Các suy tư của giáo sư bác sĩ Boris Cyrulnik về dỡ bỏ cách ly
Hình: Một em bé đứng trước công viên vui chơi hàng ngày của em, không hiểu vì sao bây giờ công viên bị chắn và mình không được vào. (Graham Hughes CP, Montréal, Canada.)
fr.timesofisrael.com, AFP, 2020-05-05
Bác sĩ tâm thần chuyên về thần kinh lo ngại về một sự bất cân bằng trong khả năng bền va của người Pháp nên việc dỡ bỏ cách ly có thể sẽ phải một giá rất đắt.
Giáo sư bác sĩ Boris Cyrulnik đánh giá sức bền va (khả năng phục hồi sau chấn thương) của người Pháp sẽ “không đồng đều” đứng trước việc dỡ bỏ cách ly sắp tới, điều này có thể cho thấy ít tốn kém hơn về mặt nhân bản hơn là tiếp tục cách ly trong đau khổ.
Đầu tuần vừa qua bác sĩ Boris Cyrulnik trả lời phỏng vấn cho hãng tin AFP.
AFP: Dỡ bỏ cách ly sẽ bị nhiều rủi ro không?
Boris Cyrulnik: Việc dỡ bỏ cách ly sẽ duy trì vi-rút, có thể làm cho vi-rút tăng lên trong những khu vực quá đông đúc. Và sẽ có một thư giãn như đã xảy ra trong các nạn dịch trước đây.
Nhưng nếu chúng ta tiếp tục cách ly thì càng ngày càng sẽ có nhiều rối loạn tâm thần, bạo lực, tự tử và hủy hoại kinh tế. Nếu một món thuốc có nhiều phản ứng phụ hơn tác dụng chữa bệnh, thì chúng ta sẽ không dùng món thuốc đó. Nếu chúng ta tiếp tục cách ly sẽ có quá nhiều rối loạn tâm thần và hủy hoại, như thế sẽ còn tốn kém hơn.
Làm thế nào người Pháp sẽ trải qua giai đoạn dỡ bỏ cách ly?
Sự bất bình đẳng đứng trước các chấn thương thật đáng kinh ngạc: những gì làm người này tan nát thì lại làm người kia mỉm cười. Những người trước khi cách ly đã có các yếu tố để bảo vệ – gia đình ổn định, yêu thương, có nghề tốt, có chỗ ở rộng rãi, có mạng lưới bạn bè – những người này nhân dịp cách ly sống đời sống nội tâm, viết, đọc, học một nhạc cụ, trao đổi với nhau trên Skype. Họ sẽ ra khỏi cách ly để nghỉ ngơi, tốt hơn khi họ vào cách ly. Và họ sẽ có thể khởi phát một tiến trình bền va dễ dàng, tìm lại việc làm cũ hay có việc làm mới.
Những người trước đây có các yếu tố tổn thương – gia đình bị ngược đãi, bị chấn thương, bệnh tật, đời sống xã hội bấp bênh, không bằng cấp, việc làm khó khăn, lương thấp, chỗ ở đông đúc, ít nguồn trợ lực nội tâm, không thích đọc, không biết chơi nhạc – những người này ra khỏi tình trạng cách ly còn thêm chấn thương và cay đắng. Họ sẽ có một thời gian khó khăn để bắt đầu tiến trình bền va. Nếu chúng ta không bảo bọc họ, họ sẽ ở trên thảm cuốn, hướng tới hội chứng chấn thương tâm lý. Họ có khuynh hướng tự tử, bị ngược đãi, tuyệt vọng, chán nản, lo lắng.
Điều này làm nặng thêm tình trạng bất bình đẳng. Phong trào Áo vàng (Les Gilets jaunes) là bằng chứng cho sự bất bình đẳng xã hội: tôi quan sát thấy những người hạnh phúc họ không cô đơn, họ tổ chức tiệc tùng, họ cố gắng làm một cái gì có tính cách chính trị.
Vì trước đây họ không có cấu trúc, họ dễ dàng rơi vào trong các phong trào cực đoan.
Xã hội sẽ có thể có tình huynh đệ hơn sau khi ra khỏi tiến trình cách ly không?
Tình trạng hỗn loạn là một khoảnh khắc của sự tái sắp xếp lại giúp chúng ta đi theo một hướng khác. Khả năng bền va chỉ có thể có sau chấn thương. Khi có một sự ngưng trệ về tâm hệ, gia đình, bạn bè, xã hội và kinh tế.
Ba hướng có thể có:
Hướng thứ nhất: Có những người đã nói: khi ra khỏi cách ly, phải ăn gấp đôi, phải đặt lại cơ chế tiêu thụ, hiếu động: cả hai nguyên nhân đã có từ thời đồ đá mới, luôn tạo ra các nạn dịch. Sang năm, chúng ta sẽ thấy một loại vi-rút khác vì việc lưu trữ thực phẩm và với di chuyển của dân chúng tạo ra dịch bệnh.
Hướng thứ nhì: Những người bị mất người thân, bị xáo trộn, họ cần sự chắc chắn. Rất nhiều người lo âu bởi sự không chắc chắn của các khoa học gia cố vấn cho các chính trị gia. Và trong các trường hợp này luôn có người cứu nhân độ thế nói: tôi biết giải pháp. Hãy bầu cho tôi và tôi sẽ cứu quý vị. Đó là trường hợp của những người như Hitler, thống chế Pétain, Ivan khủng khiếp. Đó là chiếc thảm cuốn, hướng về chế độ độc tài. Bất cứ nước nào khi gặp đau khổ, người dân cũng bỏ phiếu cho một vị cứu tinh lừa họ.
Hướng thứ ba là thay đổi văn hóa: ví dụ điển hình nhất là bệnh dịch hạch năm 1348. Hai năm sau, chúng ta đã thấy một sự thay đổi trong các mối quan hệ nghệ thuật và xã hội.
Mọi người bắt đầu coi trọng nghệ thuật trong nước: các bức tranh vẽ thú vật săn được, với trái cây và rau quả …
Trong khi trước dịch bệnh, các nhà quý tộc bán nông nô của họ, sau đó các người làm nghề nộng trở nên hiếm. Họ đã có thể yêu cầu tiền lương, lợi ích, và hai năm sau, chế độ nông nô đã biến mất.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Thay đổi hệ thống kinh tế: bài học của giáo sư Cyrulnik