Hai mươi câu trích để hiểu “Một thời để thay đổi”
cath.ch, I. Media, 2020-11-25
Trong quyển sách mới nhất “Một thời để thay đổi”, Đức Phanxicô viết với nhà báo người Anh Austen Ivereigh, ngài đề cập đến nhiều vấn đề xã hội và giáo hội. Coronavirus, vị trí phụ nữ, phá thai, lạm dụng, và cả vấn đề người Duy Ngô Nhĩ … Hãng tin I. Media chọn 20 câu trích dẫn chính.
1- Giáo hội đối diện với cách ly
“Tôi thực sự ấn tượng với cách mà rất nhiều người trong Giáo hội phản ứng trước đại dịch khi đi tìm những hình thức gần gũi mới với mọi người mà vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội […]. Đây là thời kỳ Giáo hội buộc phải chia cắt, nhưng cũng là thời điểm chúng ta có thể đến với nhau theo những cách mới mẻ và sáng tạo với tư cách là con dân của Chúa”.
2- Chống lại phân biệt chủng tộc và tâm lý loại trừ
“Chúa Giêsu thách thức tâm lý mà trong trường hợp xấu nhất dẫn đến việc dùng các thuật ngữ phân biệt chủng tộc, điều này là xem thường những người không thuộc vào một nhóm đặc biệt, mô tả người di cư như mối đe dọa và dựng lên các bức tường để thống trị và loại trừ”.
3- Tìm hiểu thu nhập cơ bản chung
“Tôi nghĩ đã đến lúc phải tìm hiểu các khái niệm như Thu nhập cơ bản chung (UBI), còn được gọi là thuế thu nhập âm (INR): một chi trả khoán một lần, vô điều kiện cho mọi công dân, có thể được thanh toán qua hệ thống thuế”.
4- Tình trạng bấp bênh của những người bị bứng gốc rễ
“Tôi lo ngại về một loại hình thức văn hóa truyền thông tìm cách nhổ tận gốc những người trẻ nhất ra khỏi truyền thống phong phú nhất của họ, tước bỏ di sản lịch sử, văn hóa và tôn giáo của họ. Một người bị nhổ gốc rễ rất dễ bị chi phối”.
5- Văn hóa sự sống
“Nếu bạn nghĩ rằng phá thai, an tử và án tử hình là những chuyện chấp nhận được, trái tim bạn sẽ khó lo lắng cho việc làm ô nhiễm các dòng sông và phá hủy rừng nhiệt đới.”
6- Từ chối cuộc sống sắp đến và người nhập cư
“Với việc phá thai cũng như việc đóng cửa biên giới, chúng ta từ chối sự điều chỉnh lại các ưu tiên của mình, hy sinh mạng sống con người để bảo vệ an ninh kinh tế hay để xoa dịu nỗi sợ hãi, tránh làm cha mẹ vì sợ gián đoạn cuộc sống của mình. […] Tôi thường tự đặt cho mình hai câu hỏi: loại bỏ một mạng sống để giải quyết một vấn đề có đúng không? Thuê một kẻ sát nhân để giải quyết một vấn đề có đúng không?”
7- Nét đẹp của tính đồng nghị
“Trong năng động của thượng hội đồng, các khác biệt được thể hiện và mài dũa cho đến khi có được đồng thuận, nếu không thì cũng phải có một thỏa thuận, ít nhất là một hài hòa giữ được các sắc thái tốt đẹp của những khác biệt của nó. Đây là trường hợp của âm nhạc: bảy nốt với các nốt thăng nốt trầm, chúng ta tạo một bản hòa âm làm nổi bật nét đặc trưng của mỗi nốt. Đây chính là nét đẹp của nó: sự hài hòa có thể là kết quả của những chuyện phức tạp, phong phú và bất ngờ. Trong Giáo hội, chính Chúa Thánh Thần là Đấng tạo nên sự hòa hợp này”.
