Khi nhà ngoại giao giáo hoàng là người đi lừa

240

Khi nhà ngoại giao giáo hoàng là người đi lừa

 international.la-croix.com, Massimo Faggioli, 2020-06-25

Đức Tổng Giám mục Carlo Maria Viganò tại cuộc họp mùa thu hàng năm của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2015 tại Baltimore. (Hình của Patrick Semansky / AP)

Phải làm gì với Tổng Giám mục Carlo Maria Viganò và các tấn công của ông với Đức Phanxicô

Trong một cuộc phỏng vấn tổng thống Donald ở giờ cao điểm, Mạng lưới Truyền hình Quốc gia Liên tục (EWTN) vào ngày 22 tháng 6 đã tìm cách đẩy mạnh chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Mỹ với một số các người được gọi là cử tri công giáo.

Nhà báo Raymond Arroyo, được cho là người ủng hộ chính quyền hiện tại và đã biến chương trình tin tức của ông thành các chiến dịch ủng hộ tổng thống Trump và chống lại Đức Phanxicô, ông hỏi tổng thống về bức thư ngày 10 tháng 6 mà tổng thống được cựu sứ thần Carlo Maria Viganò gởi đến.

Trong bức thư, cựu sứ thần tại Mỹ viết, tổng thống Trump và ông đã hợp nhất trong một trận chiến vũ trụ giữa các thế lực thiện và ác.

Tổng thống Trump nói với nhà báo Arroyo: “Đây là bức thư ủng hộ mạnh mẽ của Giáo hội công giáo.”

Tổng thống nói tiếp: “Như ông biết, cựu sứ thần rất được kính trọng. Bức thư rất hay, dài ba trang. Và tôi đánh giá cao nó. Đúng, nhưng ông ấy nói đúng như những gì ông nói.”

Rõ ràng tổng thống Trump muốn tô vẽ lý thuyết âm mưu được cựu sứ thần đẩy vào một tuyên bố hỗ trợ chính trị và bầu cử “từ Giáo hội công giáo.”

Các nhà ngoại giao và gián điệp của giáo hoàng

Chúng ta không biết tổng thống Mỹ biết gì và hiểu gì về cựu sứ thần Viganò. Nhưng chúng tôi biết một vài điều về ông ấy.

Điều đến trong tâm trí tôi là cuộc đối thoại của một trong các tiểu thuyết gián điệp Smiley của John Le Carrè, Smiley’s People.

Cựu nhân viên tình báo M15 Toby Esterhase giải thích cho đồng nghiệp George Smiley của mình: “Một điệp viên già khi họ vội vã – họ là những người tệ nhất. Anh phải dạy họ điều này.”

Nhưng đó là thế giới của Chiến tranh Lạnh.

Trong Giáo hội công giáo, một nhà ngoại giao giáo hoàng gần như là một điệp viên. Công việc của họ là thu thập tin tức.

Cựu sứ thần tại Washington đã làm những gì mà đôi khi các nhân viên tình báo khác làm: họ thành kẻ đi lừa. Và khi điều này xảy ra như đã xảy ra, thì đây là một vấn đề rất tế nhị, phải đưa nhân viên này về nhà hay đảm bảo họ không gây thiệt hại thêm.

Sự khác biệt chính giữa Viganò và một nhân viên tình báo là Giáo hội công giáo được quản trị bởi các mục tiêu khác nhau.

Hiến chế Tín lý về Hội Thánh (Lumen Gentium)  của Công đồng Vatican II nói như sau: “Các mối dây ràng buộc giáo dân với Giáo hội một cách hữu hình là tuyên xưng đức tin, các bí tích, chính quyền giáo hội và hiệp thông. Tuy nhiên, họ không được cứu, dù họ là một phần chi thể của Giáo hội, nếu họ không kiên trì làm việc bác ái. Họ thật sự vẫn ở trong lòng Giáo hội, nhưng phải nói họ chỉ ở theo cách “chi thể” chứ không ở “trong trái tim họ” (LG, 14).

