Bernard Preynat: Các bài học của một vụ ngoại thường
la-croix.com, Béatrice Bouniol và Céline Hoyeau, Lyon, 2020-01-17
Ngày thứ sáu 17 tháng 1, sau năm năm chiến đấu, các nạn nhân của linh mục Bernard Preynat bằng lòng với bản án 8 năm tù của cựu linh mục tuyên úy Bernard Preynat ở giáo phận Lyon, nước Pháp. Ba mươi năm sau các sự việc, bốn ngày xét xử đã làm sáng tỏ hệ thống lạm dụng được dàn dựng bởi kẻ phạm pháp tái đi tái lại trong Giáo hội.
Quyển vở kẻ ô vuông trước mặt, giọng run rẩy linh mục Bernard Preynat đọc lời nói cuối cùng trước tòa: “Tôi đã không nói dối, tôi chân thành trong trí nhớ giới hạn của tôi. Tôi xin được tha thứ, tôi lặp lại, tôi hối hận vì đã đi tìm lạc thú tình dục trong các hành vi đáng lên án”.
Chân thành hay không? Cuối cùng, cựu linh mục tuyên úy ở Sainte-Foy-lès-Lyon đã được tòa hình sự xét xử từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 1, không ai có thể trả lời cho câu hỏi này được.
Rời phiên tòa, ông Alexandre Hezez, nạn nhân đầu tiên đã nạp đơn khiếu nại năm 2015 và là người đồng sáng lập tổ chức Lời được Giải phóng (La Parole Libérée) dứt khoát: “Dù ông chân thành hay không, không thành vấn đề. Người đàn ông này đã lợi dụng Giáo hội để dựng lên cả một kỹ nghệ để thỏa mãn tình dục của mình trên trẻ em trong vòng 25 năm. Và thực tế là như vậy. Ông phải bị xét xử”.
Ông bằng lòng với bản án 8 năm tù của bà Dominique Sauves công tố viên.
Một kỹ nghệ lạm dụng
Sau ba mươi năm, vụ án được mong chờ đã được xử, mỗi người đã có dịp để nói lên cảm nhận của mình. Đặc biệt tiếng nói của nạn nhân đã được nghe, kể cả những người đã quá thời hạn mà tên của họ được liệt kê nhiều lần cho đến bản cáo trạng cuối cùng. Và kể cả bị cáo dù lớn tuổi và có vấn đề tim mạch cũng không bị loại ra như luật sư Frédéric Doyez của bị cáo nêu lên.
Trong bộ áo sẩm màu, hai cánh tay buông thỏng, khác xa với tầm vóc oai phong ngày xưa, cựu linh mục Bernard Preynat sắp 75 tuổi mặc bộ áo ăn năn suốt tuần vừa qua. Nhưng thường thì cựu linh mục tỏ ra lạnh lùng, vô cảm, không ngần ngại chống lại sự việc, thậm chí còn “bắt bẻ từng tí” về các chi tiết bẩn thỉu đê tiện khi ông trách mắng luật sư Yves Sauvayre, luật sư biện hộ của ông Stéphane Hoarau.
Phiên tòa đã tái tạo lại bộ máy của “kỹ nghệ” nổi tiếng này, một kỹ nghệ lên hệ thống để lạm dụng. Linh mục, người lãnh đạo được ngưỡng mộ và người được mọi người cho là hoàn hảo ở trọng tâm, ông lựa chọn theo sự bốc đồng lạc thú của mình, nhưng không phải là không tính toán con mồi mà ông chấm trong các em hướng đạo sinh trẻ. Ông khóa miệng các em trong một im lặng chết người, bắt các em “giữ bí mật”. Ông thừa nhận đã chiến đấu để chống lại mình, nhưng chỉ chịu trị liệu một năm do bị áp đặt trước khi chịu chức. Chắc chắn, người đàn ông mà các chuyên gia tâm thần xem là kẻ đồi trụy tình dục, giam mình trong vết nứt và phủ nhận, đã thất vọng vì không được chữa khỏi năm 1968; nhưng không phải là chuyện “ma thuật”, bà công tố viên cho biết, và chính ông cũng cho biết, ông tỏ ra ít thiện chí khi từ chối chữa trị một lần vào năm 1978 và một lần vào năm 1991…
Các con số chóng mặt
Phiên tòa đã vén bức màn trên các mảng khác của vụ án “ngoại thường” này. Nhất là tầm rộng lớn của các nạn nhân. Một đến ba trẻ em mỗi cuối tuần hướng đạo trong suốt hai chục năm: những con số do chính cựu linh mục đưa ra làm cho cử tọa choáng váng. Sự can thiệp của một nạn nhân cho đến lúc đó đã không được thực hiện và ngày thứ năm, qua một luật sư, ông đã hỏi cựu linh mục Bernard Preynat còn nhớ con số không, đã cho thấy sự khủng khiếp như thế nào vì ông không thể đếm hết.
Một kẻ thao túng trong Giáo hội
Nếu trong phiên tòa này, Giáo hội đã phải đương đầu với sự mù quáng và im lặng tội lỗi, thì đó có phải Giáo hội cũng đã thao tứng từ chủng viện không? Đồi trụy hóa thẩm quyền thiêng liêng của mình, quay lưng với các giá trị theo lợi ích của mình, bí mật riêng tư bắt phải giữ, chú ý đến các em bé – nhưng cũng là các sai sót của mình. Sợ tai tiếng, mặc cảm tội lỗi, không hiểu biết về tâm lý, ngây ngô trước tội ác và đồi trụy.
Từ chối buộc tội Giáo hội, trong phiên tòa, cựu linh mục Bernard Preynat cho biết bản thân mình cũng bị lạm dụng khi ở chủng viện. Không, các bề trên đã không bao giờ hỏi ông chi tiết các vụ tấn công của ông. Có, nhiều lần ông đã muốn nói ra các dằn vặt của mình. Có, ông đã thường xuyên xưng “các tội” của mình. Không chắc chắn, luật sư Sauvayre nghi ngờ, “rằng ông đã xưng tội với một linh mục mà linh mục này đã không nói với ông: Bernard, bạn không được tha tội”, luật sư thúc giục bị cáo giải thích “về các tha tội dối trá này”, sau này và các nơi khác.
Cuối cùng câu hỏi được đặt ra về thực tế và các lý do làm cho ông ngưng các thủ đoạn này kể từ năm 1991. Lời hứa với hồng y Decourtray chăng? Sợ cho sự nghiệp của mình và bị loại ra khỏi chức linh mục chăng? Luật sư Jean Boudot của nạn nhân Matthieu Farcot cho rằng, “việc ngưng ngang này, nếu nó được chứng minh, thì nó cũng đã chứng minh một cách tuyệt đối cho thấy ông có thể kiềm chế xung năng của mình nếu ông muốn”. Và từ lâu Giáo hội đã có trong tay mình một phương tiện vững chắc để làm áp lực. Và bây giờ Giáo hội rút tỉa các bài học từ vụ án này.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Vụ án Preynat sẽ đánh dấu một bước trong nhận thức của Giáo hội về tội ấu dâm