Trước các đại sứ, Đức Phanxicô lo ngại về “cuộc khủng hoảng của các giá trị dân chủ”
croix.com, Loup Besmond de Senneville, 2021-02-08
Ngày thứ hai 8 tháng 2, trong một bài phát biểu đặc biệt mạnh mẽ gởi đến các đại sứ ủy nhiệm tại Tòa Thánh, Đức Phanxicô lên tiếng báo động về sự ra đời của một “cuộc khủng hoảng chính trị” ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới vì đại dịch.
Đức Phanxicô trong buổi tiếp các đại sứ của Tòa Thánh. HANDOUT / AFP
“Một trong những yếu tố tiêu biểu của cuộc khủng hoảng là sự gia tăng các cuộc đối đầu chính trị.” Trong một bài phát biểu với một sức mạnh đặc biệt, vào cuối một năm được đánh dấu bởi đại dịch toàn cầu, và không ai có thể đoán trước được khi nào sẽ xong, trước các đại sứ ủy nhiệm tại Tòa Thánh, Đức Phanxicô bày tỏ sự lo ngại của ngài về việc gia tăng các “đụng độ chính trị” phát sinh từ cuộc khủng hoảng sức khỏe.
Trong bài phát biểu dài gần một giờ, ngài đã triển khai phân tích của mình về cuộc khủng hoảng – sức khỏe, kinh tế và môi trường -, ngài phác thảo một cái nhìn đen tối, kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới nghiêm túc xem xét “khó khăn, nhưng không có nghĩa là không có khả năng để tìm kiếm giải pháp chung, chia sẻ các vấn đề đang tác động đến hành tinh chúng ta.” Theo ngài, bởi vì thực sự thế giới đang trải qua một “cuộc khủng hoảng giá trị dân chủ.”
Ngài khẳng định: “Đây là xu hướng mà chúng ta thấy từ trước, theo đó, cuộc khủng hoảng chính trị này “sâu đậm hơn các khủng hoảng khác.”
Dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh hiện nay, Đức Phanxicô đã đi xa khi dùng những từ ngữ mà Đức Piô XII đã nói trong thông điệp của ngài trong ngày Lễ Giáng Sinh năm 1944, và vẫn còn nổi tiếng. Đức Piô XII đã khẳng định: “Bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về các bổn phận và hy sinh được đặt lên; không bị buộc phải tuân theo mà chưa đồng ý: đó là hai quyền công dân, được thấy trong nền dân chủ, như diễn tả của chúng trong tên gọi.”
“Đối thoại với mọi người, hòa bình, xây dựng và tôn trọng”
Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Tiến trình dân chủ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục con đường đối thoại với mọi người không trừ ai, hòa bình, xây dựng và tôn trọng giữa mọi người trong xã hội dân sự, ở mỗi thành phố, ở mỗi quốc gia”. Đây không phải là lần đầu tiên ngài lên tiếng báo động về sự nổi dậy của chủ nghĩa dân túy hoặc sự suy yếu của một số quyền, nhưng khi nói chuyện với các đại sứ, những lời của ngài có một tiếng vang đặc biệt.
Ngài cũng đề cập đến trường hợp của Miến Điện, nơi ngài đã đến thăm năm 2017, và chính phủ dân sự đã bị quân đội đảo chánh ngày 1 tháng 2. Như ngài đã lên tiếng vào ngày chúa nhật 7 tháng 2 trong giờ Kinh Truyền Tin, ngài quan tâm đến vận mệnh của đất nước, và kêu gọi trả tự do cho các nhà lãnh đạo chính trị đang bị giam giữ.
Lời kêu gọi báo động của Đức Phanxicô đưa ra không chỉ liên quan đến các quốc gia thường được xem là mong manh về mặt chính trị, mà còn cả những quốc gia có “truyền thống dân chủ lâu đời.” Vì thế ngài kêu gọi phải luôn tìm lợi ích chung: “Sự phát triển của một lương tâm dân chủ đòi hỏi chúng ta phải vượt ra khỏi những khuynh hướng cá nhân thái quá và tôn trọng pháp quyền thắng thế”.
“Có quá nhiều súng trên thế giới”
Đức Phanxicô nói thêm: “Với tình trạng có quá nhiều súng trên thế giới, các nhà lãnh đạo không nên ngần ngại khi tiến hành cải cách. Chúng ta không nên sợ hãi trước cải cách, ngay cả khi đòi hỏi phải hy sinh và thường là phải thay đổi tâm lý”, ngài cẩn thận nói thêm, ngay cả Tòa Thánh và Giáo triều cũng không không thoát lô-gích này.
Nhưng theo Đức Phanxicô, sự đe dọa chung này đối với nền dân chủ không chỉ ảnh hưởng rộng đến các quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các tổ chức quốc tế. Vào tháng 9, trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Đức Phanxicô đã xin cứu chủ nghĩa đa phương, hôm nay ngài nhấn mạnh trước mặt các đại sứ. Thêm một lần nữa, ngài cho rằng hiệu quả của các thực thể này đã bị “tổn hại” trong khi sứ mệnh của họ vẫn là “thúc đẩy hòa bình và phát triển trên cơ sở luật pháp chứ không phải theo luật của người mạnh nhất”.
Tuy nhiên ngài khuyến khích các tổ chức tiếp tục nỗ lực giải trừ vũ khí, kể cả các “vũ khí quy ước.” Ngài lập lại trước các đại sứ: “Có quá nhiều vũ khí trên thế giới. Nỗ lực trong lãnh vực giải trừ quân bị và không bành trướng vũ khí hạt nhân phải được đẩy mạnh bất chấp những khó khăn và kháng cự.”
Đứng trước tình trạng này, ngài kêu gọi các nước trên thế giới phản ứng kịp thời, không chỉ về mặt chính trị mà còn rộng rãi hơn. Ngài nói: “Các đại sứ thân mến, năm 2021 là thời gian không nên đánh mất. Cũng như vắc-xin, tình huynh đệ và hy vọng là phương thuốc mà thế giới ngày nay cần”.
Các mong chờ của Đức Phanxicô cho năm 2021
Trong bài phát biểu của mình, Đức Phanxicô đề cập đến một số mốc quốc tế sắp đến, đặc biệt quan trọng với ngài.
Chuyến đi Iraq, từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3, sẽ là chuyến tông du nước ngoài sau 15 tháng. Một cơ hội để đào sâu các “mối quan hệ giữa các tôn giáo khác nhau”.
Cuộc họp Cop26 tại Glasgow vào tháng 11, phải làm sao có một “thỏa thuận hiệu quả để đối diện với những hậu quả của biến đổi khí hậu.”
Việc đàm phán hiệp ước mới của Liên minh châu Âu về di cư và tị nạn, do Ủy ban châu Âu đề xuất vào tháng 9 năm 2020, cũng đang được Tòa thánh đặc biệt mong chờ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Đức Phanxicô dưới mắt các đại sứ tại Tòa Thánh