Trong đoạn này, có ba yếu tố kết hợp có từ Thánh Robert Bellarmine ở thế kỷ 16 – 17: tuyên xưng đức tin, tiếp nhận các bí tích và công nhận thẩm quyền của Giáo hội.

Tình trạng hiện tại cựu sứ thần Viganò trong Giáo hội

Khi xem xét các tiêu chí này, làm thế nào chúng ta có thể hiểu được tình trạng hiện nay của mối quan hệ giữa Giám mục Viganò với Giáo hội công giáo?

Về vấn đề đức tin, ông đã nhiều lần (và gần đây nhất là ngày 9 tháng 6) cáo buộc Vatican II đã sai lệch về giáo lý, khẳng định bây giờ không nỗ lực nào để giải thích công đồng theo “khoa chú giải liên tục” là có thể tranh luận.

Về việc tiếp nhận các bí tích, chúng tôi không biết, vì cựu sứ thần đã ở ẩn từ tháng 8 năm 2018.

Về việc công nhận thẩm quyền của Giáo hội, cựu sứ thần đã buộc tội Đức Phanxicô và yêu cầu ngài từ chức. Ông đã làm điều này vào tháng 8 năm 2018 khi Đức Phanxicô đang đi Ai-len.

Cựu sứ thần Viganò không phải là giám mục đầu tiên nổi loạn thể hiện qua sự bất tuân, thách thức thẩm quyền và phạm các thái quá về giáo điều.

Các Giám mụcLefebvre, Gaillot và Milingo

Tổng Giám mục quá cố Marcel Lefebvre, người đứng đầu Tu hội Linh mục Thánh Piô X (SSPX) trong vụ ly giáo chống Vatican II, đã bị Đức Gioan-Phaolô II dứt phép thông công năm 1988 sau khi Giám mục Lefebvre phong chức bốn giám mục mà không có sự cho phép của giáo hoàng.

Hai ví dụ gần đây cũng đến trong tâm trí tôi.

Trường hợp thứ nhất là trường hợp của Giám mục người Pháp Jacques Gaillot. Năm 1995 Đức Gioan-Phaolô II đã cất chức Giám mục Gaillot khỏi giáo phận Évreux vì đã công khai bày tỏ lập trường gây tranh cãi về các vấn đề tôn giáo, chính trị và xã hội. (Tuy nhiên, năm 2015 Đức Phanxicô đã tiếp riêng giám mục Gaillot tại Vatican.)

Trường hợp thứ hai là trường hợp của Tổng Giám mục Emanuel Milingo. Ông chỉ mới 39 tuổi khi Đức Phaolô VI bổ nhiệm làm giám mục Tổng giáo phận Lusaka (Zambia) năm 1969. Nhưng năm 2001, Milingo kết hôn với một phụ nữ trong một lễ cưới lớn do “Giáo hội Thống nhất” của Hàn Quốc tổ chức. Năm năm sau, ông thành lập tổ chức “Linh mục kết hôn ngay!” và ngày 24 tháng 9 năm 2006, ông đã phong bốn người làm giám mục mà không có sự ủy nhiệm của giáo hoàng.

Tòa Thánh tuyên bố như thế Milingo đã tự động bị dứt phép thông công (latae sententiae) vì hành động này, và tháng 12 năm 2009, ông bị giáng xuống thành giáo dân.

Một cái gì đó hoàn toàn khác

Nhưng trường hợp của Viganò thì khác.

Trước hết, ông là nhà ngoại giao giáo hoàng trước đây. Điều này có nghĩa là ông đã phá vỡ một đạo đức đặc biệt về đức vâng lời và quy tắc ứng xử, và trên hết ông lại là một giám mục.

Thứ nhì, tình trạng của ông phải được nhìn trong bối cảnh các cuộc tấn công chống Đức Phanxicô đến từ Hoa Kỳ.