8- Các lạm dụng trong các cộng đồng hậu Vatican II
“Trong lịch sử Giáo Hội, luôn có những nhóm theo tà giáo, vì bị cám dỗ kiêu ngạo, cho mình cao hơn Nhiệm Thể Chúa Kitô. Kể từ Công đồng Vatican II (1962-1965), vào thời đại chúng ta, chúng ta đã có những hệ tư tưởng cách mạng, sau đó là những hệ tư tưởng duy tân. Trong mọi trường hợp, điều đặc trưng của họ là sự cứng nhắc. […] Đằng sau mỗi nhóm tìm cách áp đặt ý thức hệ của mình lên Giáo hội, chúng ta nhận thấy họ có sự cứng nhắc giống nhau. Không sớm thì muộn sẽ có một tiết lộ gây sốc về tình dục, tiền bạc và kiểm soát lương tâm.”
9- Phụ nữ và chủ nghĩa giáo quyền
“Có lẽ vì chủ nghĩa giáo quyền, sự băng hoại của chức tư tế, nên nhiều người lầm tưởng ban lãnh đạo Giáo hội chỉ là nam giới. Nhưng nếu chúng ta đến bất kỳ giáo phận nào trên thế giới, chúng ta sẽ thấy phụ nữ điều hành các cơ sở, trường học, bệnh viện, nhiều cơ quan, nhiều chương trình khác nhau […]. Nói rằng họ không thực sự cai trị vì họ không phải là linh mục, đó là giáo quyền và thiếu tôn trọng”.
10- Bảo vệ khỏi tất cả các loại vi rút
“Chúng ta hãy nhìn vào tình trạng của chúng ta bây giờ: chúng ta mang khẩu trang để bảo vệ bản thân và bảo vệ người khác khỏi một loại vi rút mà chúng ta không nhìn thấy. Nhưng còn tất cả những loại vi rút vô hình khác chúng ta cần phải bảo vệ thì sao? Chúng ta sẽ hành xử như thế nào trước các đại dịch tiềm ẩn của thế giới này, đại dịch đói, bạo lực và biến đổi khí hậu?”
11- Tiên tri giả
“Hãy coi chừng những người ngày nay tuyên bố dự đoán tương lai theo kiểu rõ ràng và chắc chắn. Trong các cuộc khủng hoảng luôn xuất hiện các “tiên tri giả”, những kẻ phớt lờ quyền tự do xây dựng tương lai của người dân, những kẻ khép kín trước hành động của Thiên Chúa […]. Thiên Chúa hoạt động trong sự đơn sơ của những trái tim rộng mở, trong sự kiên nhẫn của những ai biết dừng lại cho đến khi họ thấy rõ điều đó”.
12- Truyền thống không phải là viện bảo tàng
“Truyền thống không phải là viện bảo tàng, tôn giáo chân chính không phải là tủ đông đá, giáo lý không tĩnh tại nhưng lớn lên và phát triển, giống như cây cối, cây lớn lên, luôn mang hoa trái nhưng vẫn cũng là một cây. Một số người cho rằng Chúa đã nói một lần cho tất cả – họ gần như luôn độc quyền, theo cách và theo hình thức mà họ biết rõ.”
13- Giáo hoàng và ma quỷ
“Sự trở lại của ma quỷ dưới hình thức cám dỗ có một truyền thống lâu đời trong Giáo hội. Chẳng hạn, chúng ta nghĩ đến các cám dỗ của Thánh Antôn, của Thánh Têrêxa Hài Đồng xin rảy nước thánh vào người vì ma quỷ vây quanh mình, hy vọng sẽ không bị vấp ngã. Ở tuổi của tôi, tôi phải có cặp mắt kiếng đặc biệt để xem khi nào ma quỷ vây quanh tôi làm cho tôi vấp vào cuối đời, bởi vì tôi đang ở nơi này: Tôi đang ở cuối cuộc đời.”
