Những “người con mồ côi” của Đức Bênêđictô XVI

234

Những “người con mồ côi” của Đức Bênêđictô XVI

lavie.fr, François Huguenin, 2020-01-15

Ngày 2 tháng 2 năm 2009: Đức Bênêđictô XVI trong ngày lễ thánh hiến tại Vatican. Louis Marie MELCHIS/CIRIC

Theo phân tích của nhà khảo luận François Huguenin, nếu quyển sách Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi (nxb. Fayard) gây khuấy động trong giới công giáo là cũng do tình huống chưa từng có giữa một giáo hoàng đương nhiệm và giáo hoàng danh dự, một số tín hữu đã rất gắn bó với Đức Bênêđictô XVI.

Ngày 28 tháng 2 năm 2013, thế giới đứng trước chuyện bất ngờ: Đức Bênêđictô XVI loan báo ngài từ nhiệm và rút lui. Người kế nhiệm Đức Gioan-Phaolô II, từ lâu đã là bộ trưởng Bộ Tín lý đã không có sức lôi cuốn như vị tiền nhiệm của mình. Nhưng việc ngài từ nhiệm mà một số người cho đây là hành vi tiên tri đã làm cho ngài có thiện cảm trở lại, dù có bóng mây đen tối vào cuối triều giáo hoàng của ngài, các vụ Williamson, Recife, lạm dụng tình dục, rò rỉ “Vatileaks”…

Đi từ trạng thái bàng hoàng đến niềm vui mừng có tân giáo hoàng đến từ Thế giới Mới, ít quen thuộc với người công giáo Pháp như hình ảnh của Đức Joseph Ratzinger khi Đức Gioan-Phaolô II qua đời, một cái gì dần dần đi vào đời sống của người công giáo Pháp như một hoài niệm do vắng bóng Đức Bênêđictô XVI. Sự vắng mặt làm u buồn vì hai lý do mà kết hợp lại thì nó hiếm hoi cũng như rất mạnh về cảm xúc.

Trước hết, ngoài các lời bình luận ước tính năm 2005, Đức Bênêđictô XVI đã nhanh chóng thế Đức Gioan-Phaolô II, ngài không ngại phải chịu đựng sự hiện diện và sức lôi cuốn của vị tiền nhiệm mình. Chắc chắn chúng ta thấy ngài không thoải mái mấy với đám đông và phải chịu đựng ở nơi công cộng. Nhưng ngài nhận ra ngay tầm vóc trách vụ của mình, lặng lẽ thiết lập một phong cách giáo hoàng mới: giáo hoàng trí thức, sâu sắc về mặt thiêng liêng và khiêm tốn kín đáo. Và cũng cần nhắc lại, các giáo hoàng trí thức không có nhiều trong lịch sử, từ giáo hoàng Léon le Grand và  Grégoire le Grand, các người công giáo thích trí thức không được toại nguyện mấy.

Người công giáo phải đối diện với tang tóc trắng, có cảm tưởng mình bị Đức Bênêđictô XVI bỏ rơi. 

Về mặt này, triều giáo hoàng của ngài đã có một nét duy nhất khó thay thế được, thêm một lý do tác động là ngài vẫn còn sống, chỉ cách vị kế nhiệm mình hai bước. Nói một cách đơn giản: không phải cái chết của một giáo hoàng mà người công giáo phải đối diện, vì cái chết luôn được thăng hoa khi bầu một giáo hoàng mới, nhưng đây là một tang tóc trắng, với cảm nhận ít nhiều mình bị bỏ rơi. Một cảm nhận mà một số người bị vứt sạch cái cũ khi Đức Phanxicô đến. Mồ côi, nhưng cha lại còn sống, chỉ cách Đức Phanxicô hai bước, cha cũng mặc áo chùng trắng, được gọi là giáo hoàng danh dự chứ không phải là “giám mục danh dự Rôma” như khôn ngoan là nên gọi như thế.

Trong các điều kiện này, phần lớn tín hữu gắn bó với Đức Bênêđictô XVI không cảm thấy thoải mái mấy với phong cách của Đức Phanxicô, tiếc nuối của họ còn đau đớn hơn vì họ chưa để tang xong. Và vì vậy, với cả thiện chí, ngày nay một số người công giáo cảm thấy thiếu Đức Bênêđictô XVI. Nhưng họ thiếu gì? 