Viganò là người Ý, nhưng năm năm phục vụ công khai cuối cùng của ông là ở giáo phận Washington (2011-2016), nơi ông là thành phần không thể thiếu trong “cuộc chiến văn hóa” trong nội bộ công giáo.

Khi làm như vậy, ông trở nên quen thuộc với các người trong giới truyền thông và chính trị, các người đang tích cực đẩy mạnh đến cực độ một chương trình nghị sự nhất định, bao gồm cả nỗ lực lật đổ giáo hoàng.

Điều này dường như đã không gây sốc cho một số giám mục Hoa Kỳ. Họ đã đi xa đến mức chứng minh sự liêm chính cá nhân của cựu sứ thần Viganò khi năm 2018 ông cố gắng lật đổ giáo hoàng được bầu hợp pháp.

Trước khi trở thành người đi lừa, nhà văn bảo thủ George Weigel đã ca ngợi Viganò như sứ thần giỏi nhất mà nước Mỹ chưa từng có.

Và thứ ba, vào thời giám mục Gaillot và Milingo, Giáo hội công giáo ít bị chia rẽ trước công chúng. Giáo hội cũng chưa phải là một phần của cuộc đấu tranh văn minh hóa, nói theo thuật ngữ của Mỹ là “cuộc chiến văn hóa.”

Đó là một cuộc chiến để bảo vệ một loại “hình thức công giáo” lý tưởng hóa chống lại mọi thay đổi có thể, được trình bày khi cần thiết cho sự sống còn của Giáo hội ở phương Tây.

Có các giáo luật chính xác về xã hội (tập trung vào vấn đề tình dục và cuộc sống), nền kinh tế (chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc pha trộn với chủ nghĩa tôn phái) và quan hệ quốc tế (đối kháng với thế giới Hồi giáo và Trung Quốc).

Cơ thể bị suy yếu của Giáo hội và Nhà nước

Đây không phải chỉ là phiên bản bảo thủ mới của học thuyết Công giáo trong một thế giới bị công nghệ và chủ nghĩa thực dụng thống trị.

Đây đúng hơn là ý thức hệ có xu hướng thu lợi từ sự quay về chủ nghĩa dân tộc tôn giáo và sắc dân thiểu số, sự hiện diện thống trị của các phương tiện truyền thông mới trên internet, sự suy yếu hy vọng về sự thống nhất đại kết và sự gia tăng của cái gọi là “chủ nghĩa đại kết hận thù”, cũng như sự nổi trội của bản sắc chính trị trên các bản sắc thần học.

Đây là một phần của bức tranh Công giáo đầu thế kỷ 21 ở phương Tây. Và trong bối cảnh này, chuyện dài nhiều tập Viganò như bệnh nhiễm trùng thừa dịp đi vào cơ thể đã bị yếu.

Có cơ thể đã bị yếu của Giáo hội công giáo, rồi cơ thể đã bị yếu của nước Mỹ. Trong năm bầu cử này, chúng ta đã thấy, qua quan hệ với cựu sứ thần Viganò, tổng thống Trump cố gắng kéo phiếu bầu của người công giáo bảo thủ.

Đây là một dấu hiệu cho thấy Trump và các kẻ gây rối công giáo của ông sẵn sàng đặt cược vào cử tri công giáo da trắng.

Như nhà báo Robert Christian đã lưu ý trên báo The Tablet, tổng thống và các người ủng hộ ông đang hy vọng người công giáo sẽ theo lý thuyết “chính phủ kép” và bị ấn tượng bởi sự hỗ trợ của cựu sứ thần Viganò”, cọng thêm sự hỗ trợ của “những người hoài nghi ở các nơi như ở Mạng lưới Truyền hình Liên tục EWTN và Fox News, đạt tới nhiều cử tri ở giữa cũng như các cử tri cực kỳ bảo thủ, xem các thuyết âm mưu của Viganò là đáng tin cậy.”