14- Sự cằn cỗi của hạnh phúc
“Hoa trái của hạnh phúc ích kỷ là sự cằn cỗi. Mùa đông nhân khẩu học mà nhiều nước phương Tây hiện đang trải qua là thành quả của nền văn hóa an sinh thoải mái này. Thật khó để mọi người hiểu thế nào là “hạnh phúc” (benessere) là điều đáng mơ ước, nhưng lại là trạng thái mà chúng ta rất cần để được cứu.”
15- Hệ sinh thái không phải là một ý thức hệ
“Hệ sinh thái là một nhận thức, không phải hệ tư tưởng. Có những phong trào xanh biến kinh nghiệm sinh thái thành hệ tư tưởng, nhưng ý thức sinh thái chỉ là: ý thức, không phải hệ tư tưởng. Đó là nhận thức về những gì đang bị đe dọa cho số phận của nhân loại.”
16- Lịch sử là những gì nó là
“Lịch sử là những gì nó là, chứ không phải những gì chúng ta muốn nó là; và khi chúng ta cố gắng che giấu nó dưới một ý thức hệ, chúng ta làm mờ đi nhận thức về những gì bây giờ chúng ta cần phải thay đổi để có một tương lai tốt đẹp hơn.”
17- Phê phán việc chính trị hóa các phong trào phò sự sống
“Thật không may, một lần nữa, chúng ta không thể bỏ qua những người trong Giáo hội rơi vào trạng thái tâm trí này. Một số linh mục và giáo dân đã đánh mất ý thức liên đới và huynh đệ với những anh chị em còn lại của họ. Họ đã biến nó thành trận chiến văn hóa mà trên thực tế là một nỗ lực để đảm bảo việc bảo vệ sự sống.”
18- Lạm dụng và #Metoo
“Không được quyền lạm dụng nữa – dù là tình dục, quyền lực hay lương tâm – dù bên trong hay bên ngoài Giáo hội. Chúng ta thấy cũng cùng một sự thức tỉnh này trong toàn xã hội: trong phong trào #MeToo, trong nhiều vụ bê bối xung quanh các chính trị gia quyền lực và giàu có, các ông trùm truyền thông và doanh nhân – những kẻ săn mồi trên chính người dân của họ”.
19- Lần đầu tiên Đức Phanxicô tố cáo những cuộc đàn áp chống lại người Duy Ngô Nhĩ
“Tôi thường nghĩ đến những dân tộc bị bức hại: người Duy Ngô Nhĩ, người nghèo Uyghur, người Yazidis – những gì nhóm hồi giáo cực đoan làm cho họ thì thật tàn nhẫn – hoặc các tín hữu kitô ở Ai Cập và Pakistan, họ bị chết vì bom nổ khi đang cầu nguyện trong nhà thờ.”
20- Lối sống cần tránh để có thể dấn thân
“Nếu bạn có khuynh hướng ăn ngon, đi xe sang trọng và những thứ tương tự, bạn đừng đến gần các phong trào bình dân và chính trị (và, làm ơn, cũng đừng vào chủng viện). Một lối sống thanh đạm và khiêm tốn hiến thân phục vụ thì đáng giá hơn có hàng ngàn người theo dõi mình trên các trang mạng xã hội.”
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Đức Phanxicô: “Chúng ta phải nhìn thế giới bằng con mắt mới” (1/2)
Đức Phanxicô: “Chúng ta phải nhìn thế giới bằng con mắt mới” (2/2)
Thế giới hậu-Covid theo Đức Phanxicô
Vingt citations pour comprendre «Un temps pour changer»
https://www.cath.ch/newsf/vingt-citations-pour-comprendre-un-temps-pour-changer/?
Dans son dernier livre «Un temps pour changer» (Flammarion) écrit avec le journaliste britannique Austen Ivereigh, le pape François aborde de nombreuses questions ecclésiales et sociétales. Coronavirus, place de la femme, avortement, abus, ou encore Ouïghours… L’agence I.MEDIA a sélectionné 20 citations clés.
