Làm thế nào Thánh John Henry Newman có thể giúp chúng ta hiểu vì sao người công giáo bỏ nhà thờ
americamagazine.org, Linh mục Dòng Tên David C. Paternostro, 2020-01-22
Bức tượng bán thân bằng đồng của Thánh John Henry Newman (được phong thánh năm 2019) tại Nhà thờ Thánh Michael thành phố New York. (Ảnh CNS / Gregory A. Shemitz)
Kitô giáo ở Mỹ đang thu hẹp. Nhiều học giả và nhà tư tưởng tôn giáo có lẽ đã nghĩ đến điều này từ khá lâu rồi, nhưng các con số gần đây được công bố đã cho thấy rõ điều này. Tháng 10 năm ngoái, Trung tâm nghiên cứu Pew đã công bố một nghiên cứu xác nhận việc tín hữu kitô Mỹ bỏ nhà thờ liên tục. Trước các phát hiện này, nhiều người lo lắng trước sự suy tàn đã đưa ra nhiều giải pháp.
Hầu hết các đề xuất đều khá chuẩn: phụng vụ tốt hơn, giáo lý tốt hơn, tập trung hơn vào công bằng xã hội. Tùy theo quan điểm về giáo điều của mỗi người, hoặc chúng ta dấn thân lại trong một số quan điểm để chứng tỏ bản sắc riêng biệt của mình, hoặc chúng ta hoàn toàn bỏ nhà thờ để chứng tỏ sự cởi mở của mình với thế giới bên ngoài. Các đề nghị thường nói nhiều hơn về lợi ích của những người được yêu thương, hơn là tạo ra bầu khí nồng ấm và ánh sáng.
Quyển sách gần đây Xuất hành hàng loạt (Mass Exodus) của giáo sư Stephen Bullivant nghiên cứu hiện tượng các cựu-công giáo ở Mỹ và Vương quốc Anh có thể giúp chúng ta hiểu được tất cả những điều này. Quyển sách của tác giả Bullivant đã tạo ra các cuộc trò chuyện lý thú. Điểm quyển sách về nước Mỹ này, Tiến sĩ thần học gia Timothy P. O’Malley đồng ý với tác giả Bullivant rằng “sự ra khỏi đạo hiếm khi là giai đoạn duy nhất trong đời sống người công giáo. Thay vào đó là một quá trình trong đó họ không tự cho mình là người công giáo.”
“Sự ra khỏi đạo hiếm khi là giai đoạn duy nhất trong đời sống người công giáo. Thay vào đó là một quá trình trong đó họ không tự cho mình là người công giáo.”
Văn phạm của sự đồng ý
Với một người như Thánh John Henry Newman thì kết luận này không làm ngài ngạc nhiên. Trọn cuộc đời của Newman, ngài suy nghĩ làm thế nào để chúng ta có thể biết sự thật, đặc biệt là về mặt tôn giáo. Câu trả lời quay lui quay tới trong đầu ngài: thật là phức tạp. Sự phức tạp không phải chỉ giới hạn trong các vấn đề tôn giáo. Lòng tin bất cứ loại gì cũng là một vấn đề phức tạp.
Trong số các kẻ thù trí tuệ chính của Newman có các tư tưởng gia thời Khai Sáng, những người cố gắng biến kiến thức con người thành vấn đề lô-gích kiểu hình học. Newman chống lại sự nghi ngờ của những người Khai sáng được triết gia René Descartes hỗ trợ và bị David Hume biến qua hoài nghi hung bạo. Chúng ta có thể muốn con người biến thành các cỗ máy tín ngưỡng theo toán học, lấy một dòng lô-gích từ đầu đến cuối và tin hay không tin dựa trên kết luận, nhưng đây không phải là cách vận hành thật sự của con người.
Về các chức năng tinh thần như nghi ngờ và chứng nhận, Newman đã tuyên bố trong Văn phạm của sự đồng ý, “nhiệm vụ của chúng ta, không phải là chúng ta không tuân theo bất kỳ chức năng nào trong bản chất của mình, nhưng là thực hiện đúng những gì thuộc về bản thân.” Đôi khi chúng ta nghi ngờ, đôi khi chúng ta chắc chắn; cả hai đều có thể tốt.
