Dưới triều Đức Phanxicô, cuối cùng “trách nhiệm giải trình” đã băng qua sông Tiber
cruxnow.com, John L. Allen Jr.” 2020-09-27
Dù câu chuyện cách chức Hồng y người Ý Angelo Becciu còn lâu mới kết thúc, nhưng mọi thứ dù sao cũng đã đến giai đoạn chúng ta có thể nhìn lại và suy nghĩ về tổng thể.
Tôi nói “có thể” vì không nhất thiết là có thể xảy ra, vì thành thật mà nói câu chuyện quá hấp dẫn ở cấp truyền thông. Hồng y Becciu, công bằng hay không, xuất hiện như một nhân vật vừa ra khỏi sàn diễn Hollywood trong vai nhân vật phản diện phong nhã và quyến rũ, và thật là gay cấn khủng khiếp để phải bỏ thì giờ hình dung một kịch bản Vatican của chương trình truyền hình ăn khách “Danh sách đen” (Blacklist) với Hồng y Becciu trong vai Raymond Reddington.
Để qua một bên các vụ biển thủ, ít nhất chúng ta nên có một cái nhìn tổng quan được xác nhận qua vụ Becciu: “Trách nhiệm giải trình”, theo nghĩa đầy đủ tiếng Mỹ của từ này, cuối cùng đã vượt qua dòng sông Tiber dưới thời Đức Phanxicô (sông Tiber là sông dài thứ ba của nước Ý chảy qua thủ đô Rôma và ra biển Tirreno, một phần của biển Địa Trung Hải).
Tóm lại, từ năm 2011 đến năm 2018, Hồng y Becciu, hiện 72 tuổi, được cho là người nắm giữ quyền lực nhất ở Vatican ngoài chức giáo hoàng, đó là vai trò Phụ tá hay “người thay thế” ở Phủ Quốc Vụ Khanh, làm cho ngài ít nhiều như tham mưu trưởng của giáo hoàng. Sau đó, ngài được phong Hồng y và làm Bộ trưởng Bộ Phong thánh.
Ngày thứ năm 24 tháng 9, Hồng y bị Đức Phanxicô cách chức ngay, không còn các quyền của một hồng y. Lý do liên quan đến nhiều vụ tài chánh bất thường qua nhiều năm, dù Hồng y luôn khẳng định mình không làm gì sai.
Hồng y Becciu chỉ là người vừa bị Đức Phanxicô sa thải mới nhất.
Tháng 5, ngài đã cách chức năm viên chức Vatican có liên quan đến vụ tòa nhà gây tranh cãi ở London, dù không có ai trong số họ bị kết án hoặc ngay cả bị buộc tội có hành vi phạm pháp. (Có một nhận xét ở đây, các vụ cho nghỉ việc xảy ra ngày 1 tháng 5, là “Ngày lễ Lao động” ở Ý, một phần để tôn vinh quyền của người lao động.) Đầu năm nay, Đức Phanxicô cũng đã sa thải Tổng giám mục người Đức Georg Gänswein khỏi chức vụ Chủ tịch Phủ giáo hoàng, dù ngài vẫn còn giữ tước vị, vì vai trò đáng tiếc của Đức Tổng Giám mục Gänswein trong quyển sách ban đầu được giới thiệu như quyển sách có Đức Bênêđictô XVI đồng viết, tạo cảm nhận có mâu thuẫn giữa Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô.
Năm 2018, Đức Phanxicô cũng yêu cầu Hồng y Theodore McCarrick từ chức khỏi Hồng y đoàn vì các cáo buộc lạm dụng tình dục và hành vi sai trái, buộc Hồng y phải có “đời sống cầu nguyện và sám hối trong ẩn dật,” và sau đó loại hồng y McCarrick khỏi chức linh mục.
Đối với người Mỹ, sẽ là chuyện hiển nhiên khi một người bị vướng vào một vụ bê bối hoặc người chịu trách nhiệm trong một vụ thất bại sẽ bị sa thải. Đó là ý nghĩa khi chúng tôi nói về “trách nhiệm giải trình” – các huấn luyện viên của các đội thua cuộc sẽ bị sa thải, các giám đốc CEO của các công ty có hiệu năng kém sút cũng bị sa thải, các chính trị gia dính vào hối lộ cũng bị sa thải, các ngôi sao truyền hình có bảng xếp hạng thấp cũng bị sa thải, v.v. . Đó là trọng tâm của tâm lý học tư bản – thành công thì có thưởng, thất bại thì bị phạt.
Nhưng văn hóa Ý, và trong đó có Vatican, là văn hóa ma trận và không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách này. Thật vậy, ngay cả trong tiếng Ý cũng không phiên dịch chính xác của từ “trách nhiệm giải trình” (accountability) tiếng Anh. Đưa vào Google Dịch, bạn sẽ có chữ “trách nhiệm” hiện ra, nhưng không cùng ý nghĩa. Nói chung, luật lao động Ý cực kỳ khó để sa thải một người vì lý do không đạt hiệu quả. Đàng sau điều này, ít nhất một phần cũng do văn hóa Ý có tính cộng đồng hơn, ngầm hiểu thành công hay thất bại hiếm khi ở trên vai của chỉ một cá nhân.
