Thành kiến

135

Thành kiến

Trích sách “Không trả lời có, cũng không trả lời không”, tác giả Tomi Ungerer. Nxb. l’écoles des loisirs. 

Tại sao trong các câu chuyện, người Đen khi nào cũng là người dữ?

Vì sao có một số người thích chế giễu?

Mình có phải tôn trọng người dữ không?

Tại sao trong các câu chuyện, người Đen khi nào cũng là người dữ?

Elisa, 6 tuổi  

Con nói về người Đen như vậy làm ông ngạc nhiên. Con phải cho ông một ví dụ, vì chung chung ông thấy ngược lại. Chẳng hạn trong câu chuyện Túp lều chú Tom, người Đen thường là nạn nhân của bất công và nô lệ.

Nhưng cũng đúng, vì đôi khi trong các album xưa, chúng ta thấy các bộ lạc ăn thịt người nấu các nhà truyền giáo, ông thấy họ có lý. Dù đã bị nấu chín, theo ông, các nhà truyền giáo vẫn còn dai và còn nhiều thịt.

Vì sao có một số người thích chế giễu?

Zakaria, 9 tuổi

Chung chung, chế giễu là một hình thức ác độc. Chế giễu người khác là bất công chỉ vì họ khác biệt, yếu kém, tật nguyền.

Không có gì xấu bằng khi một nhóm hè nhau đi chế giễu một người vô tội, một người bị cô lập nào đó. Loại chế giễu này đáng khinh vì nó hèn.

Chế giễu thường là do thành kiến và kỳ thị. Ông còn nhớ sau chiến tranh, ông có một giáo sư tiếng Pháp có ác cảm với học sinh vùng Alsace và thích giễu giọng nói của các em này. Còn ông thì rất thích đọc, giáo sư giễu ông: “Con phải làm mất giọng tiếng Đức của con trước khi học văn chương.” Đó là thời mà khắp nước Pháp, người ta chế giễu người vùng này là “thứ người Đức dơ bẩn”. Ông không biết khi người ta gọi người Do thái dơ bẩn, người Ả rập dơ bẩn, người Da đen dơ bẩn là như thế nào… Ông đã phản ứng lại như thế nào? Không những ông giữ giọng của mình, ông còn trau dồi nó vì nó tượng trưng cho căn tính của ông và ông hãnh diện về giọng nói này.

Mặt khác, cũng như trào phúng, chế giễu cũng là một phần công việc của ông. Nhưng ông chỉ dùng hình thức chế giễu trong các hình vẽ, các câu chuyện, để tố cáo các tật xấu, các chuyện kỳ cục của xã hội, các nhân vật có trách nhiệm, nhất là  các chính trị gia. Trên lãnh vực này, với ngòi bút của ông, ông kiên trì tố cáo và ông rất thích làm.

Tuy nhiên để giữ thăng bằng, ông cũng tự chế giễu mình, với con người của ông, với những gì ông làm, ông cố ý chế giễu mình. Dù sao, tất cả chúng ta đều là nhà biếm họa của chính mình.

Mình có phải tôn trọng người dữ không?

Gaby, 6 tuổi

Chúng ta luôn cố gắng quyến rũ họ để cố tìm một chút dễ thương ở họ, cái mà người ta gọi là có óc “thực tiễn”. Những người đểu cáng, những người hay càu nhàu, những ông ba bị tất cả đều rất nhạy cảm.

Ông đã kể câu chuyện của em bé Zeralda, người có khiếu nấu ăn, em làm những món ăn nhỏ, biến con quỷ ăn thịt người thành món ăn vùng quê, còn hơn là các em bé khác có thói quen ăn sống… ôi ghê thiệt!

Như thế phải tôn trọng mấy người dữ, không phải vì họ dữ mà vì họ sẽ là người dữ. 

Trích sách “Không trả lời có, cũng không trả lời không”, tác giả Tomi Ungerer. Nxb. l’écoles des loisirs. 

Marta An Nguyễn dịch 

Xin đọc thêm:  

Súc vật

Tình bạn  

Tình yêu

Tiền bạc

Hành tinh và Vũ trụ

Trẻ con và người lớn 

Gia đình  

Con người và bản chất con người

Đạo đức và Xã hội

Cái chết

Thiên nhiên và Khoa học 

Sợ