Tất nhiên điều đầu tiên là hào quang trí tuệ bao la của Đức Bênêđictô XVI. Một giáo hoàng đối thoại với một trong các nhà trí thức vĩ đại của thời đại như triết gia Jürgen Habermas là chuyện chưa từng có. Một giáo hoàng khi ngài lên tiếng, chúng ta nhớ lại các bài phát biểu của ngài ở Học viện Bernardins hay Westminster, cho thấy một suy nghĩ mở ra các viễn cảnh tươi sáng, với chiều sâu sáng tạo, một chiều sâu đặc biệt và rõ ràng cũng chưa từng có. Một giáo hoàng mà ba tông huấn đã tạo thành công bất ngờ ở các tiệm sách, vì người ta muốn nghe và đọc các bài của ngài.

Tất cả những gì Đức Bênêđictô XVI mang lại là vừa nuôi dưỡng dân Chúa nhưng cũng để trấn an cho những ai sợ Giáo hội công giáo sẽ không còn lập luận đứng trước các thách thức nhân chủng học của xã hội chúng ta, họ chỉ hài lòng với các bài giảng đôi khi nghèo nàn được nghe trong giáo xứ của mình. Không phủ nhận rằng cũng có các đối lập, dù người công giáo tự hào về giáo hoàng được mọi người tôn kính này, sự giao tiếp lộn xộn và ít trong sáng hơn của Đức Phanxicô làm một số người nghi ngờ.

Đối với người công giáo Pháp, Đức Bênêđictô XVI là cột mốc, một tổng hợp của lịch sử trí tuệ và văn hóa.

Mất mát thứ nhì, Đức Bênêđictô XVI là sản phẩm tinh tuyền của một truyền thống thần học, triết học, lịch sử và nghệ thuật Âu châu. Chắc chắn, đối với người Pháp, ngoài việc Đức Bênêđictô XVI nói được ngôn ngữ của họ một cách hoàn hảo, ngài còn là chuẩn mực, hội tụ lịch sử trí tuệ và văn hóa. Qua sự hiện diện đơn thuần của ngài, dù là một bài phát biểu ngắn, chúng ta cũng có được một di sản rực rỡ và xa xưa mà ngài xử lý các mật mã và các sắc thái với một bản chất tự nhiên phi thường. Thực chất, Đức Bênêđictô XVI là chiếc cầu nối của toàn bộ di san kitô giáo tây phương với các thách thức bất định của thời buổi hiện đại. Ngài mang lại sự vững chắc của một truyền thống, nền tảng của một tư tưởng vừa toàn cầu vừa uyên bác, để trấn an cho người tín hữu lo lắng thấy di sản này bị mất.

Mất mát thứ ba là tông điệu cân bằng và uyển chuyển của bài phát biểu mà hình thức mềm mại có thể làm dịu các điểm dừng của trí tuệ nổi bật. Cách này chúng ta gặp ở một số phong cách bảo thủ nhưng phải uyển chuyển, đó là cách đại diện cho xã hội học trưởng giả ở một số lớn người công giáo Pháp. Thành phần đã đón Đức Bênêđictô XVI ở Viện Invalides năm 2008. Sự đón tiếp nồng nhiệt đa số là từ các gia đình khá truyền thống. 

Thành phần này đã xúc động trước Đức Gioan-Phaolô II, người khôi phục lại lòng nhiệt thành của họ, và họ gắn kết với hình ảnh lặng lẽ và suy nghĩ vững chắc của Đức Bênêđictô XVI. Chúng ta ở trên mảnh đất quen thuộc, trong sự trấn an liên tục, trước khi có các cuộc khủng hoảng làm rúng động giai đoạn cuối triều giáo hoàng của ngài. Đối với một số người Pháp, ít nhất giai đoạn đầu triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI cũng làm cho họ hạnh phúc. Với phong cách của Đức Phanxicô, thô thiển hơn, kém văn minh hơn, khiêu khích hơn, trên điểm này một hình thức an toàn đã không còn.

