Yêziđi: Nadia Murad kêu gọi sự bảo vệ quốc tế cho người Yêziđi

204

Yêziđi: Nadia Murad kêu gọi sự bảo vệ quốc tế cho người Yêziđi

la-croix.com, Pierre Cochez, 2018-12-12

Ngày 10 tháng 12, cô Nadia Murad, người được Giải Nobel Hòa Bình năm 2018 kêu gọi bảo vệ cho các nạn nhân bị diệt chủng ở Yêziđi. 

Cô Nadia Murad trong bài diễn văn nhận Giải Nobel Hòa Bình ở Oslo ngày 10 tháng 12-2018. / Berit Roald/EPA/MaxPPP

Khi nhận giải Noel Hòa bình năm 2018, cô Nadia Murad, 25 tuổi, xin cộng đồng quốc tế bảo vệ dân tộc mình và giải thoát hàng ngàn phụ nữ và trẻ em còn ở trong tay lực lượng khủng bố hồi giáo.

Trong bài diễn văn nói bằng tiếng Kurde, cô xin: “Nếu cộng đồng quốc tế thật sự mong muốn bảo vệ các nạn nhân của vụ diệt chủng này (…) thì họ phải làm việc ở tầm mức quốc tế”.

3 000 phụ nữ luôn bị lực lượng khủng bố hồi giáo cầm giữ

Nhân vật đầu tiên người Irak nhận giải cao quý này bây giờ cô Nadia Murad theo đuổi “cuộc chiến” để các nước phương Tây đón nhận những người Yêziđi biệt xứ và các vụ thảm sát người Yêziđi năm 2014 của nhóm Hồi giáo ISIS phải được xem là một vụ diệt chủng. Bốn năm sau các phụ nữ Yêziđi sinh sống như thế nào? Từ đầu năm 2014, nhóm Hồi giáo ISIS đã xâm chiếm đồng bằng sông Ninivê (Irak) làm cho nhiều người dân Yêziđi bị chết và hàng ngàn người buộc phải di dân về miền bắc Irak. Hàng ngàn người thuộc sắc dân thiểu số này bị bắt cóc, bị biến thành nô lệ của họ.

Như hàng ngàn phụ nữ Yêziđi khác, cô Nadia Murad bị bắt, bị tra tấn, bị hiếp, bị trao đổi sau khi nhóm Hồi giáo ISIS tấn công vào làng của cộng đoàn nói tiếng Kurde ở miền bắc Irak năm 2014. Đào thoát được, bây giờ cô chiến đấu cho các phụ nữ và trẻ em mà theo cô hiện nay có hơn 3000 người đang ở trong tay của nhóm Hồi giáo ISIS.

Cô cho rằng: “Không thể hình dung được lương tâm của các nhà lãnh đạo 195 nước trên thế giới lại không huy động để giải phóng các phụ nữ này. Nếu đây là một thỏa thuận thương mại, một mỏ dầu hỏa, một tàu chở vũ khí thì chúng ta tin chắc, không một cố gắng nào mà không được làm để giải thoát”.

Một tôn giáo có từ 4000 năm nay

Dân tộc thiểu số người Yêziđi là một trong các dân tộc có đời sống bấp bênh mong manh nhất ở Irak. Họ sống trong các vùng núi xa xôi hẻo lánh Kurdistan miền bắc Irak. Cộng đồng người Yêziđi theo tôn giáo đơn thần huyền bí. Nguồn gốc đức tin của họ là đạo Thiện có ở Iran gần 4000 năm nay, qua việc thờ phượng Mithra. Nhưng với thời gian, họ thêm các yếu tố của đạo hồi giáo và kitô giáo vào đạo của họ.

Thiếu sách thiêng liêng và được tổ chức theo đẳng cấp, người Yêziđi cầu nguyện hướng về mặt trời và tôn kính bảy thiên thần mà thiên thần chính là Melek Taous. Người Yêziđi có truyền thống cấm lập gia đình với người ngoài cộng đoàn và có các giới hạn theo đẳng cấp. Họ có các thủ tục cấm như cấm ăn rau xà lách laitue và cấm mặc áo màu xanh da trời nên họ bị những người gièm pha cho họ là ma quỷ.

Các cố gắng để tìm bằng chứng các vụ thảm sát

Dưới thời Saddam Hussein, hàng ngàn người trốn khỏi xứ để khỏi bị bách hại, họ đến Đức là chủ yếu. Hiến chương Irak năm 2005 công nhận quyền thờ phượng của họ và dành cho họ ghế ở Quốc hội và Nghị viện độc lập người Kurde.

Trước khi có các vụ khủng bố của nhóm Hồi giáo ISIS, ở Irak có gần 550 000 người Yêziđi, trong số này có gần 100 000 đã rời xứ, có người đến Kurdistan, tại đây đa số vẫn còn ở trong các trại tị nạn. Tháng 9 năm 2017, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã có giải pháp đề nghị nước Anh giúp Irak thu thập các bằng chứng về các tội ác này của nhóm Hồi giáo ISIS.

Tháng 8 năm 2018, các nhân viên điều tra Liên Hiệp Quốc đã thu thập được các bằng chứng về các vụ thảm sát thương tâm mà người dân Yêziđi đã phải gánh chịu. Ngày 5 tháng 12 – 2018, người lãnh đạo nhóm làm việc Liên Hiệp Quốc cho biết các cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc sẽ bắt đầu vào đầu năm 2019.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Bài diễn văn nhói lòng của Bác sĩ Denis Mukwege, Giải Nobel hòa bình năm 2018

Bài diễn văn nhói lòng của Bác sĩ Denis Mukwege, Giải Nobel hòa bình năm 2018