Khi lò lửa rực cháy làm bừng lên ký ức
lefigaro.fr, Eric Zemmour, 2019-04-19
“Dù đi nhà thờ hay không đi, người Pháp có Phúc Âm trong máu.” Khi nhìn cảnh Nhà thờ Đức Bà cháy khủng khiếp, câu trên của nhà thơ Pháp André Suarès (1868-1948) đột nhiên mang hết ý nghĩa của nó. Đó là nước Pháp đang cháy trước mắt chúng ta, không thể tin được và quá chấn động. Lịch sử ngàn năm của nước Pháp, vai trò “người con cả của Giáo hội” của nước Pháp, hàng thế hệ để ra hàng thế kỷ để xây dựng tác phẩm nghệ thuật này, tất cả các vua của nước Pháp đã đến đây như người hối tội khiêm hèn, Hoàng đế của nước Pháp được tấn phong tại đây, các Tổng thống nước Cộng hòa đến đây xin Đấng Quan Phòng bảo vệ quân đội của mình. Bỗng “tất cả các cuộc tranh cãi về “gốc rễ kitô giáo ở Pháp” trở nên vô ích và lố bịch. Nó hiển nhiên đến mức mà mọi lập luận đều hời hợt. Đối với người bên ngoài đang than khóc cho Nhà thờ Đức Bà, thì đây là một thực tế không bàn cãi gì nữa. Để diễn giải công thức của sử gia Marc Bloch (1886-1944), người đã giải thích những ai không rung động khi lễ đăng quang ở Reims, cũng không rung động ở lễ Liên bang sẽ không bao giờ hiểu lịch sử nước Pháp, chúng ta có thể nói những người không khóc khi nóc tháp bị cháy, họ không phải là người Pháp.
Đa số chúng ta hiểu điều này. Dù vậy có một số người còn cố làm cho lệch đi, như ông Jean-Luc Mélenchon (chính trị gia Đảng Xã hội), với tài năng hùng biện cố hữu của mình, ông đem nhà thờ chính tòa ra xa đức tin công giáo để nhấn mạnh đến chủ nghĩa duy lý các kỹ sư của ông, qua tính toán toán học tài tình, họ đã thoát ra khỏi trụ đỡ của mê tín. Phải làm cho nhà thờ chính tòa là biểu tượng của những người chống thuốc phiện của dân tộc, họ phải làm! Nhất là ông không hiểu, hoặc làm bộ không hiểu phong cách kiến trúc gô-tic, hãnh diện vươn lên đến trời, thể hiện chính xác tinh hoa của sự tổng hợp kitô giáo vào thời Trung cổ, để lý trí phục vụ đức tin, trong khi ở phía bên kia bờ biển Địa Trung Hải, cũng cùng thời, người ta khước từ lý trí can thiệp vào đức tin. Hai nền văn minh xa nhau không cách gì cứu vãn.
Chính xác trên các trang mạng xã hội, các người hồi giáo vui mừng không dè dặt, họ gọi đây là sự trả thù của Allah đối với những người bất trung mà vài ngày trước đó đã chế nhạo trung tâm hồi giáo Mecca. Cũng phải nói cho đúng, một số người đồng tôn giáo của họ kêu gọi họ im lặng. Liên hiệp các nhà thờ hồi giáo Pháp xin người hồi giáo cầu nguyện cho nhà thờ chính tòa. Bầu khí căng thẳng này nhắc cho chúng ta nhớ, vụ cháy Nhà thờ Đức Bà không phải là lần đầu tiên, nhưng hàng loạt vụ phá hoại nhà thờ gần đây đã không làm cho ai cảm thấy chướng mắt. Một người Pakistan bị bắt và bị kết án vị đã phá hủy các vật thiêng liêng ở nhà thờ chính tòa Saint-Denis; sau vụ cháy ở nhà thờ Saint-Sulpice, cảnh sát điều tra theo hướng hành vi cố tình phạm tội; luật pháp kết án một nữ khủng bố, bà Inès Madani đã chất đầy chất nổ trên xe để cố tình gây hỏa hoạn cho Nhà thờ Đức Bà Paris. Đó là năm 2016. Đã là quá.
Người dân thành phố Paris cầu nguyện cho Nhà thờ Đức Bà của họ
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: “Cứu hay chết”: Các anh hùng của Nhà thờ Đức Bà
Đức Tổng Giám mục Michel Aupetit: “Cho Nhà thờ Đức Bà là cho cả trái tim của mình”