“Thay đổi thời” ở Vatican

220

“Thay đổi thời” ở Vatican

la-croix.com, Nicolas Senèze, 2019-12-21

Đức Phanxicô trong buổi chúc lễ Giáng Sinh Giáo triều La Mã ngày thứ bảy 21 tháng 12-2019

Trong bài diễn văn truyền thống chúc Giáo triều nhân dịp lễ Giáng Sinh, Đức Phanxicô đã bảo vệ lô-gích của việc cải cách các thể chế của Vatican, trong một lô-gích “truyền giáo mới” đáp ứng với sự “thay đổi thời.”

“Thời buổi chúng ta đang sống không những chỉ là thời buổi thay đổi, nhưng thật sự là thay đổi một thời”. Sáng thứ bảy 21-12, Đức Phanxicô đã lặp lại những lời này trong buổi chúc lễ Giáng Sinh Giáo triều. Ngài cũng loan báo việc ra đi của hồng y Angelo Sodano, niên trưởng hồng y đoàn trong vòng 14 năm nay, sau khi làm Quốc Vụ Khanh trong vòng 16 năm, các thay đổi mà Đức Phanxicô thấy cần thiết dù gặp kháng cự ở Vatican.

Khi văn bản hiến pháp mới để quản trị Giáo triều sẽ bước vào giai đoạn cuối cùng – các cố vấn của giáo hoàng đảm trách việc này hy vọng sẽ công bố trong năm nay – Đức Phanxicô biết mình còn phải bảo vệ việc cải cách của ngài đứng trước những người, mà qua sự thất bại này, họ mong cho toàn giáo triều cũng thất bại. 

“Một truyền giáo mới, hay tái-truyền giáo là chuyện cần thiết”

Ngài nhấn mạnh: “Mục đích của cải cách là phúc âm hóa. Chúng ta không còn là kitô giáo, ngày nay chúng ta không còn là những người duy nhất tạo ra văn hóa, cũng không phải là những người đầu tiên, cũng không phải là những người được lắng nghe. (…) Đức tin không còn là một giả định rõ ràng của việc sống chung; tệ hơn, đức tin thường bị phủ nhận, bị gạt ra, bị loại, bị chế giễu.”

Vì thế, theo Đức Phanxicô phải có một sự “thay đổi tâm thức trong việc mục vụ”. Nhưng không phải là “mục vụ tương đối” nhưng ở trong đường lối “tân phúc âm hóa” của Thánh Gioan-Phaolô II hay đường lối sáng tạo của Đức Bênêđictô XVI năm 2010, của Hội đồng giáo hoàng Tân phúc âm hóa đảm trách thay đổi của thời đại.

Ngài nhấn mạnh, “Một truyền giáo mới, hay tái-truyền giáo là chuyện cần thiết” và ngài kêu gọi “các thay đổi và các sự chú ý mới (…) trong toàn bộ Giáo triều.”

“Không phải là một Giáo triều La Mã mới, nhưng là một kỷ nguyên mới”

Trong một ghi chú của bài diễn văn, Đức Phanxicô thậm chí đã đi xa đến mức so sánh sự thay đổi này với năng động trong phụng vụ của Đức Phaolô-VI, người thích nói về “kỷ nguyên mới trong đời sống của Giáo hội” hơn là “thánh lễ mới”. “Đây là những gì, một cách tương tự, chúng ta có thể nói về trường hợp của chúng ta: không phải là một Giáo triều mới, nhưng là một kỷ nguyên mới”, Đức Phanxicô viết, ngài biết các kháng cự về thánh lễ mà Đức Phaolô-VI đã gặp…

Vì thế Đức Phanxicô đã bảo vệ một vài điểm chính trong cải cách của mình, mà bản thảo đã được lưu hành trong Giáo triều.

Qua đó là việc sát nhập Bộ Truyền giáo các Dân tộc – việc Đức Hồng y Fernando Filoni, cự lại với cải cách được thay thế bằng Đức Hồng y Phi Luật Tân Luis Antonio Tagle, gần quan điểm của ngài hơn – với Hội đồng giáo hoàng Tân phúc âm hóa, có nghĩa là sự khác biệt không còn giữa các vùng truyền giáo và vùng phúc âm hóa ngày xưa.

“Nhân loại là mã đặc biệt để đọc cải cách”

Ngài cũng nhắc lại tầm quan trọng của việc cải cách truyền thông ở Vatican để đáp ứng với “văn hóa kỹ thuật số rộng lớn, ảnh hưởng sâu đậm khái niệm về thời gian, không gian, nhận thức về bản thân, về người khác và về thế giới, cách truyền thông, học hỏi, thông tin và quan hệ với người khác”.

“Điều này, với sự thay đổi văn hóa, sự chuyển đổi về thể chế và cá nhân để đi từ công việc từng bộ phận (…) qua công việc được đồng bộ kết nối về bản chất.”

Cuối cùng Đức Phanxicô nhắc đến bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện để đưa “Giáo hội theo lô-gích hiện thể của Chúa Kitô, Đấng đảm nhận lịch sử của chúng ta.”

“Giáo triều không phải là một cơ thể tách rời khỏi thực tế”

“Trong những thập kỷ gần đây, bắt nguồn từ truyền thống đức tin và quy về giáo huấn của Công đồng Vatican II, Giáo hội luôn khẳng định tầm cao cả của tất cả ơn gọi của con người mà Chúa đã tạo ra theo hình ảnh của Ngài và giống Ngài để con người thành lập chỉ một gia đình duy nhất; và, đồng thời Ngài tìm cách ôm trọn nhân loại trong mọi chiều kích của Ngài”, Đức Phanxicô nhấn mạnh và tóm tắt “nhân loại là mã đặc biệt để đọc cải cách”.

Chắc chắn, Đức Phanxicô ý thức “sự căng thẳng giữa một quá khứ huy hoàng và một tương lai sáng tạo và chuyển động” trong đó có các thành viên của Giáo triều mà ngài hiểu họ có “khuynh hướng co về quá khứ.” Và Ngài cũng cảnh báo chống lại “sự cứng nhắc làm nảy sinh ra sự sợ hãi thay đổi.”

Ngài kết luận: “Giáo triều không phải là một cơ thể tách rời khỏi thực tế, dù nguy cơ này lúc nào cũng có, nhưng Giáo triều phải được xem và được sống ngày hôm nay trên con đường của những người sống trong lô-gích của sự thay đổi thời đại. Giáo triều là một cơ thể sống và còn sống hơn trong sự toàn vẹn với Tin Mừng’’

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Theo Đức Phanxicô, Giáo triều phải thay đổi để phục vụ nhân loại tốt hơn