- L’Église face au confinement
«J’ai été vraiment impressionné par la façon dont tant de personnes dans l’Église ont réagi à la pandémie, en cherchant de nouvelles formes de proximité avec les gens tout en respectant strictement les mesures de distanciation sociale […]. C’est une époque, dans l’Église, de séparation forcée, mais c’est aussi un temps où nous pouvons nous réunir de façon nouvelle et créative en tant que peuple de Dieu.» - Contre le racisme et la mentalité de l’exclusion
«Jésus remet en question la mentalité qui, dans le pire des cas, conduit à l’utilisation de termes racistes, qui dénigre ceux qui n’appartiennent pas à un groupe particulier, qui dépeint les migrants comme une menace et construit des murs pour dominer et exclure.» - Explorer le revenu de base universel
«Je pense qu’il est temps d’explorer des concepts tels que le revenu de base universel (RBU), également connu sous le nom d’impôt négatif sur le revenu (INR): un paiement forfaitaire inconditionnel à tous les citoyens, qui pourrait être versé par le biais du système fiscal». - Vulnérabilité des déracinés
«Je suis préoccupé par un certain type de culture médiatique qui cherche à déraciner en particulier les plus jeunes de leurs traditions les plus riches, en les dépouillant de leur histoire, de leur culture et de leur héritage religieux. Une personne déracinée est très facile à dominer.» - Culture de vie
«Si tu penses que l’avortement, l’euthanasie et la peine de mort sont acceptables, ton cœur aura du mal à se soucier de la contamination des rivières et de la destruction de la forêt tropicale.» - Rejet de la vie à venir et de l’immigré
«Avec l’avortement comme avec la fermeture des frontières, nous refusons ce réajustement de nos priorités, sacrifiant des vies humaines pour défendre notre sécurité économique ou pour apaiser notre crainte que la parentalité ne bouleverse nos vies. […] Je me pose souvent ces deux questions: est-il juste d’éliminer une vie humaine pour résoudre un problème? Est-il juste d’engager un assassin pour résoudre un problème?» - La beauté de la musique synodale
«Dans la dynamique d’un synode, les différences sont exprimées et polies jusqu’à ce que l’on parvienne, sinon à un consensus, du moins à une harmonie qui conserve les fines nuances de ses différences. C’est ce qui se passe en musique: avec sept notes, leurs dièses et leurs bémols, on crée une harmonie qui permet de mieux articuler les singularités de chaque note. C’est là que réside sa beauté: l’harmonie qui en résulte peut être complexe, riche et inattendue. Dans l’Église, c’est l’Esprit-Saint qui crée cette harmonie.» - Les abus dans les communautés post-Vatican II
«Dans l’histoire de l’Église, il a toujours existé des groupes qui se sont retrouvés dans l’hérésie à cause de cette tentation de l’orgueil qui leur donnait le sentiment d’être supérieurs au Corps du Christ. À notre époque, depuis le concile Vatican II (1962-1965), nous avons eu des idéologies révolutionnaires suivies d’idéologies restaurationistes. Dans tous les cas, ce qui les caractérise, c’est la rigidité. […] Derrière chaque groupe qui cherche à imposer son idéologie à l’Église, on retrouve la même rigidité. Tôt ou tard, il y aura une révélation choquante concernant le sexe, l’argent et le contrôle des esprits.» - Femme et cléricalisme
«Peut-être à cause du cléricalisme, qui est une corruption du sacerdoce, beaucoup de gens croient à tort que la direction de l’Église est exclusivement masculine. Mais si tu vas dans n’importe quel diocèse du monde, tu verras des femmes diriger des départements, des écoles, des hôpitaux et beaucoup d’autres organisations et programmes […]. Dire qu’elles ne dirigent pas vraiment parce qu’elles ne sont pas prêtres, c’est du cléricalisme et c’est irrespectueux.» - Se protéger de tous les virus
«Regarde-nous maintenant: nous mettons des masques pour nous protéger et protéger les autres d’un virus que nous ne pouvons pas voir. Mais qu’en est-il de tous ces autres virus invisibles dont nous devons nous protéger? Comment nous comporterons-nous contre les pandémies cachées de ce monde, les pandémies de la faim, de la violence et du changement climatique?» - Faux messies
