lý của ngài làm phát sinh các rối loạn.”
Chủ đề xuất hiện trong nhiều chương: đó là về Trung quốc, “thỏa thuận của của ngài với chính quyền về việc đề cử các giám mục là một ví dụ khác của khả năng ngài duy trì các chống đối trong căng thẳng và đi tới bằng cách gián đoạn.” Nhưng ý tưởng không bao giờ được giải thích một cách chính xác, và dường như bị xóa mờ nhiều hơn là tiết lộ.
Dĩ nhiên, Đức Phanxicô cũng như các nhà lãnh đạo giỏi, nhưng ngài ở mức độ ngoại hạng, ngài có thể lèo lái trong căng thẳng và xung đột. Và cũng đúng khi ngài triển khai lý thuyết các phân cực tích cực của thần học gia Romano Guardini theo phương pháp quản trị và phân định.
Cũng như tác giả Massimo Borgh đã cho thấy trong quyển Suy nghĩ của Giáo hoàng Phanxicô (The Mind of Pope Francis) và cũng như ngài giải thích rõ trong quyển sách Hãy để chúng ta mơ (Let Us Dream) ý tưởng duy trì các thái cực trong căng thẳng giấu đằng sau sự nhấn mạnh về tính đồng nghị, một đặc điểm đánh dấu triều giáo hoàng này.
Nhưng đây không chỉ là vấn đề chứa đựng những mặt đối lập trong căng thẳng, lại càng không phải cố gắng làm gián đoạn hoặc làm xáo trộn khi làm như vậy.
Mục đích duy trì các đối cực trong căng thẳng là tìm kiếm giải quyết chúng ở một bình diện cao hơn – qua việc để Chúa Thánh Thần tạo ra một cách nhìn mới để hòa giải sự đối lập bằng siêu việt.
Trong tài liệu Querida Amazonia, và một cách rõ ràng trong quyển sách Hãy để chúng ta mơ, ngài dùng ẩn dụ “tràn” để mô tả hành động này của Chúa Thánh Thần, trong bối cảnh của các thượng hội đồng đưa ra con đường để đi theo.
Không nắm bắt được điểm này làm cho tác giả Cornwell hiểu sai về Tông huấn Niềm vui Yêu thương Amoris laetitia, “được viết để dẫn đến những kết luận có khả năng trái ngược nhau cùng một lúc”, một ví dụ cổ điển, mà theo tác giả, “thêm một lần nữa, Đức Phanxicô giữ hai mặt đối lập trong căng thẳng mà không giải quyết được.”
Tuy nhiên, dù người ta có thể nghĩ gì về điều này, đối với Đức Phanxicô, Tông huấn Niềm vui Yêu thương phản ánh quyết tâm của thượng hội đồng năm 2015: rằng vấn đề rước lễ cho các cặp vợ chồng ly dị được giải quyết theo một cách khác khi áp dụng luật, chú tâm đến chức năng của ân sủng trong cuộc sống cụ thể của các cá nhân.
Do đó, vấn đề không còn là vấn đề luật Giáo hội nên hay không nên, cấm hay không cấm, mà là vấn đề được các cặp vợ chồng và mục tử của họ phân biệt dựa trên câu chuyện riêng của họ – như tác giả Cornwell tiếp tục giải thích khá đúng.
Điều này quan trọng vì quá dễ dàng để nuôi dưỡng một trong các hoang tưởng chống-Đức Phanxicô, rằng ngài “mơ hồ” về mặt chiến lược, thực hiện một kế hoạch quanh co nhằm đảo ngược mọi thứ trong khi dường như ngài làm ngược lại. (Ví dụ, trong quyển sách Để thay đổi Giáo hội, To Change the Church, của Ross Douthat, tác giả bật mí câu chuyện thần thoại này). Đó là hiểu sai những gì mà các tu sĩ Dòng Tên gọi là “điểm chung của phân định tông đồ.”
Người ta có thể duy trì các khác biệt trong căng thẳng khi tìm kiếm sự soi sáng hoặc định hướng như một phần của quá trình phân định, như đã xảy ra trong các thượng hội đồng về một số vấn đề gây tranh cãi. Nhưng đây là một việc làm bị hạn chế trong thời gian. Hoặc sẽ có giải pháp qua “tràn ngập”, như trong trường hợp Thượng hội đồng về Gia đình, hoặc các khác biệt sẽ trở nên khó khăn và phân cực, như đã xảy ra tại Thượng hội đồng vùng Amazon về vấn đề phong chức cho các ông đã lập gia đình. Trong trường hợp sau này, khi Đức Phanxicô không thấy “tràn”, ngài không thể có giải pháp hoặc không thể đi tới, ít nhất là trong ngắn hạn.
Nếu không phải các đối cực trong căng thẳng của Đức Phanxicô đã “làm gián đoạn”, điều mà tác giả Cornwell đã từng xem là đường lối bình thường của Giáo hội, thì ngài đã làm gì? Đâu là điểm nghỉ? Vì như tác giả Cornwell nói, không phải vì Đức Phanxicô đã suy yếu hoặc tách khỏi huấn quyền của Giáo hội.
Câu trả lời phải nằm trong việc giáo hoàng hoàn tựu trong Tin Mừng. Nhưng ở phần nào? Theo tác giả Cornwell, điều mà ông gọi là “sự thận trọng táo bạo” của giáo hoàng, “lời khuyên theo tinh thần kitô giáo, nhất quán trong thận trọng và nhân từ, nhận biết sự yếu đuối của con người: cách thế của con người chúng ta”.
Đó là lòng thương xót dịu dàng của Chúa – yêu thương chúng ta dù chúng ta như thế nào – mà tác giả Cornwell đã muốn nhìn thấy nơi người kế vị Thánh Phêrô và khi thấy được như vậy, ông có thể hy vọng thêm một lần nữa.
Giáo hội, bị gián đoạn. Tàn phá và Hy vọng: Cuộc nổi dậy dịu dàng của Đức Phanxicô
Church, Interrupte. Havoc & Hope: The Tender Revolt of Pope Francis. John Cornwell
Austen Ivereigh là nhà báo thường xuyên đóng góp cho trang Commonweal và là thành viên trong Lịch sử Giáo hội Đương đại tại Hội trường Campion do Dòng Tên điều hành tại Đại học Oxford. Quyển sách gần đây nhất của ông là Hãy để chúng ta ước mơ: Con đường dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn (Let Us Dream: A Path to a Better World, Simon & Schuster).
Marta An Nguyễn dịch