Bất kể hiệu quả bầu cử của sự ủng hộ đặc biệt mà tổng thống có được nhờ cựu sứ thần bây giờ thành kẻ đi lừa, thì đây đã là một vấn đề quan trọng đối với Giáo hội công giáo Mỹ.

Có các giám mục và linh mục giáo xứ đồng lõa trong việc này: thậm chí trong một số trường hợp, họ phân phát thư của cựu sứ thần Viganò cho giáo dân.

Vùng xám của sự đồng lõa với chương trình làm việc của cựu sứ thần là về chính trị hơn là thần học, dù động lực thúc đẩy ông là do một thù nghịch sâu xa chống Công đồng Vatican II.

Thẩm quyền Giáo hội nên làm gì với một cựu sứ thần đi lừa như thế này?

Đây là lý do thật phức tạp để Vatican can thiệp vào câu chuyện này.

Kỷ luật Viganò sẽ không giải quyết được vấn đề thần học của Giáo hội Hoa Kỳ khi một số người công giáo có ảnh hưởng (giám mục, giáo sĩ, nhà báo và các nhà tài trợ giàu có) đã ủng hộ một chương trình nào đó gần với cựu sứ thần hơn là gần với Đức Phanxicô.

Có một sự im lặng phát sinh ra từ sự thận trọng, và sự im lặng phát sinh ra từ sự đồng lõa.

Thay vì dứt phép thông công hoặc loại cựu sứ thần Viganò ra khỏi hàng tu sĩ, sẽ tốt hơn nếu Tòa thánh và hội đồng giám mục Hoa Kỳ chỉ đơn giản đưa ra một tuyên bố làm rõ cương vị hiện tại của cựu sứ thần.

Ít nhất, một tuyên bố như vậy sẽ nói rõ, Viganò không dùng danh nghĩa hợp pháp của Giáo hội công giáo để lên tiếng.

Hội đồng Giám mục Đức đã làm một điều tương tự sau khi Đức Hồng y Gerhard Mueller, cựu bộ trưởng bộ Tín lý, vào tháng 5 đã ký một bản tuyên ngôn nói rằng đại dịch coronavirus là một phần của âm mưu.

Câu chuyện Viganò không phải là một vụ ly giáo. Nhưng nó nghiêm trọng hơn nhiều so với một vụ  cãi vã đơn thuần trong gia đình công giáo.

Có các giám mục và hồng y tham dự vào; rõ ràng có cảm tình trong thế giới truyền thông công giáo Mỹ; với lợi ích về chính trị (ủng hộ Trump tái bầu cử) và về giáo hội (chuẩn bị mật nghị sắp tới).

Về vấn đề này, điều đáng chú ý trong mùa hè này là chúng ta sẽ chứng kiến sự ra mắt của một vài cuốn sách được viết bởi các tiến sĩ công giáo nổi tiếng, được biết đến vì sự thù địch của họ với Đức Phanxicô và được các nhà xuất bản công giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ phát hành với “giáo hoàng sắp tới” là chủ đề chính.

Dĩ nhiên đây là hương vị xấu, không phù với đường lối công giáo. Nó cho thấy một “ý thức về Giáo hội” suy yếu, một âm mưu lật đổ được kích hoạt bởi những người ác cảm sâu đậm nhất có thể chống lại Đức Phanxicô.

Cựu sứ thần Viganò là sản phẩm phụ của một gia đình bị chia rẽ sâu sắc, đã phát triển các loại chính trực khác nhau, bao gồm cả ở cấp cao nhất của Giáo hội.

“Mọi người đều có lòng chính trực ở đâu đó”,  George Smiley giải thích cho người phụ tá Peter Guillam về nhân viên không chịu theo quy tắc của tổ chức Ricky Tarr.

Trong trường hợp của Tổng Giám mục Viganò, lòng chính trực ở đâu đó chắc chắn không ở trong triều giáo hoàng Đức Phanxicô cũng không ở trong Giáo hội công giáo.

Nguyễn Tùng Lâm dịch