Hơn nữa, qua năm tháng, Vatican có một cái nhìn mù mờ về “trách nhiệm giải trình” theo kiểu Mỹ, thường xem nó phù hợp cho một công ty hơn là cho gia đình, và tệ nhất, thường xem đó là phản ứng thái quá kiểu chưa trưởng thành, thèm khát sang trọng và cuồng loạn của người Mỹ.
Theo cách hiểu truyền thống của Vatican, trách nhiệm giải trình của một nhà lãnh đạo trong Giáo hội không phải đối với các cổ đông hay người dân, nhưng đối với Chúa và với giáo hoàng. Thêm nữa, Giáo hội được hiểu như một gia đình, và giám mục là người cha của gia đình đó. Đây không phải là một công việc, nhưng là liên kết bí tích giữa một giám mục và những người được giao cho giám mục chăm sóc, giống như trong một cuộc hôn nhân. Cũng như đạo công giáo không chấp nhận ly dị, trong lịch sử các giám mục cũng không “ly dị” với cộng đoàn giáo dân của mình, nhưng được khuyến khích sống theo trách nhiệm của họ.
Trên thực tế, theo truyền thống, chấp nhận cho một giám mục từ chức khi mọi thứ đổ vỡ được xem là để họ thoát khỏi mối quan hệ. Một giám mục nghỉ hưu, đặc biệt là ở Rôma, được hưởng mọi đặc quyền về cấp bậc nhưng không mang một gánh nặng nào.
Một trường hợp kinh điển được đưa ra bởi cố Hồng y Michele Giordano của giáo phận Naples, Hồng y qua đời năm 2010. Năm 1997, Hồng y bị cảnh sát điều tra vì đã đưa tiền của tổng giáo phận cho một tổ chức vay nặng lãi do anh trai của Hồng y điều hành, cuối cùng Hồng y Giordano bị truy tố và bị đưa ra tòa xét xử. (nhưng Hồng y Giordano được trắng án vì thẩm phán tin ngài bị lừa, ngài phạm tội ngây thơ nhưng không lừa đảo.) Qua tất cả những chuyện này, khi cuộc điều tra được tuyên bố, khi Hồng y Giordano bị truy tố, khi phiên tòa bắt đầu, và suốt con đường đi đến phán quyết – có suy đoán Hồng y Giordano có thể bị sa thải, nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra. Hồng y tiếp tục giữ chức vụ Tổng giám mục của giáo phận Naples cho đến năm 2005 khi Hồng y từ chức vì tuổi tác.
Trên thực tế, Đức Phanxicô chưa bao giờ hoàn toàn xem trọng truyền thống này, có những lúc ngài cho thôi việc những người ngài không tin tưởng. Chẳng hạn năm 2017, ngài đã tự tay sa thải một giáo dân Thụy Sĩ Eugenio Hassler, con trai của một cận vệ Thụy Sĩ giữ chức vụ cao cấp trong guồng máy Chính phủ của Nhà nước Thành phố Vatican, bị cáo buộc tạo môi trường làm việc tiêu cực và ký tên sa thải một người Ý. Giáo dân Libero Milone, Tổng Kiểm toán đầu tiên của Vatican bị cáo buộc về các vụ tài chánh bất thường và do thám các quan chức Vatican. (Các cáo buộc này cuối cùng đã được công tố viên Vatican rút lại.)
Nhưng chắc chắn trong thời gian gần đây, Đức Phanxicô đã hành động quyết liệt nhiều. Vậy thì phải làm gì với những chuyện này?
Nó chỉ có thể có nghĩa là Đức Phanxicô đã mất kiên nhẫn về tiến trình cải cách Vatican của ngài. Có lẽ ngài cảm thấy ngài đã cố gắng thuyết phục về mặt đạo đức, nêu gương cá nhân, khuyên nhủ và thậm chí là quở trách, nhưng những chuyện này không có hiệu quả, vậy thì ngài nghiêng về chuyện sa thải.
Dù giải thích như thế nào, chúng ta nên dừng lại một chút và thưởng thức khía cạnh, tất cả những điều này không nên mất.
Đức Phanxicô nổi tiếng ác cảm với nhiều khía cạnh của chủ nghĩa tư bản và văn hóa Mỹ, phát sinh một phần từ lịch sử, rõ ràng có sự can dự của Mỹ vào châu Mỹ Latinh quê hương của ngài. Một lần nữa chứng minh Chúa có một cảm nhận mỉa mai sắc bén, ai có thể dự đoán chính giáo hoàng này, giáo hoàng của tất cả mọi người, sẽ gánh vác trách nhiệm giải trình kiểu Mỹ của bờ bên kia sông Tiber và đem nó về Rôma?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Vì sao Đức Phanxicô “từ chức” Hồng y Becciu
Sự rơi rụng của Hồng y Angelo Becciu làm Vatican rúng động
Sông Tiber là sông dài thứ ba của nước Ý chảy qua thủ đô Rôma và ra biển Tirreno, một phần của biển Địa Trung Hải