Newman không quan tâm đến việc các nhà tư tưởng Khai sáng tin rằng con người nên biết mọi thứ, nhưng đúng hơn là cách chúng ta thực sự biết. Thực tế thì phức tạp hơn là lý tưởng. Chúng ta không theo một chuỗi lô-gích rõ ràng và khác biệt từ đầu đến cuối, từ tiền đề đến kết luận. Chúng ta tham gia vào trọn thế giới cùng một lúc và đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm này.
Newman không quan tâm đến việc các nhà tư tưởng Khai sáng tin rằng con người nên biết mọi thứ, nhưng đúng hơn là cách chúng ta thực sự biết.
Sự hỗn độn của thực tế
Các quan sát của Bullivant đi theo khá sát với các quan sát của Newman. Bullivant quan sát, nếu có thể có một hoặc hai lý do được đưa ra để rời bỏ công giáo, thì thực tế phức tạp hơn nhiều. Điều này không có nghĩa là những lý do hoặc kinh nghiệm mà mọi người đưa ra cho sự ra đi của mình không phải là những điều quan trọng nhất, chỉ là họ ở rất xa những người duy nhất.
Hiện thực là phức tạp, cũng như cách chúng ta biết. Đây là một trong các điểm chính của Newman. Nó đúng theo cách chúng ta tin (hoặc nghi ngờ) cho các đòi hỏi chung chung, và nó đúng theo cách chúng ta tin hoặc nghi ngờ với các đòi hỏi của tôn giáo. Điều mà Newman từ chối làm khi khám phá các cách chúng ta tin hoặc nghi ngờ một đòi hỏi nào của tôn giáo, xem nó như một hình thức của niềm tin hoàn toàn khác với bất kỳ cách nào khác.
Niềm tin tôn giáo, trong nhiều khía cạnh, giống như niềm tin vào bất kỳ kiến thức nào khác. Điều đó có nghĩa, các động lực niềm tin hay nghi ngờ của chúng ta trong lĩnh vực tôn giáo có một tương đồng mạnh mẽ với các động lực của chúng ta trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Những gì chúng ta nói “tôi tin” hay “tôi nghi ngờ” là khác biệt, nhưng tại sao chúng ta lại nói nó giống nhau. Quá trình chính tự nó lại là giống nhau.
Newman không phải là người đầu tiên quan sát rằng chúng ta tin vào tôn giáo vì những lý do tương tự như chúng ta tin vào các lĩnh vực khác của cuộc sống. Tuy nhiên, ngài là một trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho ý tưởng này. Hơn nữa, vì được bao quanh bởi di sản văn hóa của thời Khai sáng (giống như tất cả chúng ta ở phương Tây ngày nay), Newman phải bảo vệ lý thuyết của mình về niềm tin chống lại các phản bác của Khai sáng.
Các động lực niềm tin hay nghi ngờ của chúng ta trong lĩnh vực tôn giáo có một tương đồng mạnh mẽ với các động lực của chúng ta trong các lĩnh vực khác của cuộc sống.
Kiến thức và niềm tin
Trong số các phản bác mạnh nhất của những người Khai sáng mà Newman cố gắng trả lời, kiến thức tốt nhất là trừu tượng. Bắt đầu với Descartes, các nhà tư tưởng đã cố gắng biết và tin một cách đúng, bằng cách rút mình ra khỏi thế giới.
Nếu chúng ta rút mình ra khỏi thế giới và cấu trúc suy nghĩ của mình theo lô-gích toán học, như họ lập luận, thì chúng ta sẽ chỉ tin vào sự thật.
Newman không có dính dáng gì với điều này. Ngài nhấn mạnh, khi chúng ta đắm mình trong thế giới, chúng ta không đi xa nó. Chúng ta không phải tất cả đều là nhà toán học, dù lô-gích có thể làm sáng tỏ tư tưởng chúng ta, “lô-gích mở ra với cả hai đầu”. Điều được xem là bằng chứng cho phân tích và cách kết luận sẽ được áp dụng, không phải là một phần của chuỗi lô-gích chính tự nó. Niềm tin và nghi ngờ không giới hạn chỉ trong một lập luận, dù nó được xây dựng tốt đến như thế nào.
Như thần học gia O’Malley nhắc chúng ta trong phần đầu bài phân tích của ông về quyển sách của giáo sư Bullivant, rời bỏ công giáo là một tiến trình. Các ý tưởng của Newman về kiến thức và niềm tin giúp chúng ta hiểu vì sao lại như vậy. Không một điều gì thuyết phục chúng ta. Đó là một loạt các lập luận và kinh nghiệm mà cuối cùng có hiệu quả tích lũy.