«Fais attention à ceux qui prétendent aujourd’hui prédire l’avenir avec une sorte de clarté et de sécurité. Dans les crises apparaissent toujours de ‘faux messies’ qui ignorent la liberté du peuple à construire son propre avenir, et qui se ferment à l’action de Dieu […]. Dieu agit dans la simplicité des cœurs ouverts, dans la patience de ceux qui savent s’arrêter tant qu’ils n’y voient pas clair.» - La Tradition n’est pas un musée
«La Tradition n’est pas un musée, la vraie religion n’est pas un congélateur, et la doctrine n’est pas statique mais elle grandit et se développe, comme un arbre qui reste le même mais qui grandit et porte toujours plus de fruits. Certains prétendent que Dieu a parlé une fois pour toutes – presque toujours exclusivement de la manière et sous la forme que ceux-là connaissent déjà bien.» - Le pape et le diable
«Le retour du diable sous forme de tentation est une longue tradition dans l’Église. Pense aux tentations de saint Antoine, par exemple, ou de sainte Thérèse de Lisieux qui demande qu’on lui jette de l’eau bénite parce que le diable l’encercle en espérant qu’elle finira par trébucher. À mon âge, je devrais avoir des lunettes spéciales pour voir quand le diable m’environne pour me faire trébucher à la fin, parce que c’est là où je suis: je suis à la fin de ma vie.» - La stérilité du bien-être
«Le fruit du bien-être égoïste est la stérilité. L’hiver démographique que vivent actuellement de nombreux pays occidentaux est le fruit de cette culture complaisante du bien-être. Il est difficile pour les gens de comprendre comment le ‘benessere’ [bien-être, en italie, ndlr], qui semble être une chose souhaitable, devrait être l’état dont nous avons désespérément besoin d’être sauvés.» - L’écologie n’est pas une idéologie
«[L’écologie est] une prise de conscience, pas une idéologie. Il existe des mouvements verts qui transforment l’expérience écologique en idéologie, mais la conscience écologique n’est que cela: une conscience, pas une idéologie. C’est être conscient de ce qui est en jeu dans le destin de l’humanité.» - L’Histoire est ce qu’elle est
«L’Histoire est ce qu’elle est, et non ce que nous voudrions qu’elle soit; et quand nous essayons de la camoufler sous une idéologie, nous opacifions la perception de ce qui, dans notre présent, doit changer en vue d’un avenir meilleur.» - Critique de la politisation des mouvements pro-vie
«Encore une fois, malheureusement, nous ne pouvons pas ignorer ceux qui, dans notre Église, tombent dans cet état d’esprit. Certains prêtres et laïcs ont perdu le sens de la solidarité et de la fraternité avec le reste de leurs frères et sœurs. Ils ont transformé en une bataille culturelle ce qui était en réalité un effort pour assurer la protection de la vie.» - Abus et #Metoo
«Il ne doit plus y avoir d’abus – qu’ils soient sexuels, ou de pouvoir et de conscience – que ce soit à l’intérieur ou à l’extérieur de l’Église. Nous voyons le même réveil dans toute la société: dans le mouvement #MeToo, dans les nombreux scandales autour des politiciens puissants et riches, des magnats des médias et des hommes d’affaires – prédateurs de leur peuple.» - Première dénonciation des persécutions contre les Ouïghours
«Je pense souvent aux peuples persécutés : les Rohingyas, les pauvres Ouïghours, les Yazidis – ce que Daesh leur a fait est proprement cruel – ou les chrétiens d’Égypte et du Pakistan tués par des bombes qui ont explosé pendant qu’ils priaient à l’église.» - Le style de vie à éviter pour s’engager
«Si tu as un penchant pour la bonne chair, les voitures de luxe et autres, ne t’approche pas des mouvements populaires et de la politique (et, s’il te plaît, du séminaire non plus). Un style de vie sobre et humble dédié au service vaut bien plus que les milliers de followers sur les réseaux sociaux.» (cath.ch/imedia/cd/rz)