Cuộc chiến chống khiêu dâm: “Giáo hội có một vai trò để đóng”
cath.ch, 2018-11, 30
Giáo hội có một vai trò để đóng để tránh cho người bị nghiện khiêu dâm không cảm thấy mình bị “cô lập, không xứng đáng để được yêu thương” | © Pixabay
Phỏng vấn ông Vinciguerra trong lần Vatican khánh thành cuộc họp chưa từng có về nghiện ngập và ma túy được tổ chức từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 – 2018 do bộ Phát triển nhân bản toàn diện tổ chức.
Theo ông Tebaldo Vinciguerra, nhân viên của bộ Phát triển nhân bản toàn diện thì Giáo hội có một vai trò trong việc tránh cho người bị nghiện khiêu dâm không cảm thấy mình bị “cô lập, không xứng đáng để được yêu thương.”
Đâu là tình trạng về nạn nghiện khiêu dâm trên thế giới?
Tebaldo Vinciguerra: Vắn tắt, ngày càng có nhiều người, ngày càng dễ dàng và ngày càng có những người nghiện rất trẻ. Các nước đang phát triển đang nhanh chóng bắt kịp các nước kỹ nghệ nhất. Với sự gia tăng với cả phụ nữ, các người phối ngẫu, các tu sĩ, họ cũng không tránh được. Các nghiên cứu thần kinh học đã thiết lập được sợi dây liên hệ giữa một mặt là tiêu thụ các hình ảnh khiêu dâm kích thích và một mặt là chức năng của một vài bộ phận trên não, cái mà người ta gọi là “mạch bù trừ”: các dây liên hệ này tương tự như khi dùng ma túy. Khi kích thích và sảng khoái xong thì đương sự rơi vào trống rỗng, buồn bã và họ cảm thấy có nhu cầu bắt đầu xem lại. Tuy nhiên với khiêu dâm, thì không có hóa chất cũng như rượu xâm nhập vào.
Đứng trước các “cấu trúc” bất ổn này chúng ta phải nghĩ đến “cấu trúc ơn sủng”
Tại Pháp chỉ vài tháng trước, giáo sư Israel Nisand thuộc trường Cao đẳng Phụ khoa và sản khoa đã lên tiếng báo động khi ông nói về các em bé từ 9 đến 10 tuổi đã xem sản phẩm khiêu dâm hàng giờ! Những người khác cũng đã làm như vậy, ngay cả trong Giáo hội: Tôi nghĩ về cuốn sách Tự do để yêu thương (Libre pour Aimer) do Cộng đoàn Emmanuel xuất bản hoặc thư mục vụ của giám mục người Mỹ Paul Loverde.
Giáo Hội có thể mang đến phương thuốc chữa cho nạn nghiện khiêu dâm không?
Chắc chắn, chiều kích thiêng liêng là quan trọng cho bất cứ tiến trình chữa lành nào, cho mọi động lực đưa đến một sự cải thiện cho mọi tình huống. Cái bẫy đặc biệt nguy hiểm cho tín hữu kitô, cho người công giáo là cảm thấy bị cô lập, không xứng đáng để được yêu thương sau mỗi lần sa ngã lại.
Vì thế Giáo hội mang lại sứ điệp yêu thương và tha thứ của Đấng cứu rỗi có một vai trò đặc biệt trong chủ đề này. Khi khiêu dâm làm giảm vai trò tính dục và làm hoen ố tình yêu không điều kiện thì mục tử phải đề nghị sự chữa lành để mang lại ánh sáng.
Điều này không chỉ giới hạn vào sự cần thiết có đường hướng mục vụ về chủ đề này, cũng không giới hạn vào việc giáo dục tình dục và yêu thương, nhưng là một sự hợp tác lành mạnh với các cơ quan cũng như với môi trường khoa học nhân bản và y khoa. Tôi biết nhiều linh mục làm việc với các nhà chữa trị, và các trị liệu gia cung cấp dữ kiện cho các linh mục về vấn đề này. Cần phải phát triển sự hợp tác này thêm.
Kỹ nghệ khiêu dâm cực kỳ mạnh, xã hội có phương tiện nào để đương đầu không?
Kỹ nghệ này mạnh vì nó đa dạng, nhiều công ty lớn khai thác một cách tài tình, cùng với một đội ngũ các trang mạng nhỏ, các nhà sản xuất địa phương, các người tài tử, mại dâm qua webcam.
Đứng trước các “cấu trúc” bất ổn này chúng ta phải nghĩ đến “cấu trúc ơn sủng”. Sự tương trợ của cha mẹ, của môi trường khoa học và y khoa, của các nhà giáo trong Giáo hội là cần thiết. Giáo dục giới tính và yêu thương là một trong các điểm mạnh của Tông huấn Niềm vui Yêu thương (Amoris laetitia, 2016), đã được phát động kịp thời trong một cái nhìn toàn diện và phù hợp với tuổi của các trẻ em. Những người nhận được yêu cầu giúp đỡ hoặc nhận thấy mình ở trong tình trạng đau khổ, họ không bao giờ được coi thường các tình trạng này, nhưng biết cách ứng xử, biết cách hướng dẫn và nhất là biết lắng nghe.
Mỗi người phải có khả năng xác định và tránh những lúc dễ có nguy cơ, khi họ bị cám dỗ mạnh. Thời gian chuẩn bị đính hôn, các khóa học hôn nhân và xưng tội là những lúc thuận tiện để can thiệp.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Bảy lý do bạn phải vứt sản phẩm khiêu dâm vào thùng rác
Martin Steffens: “Nạn khiêu dâm là hình ảnh sai lệch về một ước muốn thực sự”