Lý thuyết và lô-gích giúp chúng ta hiểu được mọi thứ, nhưng đó là thực tế, với tất cả sự phức tạp của nó, nó nắm bắt và thúc đẩy niềm tin.
Chính hiệu quả tích lũy của bằng chứng và kinh nghiệm đã đưa Newman vào Giáo hội công giáo. Các kinh nghiệm của ngài về lương tâm, các quan sát về lịch sử, các quan tâm về giáo điều, kinh nghiệm riêng của ngài về người công giáo – tất cả toàn bộ những chuyện này, cọng thêm rất nhiều yếu tố khác, hội tụ lại để có một ngày, đối với Newman, nó không thể bị bỏ qua.
Quá trình mà Newman đến với công giáo theo nhiều cách, là đi ngược với quá trình mà Bullivant đưa ra cho chúng ta về cách nhiều người rời bỏ nhà thờ. Newman có thể đã giải thích rõ một vài lý do chính vì sao ngài trở thành người công giáo, nhưng ngài là người đầu tiên nói, có nhiều điều hơn thế. Những người không còn là người công giáo (hay nói chung là tín hữu kitô) có thể nêu ra một vài lý do chính cho sự ra đi của họ, nhưng gần như luôn có nhiều lý do hơn.
Niềm tin thật phức tạp. Đây là điểm trọng tâm của Newman liên kết chặt chẽ các kiến thức của chúng ta với thực tế: ngược với các cấu trúc lý thuyết, thực tế rất phức tạp và mang đến cho tâm trí chúng ta sự phức tạp mà chúng cần để tin.
Lý thuyết và lô-gích giúp chúng ta hiểu được mọi thứ, nhưng đó là thực tế, với cả sự phức tạp của nó, nó nắm bắt và thúc đẩy niềm tin.
Bất cứ ai tuyên bố có một giải pháp kỳ diệu để truyền giáo là họ muốn bán một cái gì đó.
Nếu niềm tin (và không tin) là phức tạp thì việc truyền giáo cũng vậy. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew đã châm ngòi cho tất cả các cuộc thảo luận thông thường về “giải pháp kỳ diệu”, giải pháp cho vấn đề ra đi và các cựu tín hữu. Tuy nhiên, dữ liệu của Bullivant và ý tưởng của Newman đều nói không có giải pháp kỳ diệu. Bất cứ ai tuyên bố có một giải pháp kỳ diệu để truyền giáo là họ muốn bán một cái gì đó.
Chúa Kitô kêu gọi chúng ta đi truyền giáo và biến các nước thành môn đệ. Nhưng truyền giáo không thể tập trung chỉ vào một vài chủ đề quen thuộc. Chúng ta cần một chiến lược rộng rãi “ở mặt tiền” để truyền giáo. Vấn đề với hầu hết các đề xuất cho việc truyền giáo không phải là sai mà là không đủ.
Điều mà Newman có thể nhắc nhở chúng ta về việc truyền giáo và những gì Bullivant cho chúng ta thấy về những người rời bỏ công giáo là không bao giờ chỉ do một vấn đề. Điều này có nghĩa, ý tưởng của chúng ta về việc truyền giáo có lẽ chỉ đúng một phần, nhưng chỉ khi nó không loại trừ các ý tưởng của người khác. Chúng ta cần tất cả các ý tưởng này cùng nhau, dệt thành tấm thảm phức tạp và kỳ diệu của đạo công giáo, để thực sự chiếm được trái tim. Chúng ta cần “Công giáo cả hai/ và” như khi chúng ta truyền giáo: phụng vụ và công bằng xã hội và cải cách lạm dụng và giáo lý và ….
Không một dự án nào có thể giành chiến thắng. Truyền giáo là cho mọi người thấy toàn bộ thế giới của Chúa Giêsu Kitô, với tất cả sự phức tạp, sự lộn xộn và vẻ đẹp của nó. Chỉ có sức nặng tích lũy của tất cả những chuyện này có thể chạm vào toàn bộ con người và nuôi dưỡng niềm tin tôn giáo trong thế giới hiện đại của chúng ta.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: Các bài về Thánh John Henry Newman
Hồng y Newman, vị thánh “hợp thời” nhất của thời buổi chúng ta?