Catherine Ulrich: “Hình ảnh Mẹ Maria hơi đè nặng trên vai chúng tôi” (1/6)
cath.ch, Davide Pesenti, 2020-06-12
Tại Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp, chủ yếu các yêu cầu về sự hiện diện của phụ nữ trong các vị trí có trách nhiệm trong Giáo hội được đưa ra bởi Mạng lưới Phụ nữ trong Giáo hội. Trong số các phụ nữ này có bà Catherine Ulrich, theo bà quyền lực trong giáo hội phải đi đôi với sự tham gia đầy đủ của phụ nữ trong việc đưa ra các quyết định.
Là thành viên tích cực của Mạng lưới Phụ nữ trong Giáo hội, bà là điều phối viên tại Geneva của tổ chức Đình công Phụ nữ năm 2019. Mạng lưới này được sinh ra như thế nào?
Catherine Ulrich: Mạng lưới Phụ nữ trong Giáo hội được ra đời từ kinh nghiệm của nhiều phụ nữ, chuyên nghiệp hoặc tự nguyện tham gia trong Giáo hội công giáo. Những người có trách nhiệm quyết định khá quan trọng và cuối cùng họ đối diện với tình trạng thiếu lắng nghe. Một số yếu tố cuối cùng làm “giọt nước tràn ly.”
Xin bà cho ví dụ?
Cách đây vài năm, tôi có trách nhiệm trong việc dạy giáo lý tân tòng cho các em tuổi vị thành niên. Tôi không có chứng chỉ thần học – vào thời tôi, chúng tôi không học ngành này vì không có lối đi ra cho phụ nữ, nhưng cũng có thể có -, và tôi học các môn khác như mục vụ giáo lý. Thêm nữa, Nghi thức Rửa tội cho các em tuổi vị thành niên nói rõ, khi rửa tội các em có thể rước Mình Thánh Chúa như trong trường hợp của các người lớn.
Nhưng tôi bị các linh mục từ chối nhiều lần. Khi bị từ chối, tôi cảm thấy mình không được công nhận, cả về kỹ năng lẫn trong hợp đồng của tôi do chính giám mục giáo phận cấp. Đây cũng là trường hợp khi tôi đề nghị bàn các chủ đề trong nhóm mục vụ, nhưng không bao giờ được đưa vào chương trình. Đây là những chuyện nhỏ dường như vô hại. Nhưng khi được lặp đi lặp lại nhiều lần, thì các việc này như hơi tiêu cay xông lên mũi!
Lời nói của một phụ nữ đưa ra trong các bối cảnh này không được tôn trọng. Và đó là lý do chính thúc đẩy chúng tôi quy tụ với nhau để cố gắng làm thay đổi sự việc. Mạng lưới chúng tôi là một phần trong một phong trào rộng lớn có lợi cho phụ nữ và càng ngày càng trở nên quốc tế hơn. Ở Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp chúng tôi đi chậm hơn so với các đồng nghiệp người Thụy Sĩ
“Nếu quý vị xem các trang mạng của Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ hay trang của Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp thì sẽ nhanh chóng thấy việc thiếu phụ nữ”
Các yêu cầu chính của bà là gì?
Trong tổ chức Đình công Phụ nữ tháng 6 năm 2019, chúng tôi đã đưa ra một số yêu cầu với Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp, nhưng chúng tôi không bao giờ nhận được câu trả lời rõ ràng. Một mặt, chúng tôi yêu cầu được tham gia đầy đủ vào các cơ quan ra quyết định – và điều này, ở mức cao nhất. Mặt khác, chúng tôi tuyên bố phụ nữ phải có mặt nhiều hơn trong các khóa đào tạo, không phải các khóa dành cho giáo dân, nhưng cũng được tham dự vào các khóa dành cho các sứ vụ viên được phong chức trong tương lai.
Trên thực tế, nếu chúng ta vào các trang mạng của Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ hay trang của Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp, chúng ta sẽ nhanh chóng thấy việc thiếu phụ nữ. Họ chỉ có một hoặc hai người có mặt trong các ủy ban khác nhau, nhưng họ không có quyền quyết định thực sự.
Ai là một phần của phong trào Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp này?
Trước hết phải nói rõ Mạng lưới Phụ nữ trong Giáo hội hoạt động mạnh ở các thành phố Lausanne, Genève và Fribourg. Sau đó nó được mở rộng ra toàn bộ vùng Thụy Sĩ nói tiếng Pháp khi có tổ chức Đình công Phụ nữ năm ngoái. Các phụ nữ tích cực tham gia có chung một cảm nhận: họ tin chắc Giáo hội phải được thay đổi từ bên trong.
Bởi vì đừng quên một số lớn phụ nữ đã bỏ sứ vụ của họ trong Giáo hội công giáo hoặc sắp bỏ. Nhưng thay vì bỏ đi, chúng tôi tự bảo: “Chúng ta phải thực phải làm một cái gì để lay chuyển bây giờ!”
Trong số chúng tôi không có nhiều phụ nữ trẻ. Điều này tương ứng với các yêu cầu của thế hệ chúng tôi. Tôi còn nhớ rõ ngày đầu tiên mẹ tôi được đi bỏ phiếu. Tôi nghĩ đó là nhiệm vụ đặc biệt của chúng tôi để đóng góp cho mọi sự có thể đi tới.