Đức Phanxicô không cùng một quan tâm về phụng vụ và ít am tường về hồ sơ truyền thống

Khía cạnh cuối cùng có tính cách bên lề hơn vì nó chủ yếu chạm đến môi trường truyền thống, đó là phụng vụ. Năm 2007, với tự sắc về phụng vụ, Đức Bênêđictô XVI biến thánh lễ cổ xưa thành hình thức phi thường của một nghi thức la mã duy nhất, ngài muốn hòa giải các nhu cầu khác nhau của Giáo hội từ ngày có cuộc khủng hoảng của phái Lefebvre, đã có thể quy tụ các gia đình phân tán trên vấn đề này, làm dễ dàng cho sự hiệp nhất giới trẻ, mà người lớn tuổi mong muốn đi ra khỏi các vùng biệt lập và khai trừ. 

Sự công nhận truyền thống phụng vụ này (không đặt vấn đề về tiến trình cải cách) đi đôi với việc giải thích công đồng theo chú giải cải cách trong đường hướng liên tục. Tất cả điều này phù hợp với những người gắn bó với công đồng, nhưng quan tâm đến các phụng vụ đẹp và làm dịu các cuộc cãi vã của những năm 1970-80. Đức Phanxicô không có cùng một mối quan tâm về phụng vụ. Ngài ít am tường về vấn đề truyền thống, một vấn đề mà người Pháp quan tâm nhiều. Ở đây, một số người có thể cảm thấy mình bị bỏ rơi, nhất là khi họ nghĩ – nhưng là nghĩ sai – rằng Đức Bênêđictô XVI đứng về phía họ, đó là hiểu sai về vai trò lịch sử riêng của ngài trong công đồng và trong thần học của ngài. 

Các người con mồ côi của Đức Bênêđictô XVI có hai phản ứng. Một số người theo phong cách của Đức Phanxicô, họ tiếp nhận Thông điệp Chúc tụng Chúa về môi sinh và Tông huấn Niềm vui Yêu thương nhưng cũng không quên tầm quan trọng duy nhất mà Đức Bênêđictô XVI đại diện cho họ trong sự hiểu biết về đức tin. Một số người khác, trong các môi trường cực đoan hơn đã tạo ra một Đức Bênêđictô XVI theo hình ảnh của họ, họ nhanh chóng phủ nhận Đức Phanxicô, mà theo họ không phải vì ngài không đủ phụng vụ hay quá táo bạo nhưng ngắn gọn, ngài “hơi quá cánh tả”. Trong một số trường hợp cực đoan nhất, thậm chí họ còn mượn hồng y Robert Sarah làm con gà nòi, một phần lừa lọc của một số thao túng của người Pháp. Và với họ, họ trở về thời nghi ngờ như thời Đức Phaolô-VI… Với nguy cơ chung quanh các lộn xộn trong việc phát hành quyển sách Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi, mà những người đầu tiên sẽ thấy mình bước vào con đường “thập tự chinh” của nhóm người thứ hai này. 

Đức Bênêđictô XVI là tiền thân của Đức Phanxicô

Những người chống đối giáo hoàng hiện nay và giáo hoàng danh dự, họ chuyên chế hóa sự khác biệt triệt để về tính khí và sắc thái mà chắc chắn đáng kể về một số chủ đề, nhưng họ quên những điểm chính về công bằng xã hội, về môi sinh, về đón nhận người di dân, về linh đạo nội tâm rất sâu đậm, Đức Bênêđictô XVI là tiền thân của Đức Phanxicô. Chắc chắn có một số người, đặc biệt trên các trang mạng xã hội (nơi những lời thóa mạ không giới hạn) ở trong hình thức đối lập và chia rẽ mạnh mẽ này. Mặt khác cũng có những người hoài niệm Đức Bênêđictô XVI, nhưng họ cũng yêu thương Đức Phanxicô. Họ không nói to, không làm ồn nhưng họ nói những gì chính yếu về đời sống Giáo hội, một đời sống được gọi là trung thành.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Đức Bênêđictô XVI: Năm câu hỏi chung quanh quyển sách gây tranh cãi dữ dội

Câu chuyện hiểu lầm về quyển sách “Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi”