Đức Phanxicô bên cạnh người du mục ở Rumani

112

Đức Phanxicô bên cạnh người du mục ở Rumani

Các người du mục có thể chiếm gần 10% dân số Rumani | © J Stimp / Flickr

cath.ch, 2019-05-30

Roms là tên của người du mục, một nhóm người dân tộc thiểu số lớn nhất ở châu Âu, họ là nạn nhân của phân biệt đối xử ở Rumani. Vào ngày cuối cùng trong chuyến đi Rumani, chúa nhật 2 tháng 6 năm 2019, Đức Phanxicô sẽ đến cầu nguyện với cộng đoàn người roms. Người roms còn có tên là “Manouches”, “người du mục”, “người roms”… Có rất nhiều tên để chỉ định cho sắc dân với nhiều nét thực tế này. Theo các nguồn lịch sử khác nhau, cộng đồng này được định nghĩa bởi thuật ngữ “gypsy” (du mục) của các nhà ngôn ngữ học đến từ miền bắc Ấn Độ. Trong thực thể rộng lớn này, dân số người du mục ở Trung Âu hay “roms” là một trong những nhóm vẫn còn quan trọng trong vùng này.

Số liệu chính thức phỏng định có khoảng 3% người du mục ở Rumani, khoảng 10%, hoặc từ 620.000 đến gần 2 triệu người. Sự khác biệt trong các số liệu là do người roms bị kỳ thị, nên gốc gác của họ thường bị lãng quên. Hơn nữa chính quyền thích hạ thấp thực tế của nhóm dân tộc này.

Một dân tộc bị kỳ thị

Nhà nghiên cứu và nhà dân tộc học Martin Olivera, chuyên gia của sắc dân thiểu số cho biết, tình trạng đặc biệt của người roms tại Rumani được giải thích qua thực tế họ là nông nô của người La Mã trong thế kỷ 19. Ở đất nước gắn liền với cội nguồn la-tinh của mình, dân tộc này làm rối loạn vì họ nhắc đến nguồn gốc của đất nước. Ngoài ra, sự nhầm lẫn giữa “roms” và người “Rumani” của người nước ngoài làm trầm trọng thêm sự thù địch của người sau đối với người trước, họ không muốn bị nhầm lẫn.

Bằng cách gặp gỡ cộng đồng này, chắc chắn Đức Phanxicô sẽ tố cáo sự phân biệt đối xử này. Ngày 9 tháng 5, khi tiếp cộng đồng người roms ở Vatican, Đức Phanxicô lên tiếng, ngược với những người ruồng bỏ họ, người roms không phải là “công dân hạng hai”. Vài giờ sau, Đức Phanxicô đã phản ứng với sự phân biệt đối xử của một gia đình người roms ở ngoại ô Rôma, ngài “dứt khoát lên án mọi hình thức thù hận và bạo lực”.

Trước Đức Phanxicô

Trước Đức Phanxicô, năm 2011 Đức Bênêđictô XVI đã hội kiến với hơn 2.000 người du mục ở Vatican. Nhân dịp này, ngài xin dân tộc này “đừng bao giờ cam chịu là đối tượng của áp bức, của ruồng bỏ và khinh miệt nữa”. Đức Bênêđictô XVI cũng nhấn mạnh, châu Âu không nên quên “thảm kịch vẫn chưa được giải quyết” về sự hủy diệt người du mục trong thời Thế chiến Thứ hai.

Về phần mình, Đức Gioan-Phaolô II đã nhiều lần gặp gỡ các phái đoàn người du mục và năm 1997 ngài đã phong chân phước cho người du mục Ceferino Giménez Malla, tử đạo trong thời Nội chiến Tây Ban Nha. Còn Đức Phaolô VI đã thăm cộng đoàn người du mục ở Pomezia, thành phố cách Rôma hai mươi cây số về phía nam.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm:Vì sao việc Đức Phanxicô tưởng niệm các nạn nhân của chế độ cộng sản Rumani là mốc quan trọng 

Đâu là các thách thức trong chuyến đi của Đức Phanxicô đến Rumani?  

Đức Phanxicô phong chân phước cho bảy giám mục tử đạo dưới chế độ cộng sản ở Rumani