“Một số lớn phụ nữ đã bỏ sứ vụ của họ trong Giáo hội công giáo hoặc sắp bỏ”
Cá nhân bà, điều gì thúc đẩy bà tham gia vào mạng lưới này?
Trên tất cả là hình ảnh các hồng y trong lần họp Thượng Hội đồng Amazon năm 2019 đã thúc đẩy tôi hành động. Khi tôi thấy hình ảnh thượng hội đồng toàn các ông, tôi nghĩ: “Ở thế kỷ 21 thì điều này không còn có thể!” Vì một Giáo hội chỉ được các ông suy nghĩ thì không phải là một Giáo hội đang cùng đi với dân của mình. Điều cần thiết là tất cả các thành viên của Giáo hội phải được đại diện trong các cơ quan ra quyết định.
Ngay cả khi Giáo hội có thiện chí đón nhận phụ nữ, như trong trường hợp Thượng Hội đồng thì họ cũng chỉ đại diện với tính cách tư vấn; họ không có tiếng nói để đóng góp. Thật không thể chấp nhận được!
Điều này có nghĩa vấn đề chia sẻ quyền lực nhất thiết phải liên quan đến bí tích phong chức không?
Đây là công việc trọng tâm ở cấp độ Giáo hội hoàn vũ. Bởi vì tôi xem đây không phải là một xã hội bình đẳng khi cả toàn bộ dân số không được tiếp cận với một trong bảy bí tích. Có một cái gì ở đây làm tôi khó hiểu, cũng như lập luận thần học ngăn cản nó.
Bởi vì như một bài thơ của một thi sĩ Đức viết, chính phụ nữ đã xức dầu cho Chúa Giêsu, nhưng các phụ nữ không được xức dầu cho người bệnh, trong khi chủ yếu phụ nữ làm việc trong ngành chăm sóc. Cũng vậy với bí tích rửa tội và hòa giải. Trong công việc tuyên úy với những người ở trong tình trạng khiếm khuyết, nhiều lần tôi đối diện với các yêu cầu này mà cá nhân tôi không thể đáp ứng được.
Tôi không nói tôi có thể tha thứ nhân danh Chúa, nhưng tôi thấy rất quan trọng chúng ta có thể có những hành động cụ thể mà chúng ta có thể hành động trong sinh hoạt tuyên úy hàng ngày.
“Tôi thực sự nghĩ, đáp ứng cho việc thiếu linh mục, nhưng cũng đáp ứng với việc lạm dụng quyền lực trong Giáo hội đòi hỏi phải có sự hội nhập phụ nữ tốt hơn ở mọi cấp bậc.”
Trong chiều hướng này, theo bà chức phó tế có thể là một giải pháp không?
Vào thời điểm này, Giáo hội công giáo đang phong chức cho nhiều ông vào chức phó tế vĩnh viễn. Bởi vì điều này đáp ứng cho việc thiếu linh mục. Còn tôi, thật sự tôi có cảm tưởng như mình đứng trên sân ga, nhìn đoàn tàu chạy qua mà không thể đi lên…
“Tôi thực sự nghĩ, câu trả lời cho việc thiếu linh mục, nhưng cũng đối với việc lạm dụng quyền lực trong Giáo hội đòi hỏi sự hội nhập phụ nữ tốt hơn ở mọi cấp bậc.”
Tôi thực sự nghĩ, đáp ứng cho việc thiếu linh mục, nhưng cũng đối với việc lạm dụng quyền lực trong Giáo hội đòi hỏi phải có sự hội nhập phụ nữ tốt hơn ở mọi cấp bậc. Và điều này là để cho tương lai của Giáo hội được tốt hơn. Tất nhiên đây là ý kiến cá nhân của tôi, nhưng được nhiều phụ nữ cùng chia sẻ. Dĩ nhiên không phải tất cả, cũng phải công nhận điều này.
Các lý do có sự khác biệt giữa phụ nữ là gì?
Thành thật mà nói tôi không biết… Tôi nghĩ có các phản xạ liên quan đến giáo dục của chúng tôi, đặc biệt về sự tận tâm của phụ nữ.
Thật sự hình ảnh của Mẹ Maria hơi đè nặng trên vai của chúng tôi. Một phụ nữ là phải phục vụ, phải chăm sóc, phải chịu đau khổ trong thinh lặng… trong khi câu trả lời của Mẹ Maria với thiên thần là “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” Mẹ Maria không làm gì mà không suy nghĩ về ý nghĩa của nó!
Đôi khi tôi có cảm tưởng trong Giáo hội người phụ nữ vẫn còn một chút gì như người mẹ của chúng ta, hay đúng hơn, là hình ảnh chúng ta phóng chiếu về người mẹ. Nhưng điều này chắc chắn không giới hạn trong môi trường giáo sĩ. Ngay cả trong lãnh vực chính trị, phụ nữ không nhất thiết đòi phải có nhiều phụ nữ hơn trong chính trị. Vẫn còn các phụ nữ nghĩ họ không đủ khả năng.
Marta An Nguyễn dịch