Tò mò, bàn tay phụ cho xáo trộn

403

Tò mò, bàn tay phụ cho xáo trộn

fr.aleteia.org, Linh mục Dòng Tên Jean-François Thomas, 2018-11-22

Trong thói tò mò có ước muốn tự mình kiểm soát những gì Chúa Quan Phòng cho. Đó là một loại cưỡng hiếp tương lai làm cho tò mò phụ một tay trong việc làm xáo trộn vũ trụ.

Khi còn nhỏ chúng ta thường nghe người lớn căn dặn lui tới – ít nhất là khi các nguyên tắc đạo đức còn được dạy ở nhà và cả ở trường học – rằng tò mò là một tật xấu. Sự lặp đi lặp lại của người lớn chắc chắn là để chúng ta chừa tật xấu này, nếu không họ đã không chú tâm đến như thế. Dù sao cũng không phải là xấu nếu chúng ta được căn dặn như thế. Vậy là đã đi được nửa đường. Bây giờ chúng ta phải thận trọng và đừng rơi vào cái bẫy mà nó có thể che giấu hoặc gây ra nhiều tệ nạn khác. 

Một loại cưỡng hiếp tương lai

Than ôi, từ hiếu kỳ hợp pháp dẫn đến tò mò chỉ có một bước, như tất cả chúng ta đều biết kinh nghiệm đau buồn của người mẹ chung Eva của chúng ta, và chúng ta cũng chẳng thoát được lâu khỏi kinh nghiệm đau buồn này, vì đến lượt chúng ta, chúng ta cũng rơi vào bẫy này. Phải nói rằng, tổ tiên trong đức tin của chúng ta không phải là tấm gương tốt trong việc này. Bắt đầu là bà Sarah, vợ của ông Abraham, ngay từ ngoài lều, bà đã tò mò nghe câu chuyện của chồng với ba người khách Chúa gởi đến: khi nghe mình sẽ có con, bà cười trộm vì bà “hiếm muộn” và “đã quá tuổi”!  Bà sợ hãi khi Chúa cho Abraham biết vợ ông đang cười và nghi ngờ lời hứa đó. Bà sợ vì bà tò mò, biết là mình đã nghe những gì không nên nghe lúc đó. 

Bà Sarah, ông Abraham và ba thiên thần

Thói tò mò luôn dẫn đến việc muốn biết trước, cái gì nên ở trong bóng tối hoặc sẽ được loan báo sau khi đã hội đủ các yếu tố để đương sự hiểu điều họ vừa khám phá. Trong tò mò có một loại cưỡng hiếp tương lai và ước muốn tự mình kiểm soát những gì mà bình thường chỉ có Chúa Quan Phòng ban cho nếu Ngài thấy là hữu ích và cần thiết.

Những gì không thuộc về chúng ta

Vào thời vua Đavít, khi di chuyển Quyển sách Thứ nhì của Samuel về Giêrusalem, Út-da và Ác-giô, các con của ông A-vi-na-đáp điều khiển cỗ xe chở Hòm Bia. Ông Ác-giô đi trước. Khi đoàn người tới sân lúa Na-khôn, thì ông Út-da giơ tay ra về phía Hòm Bia Thiên Chúa và giữ lại, vì con bò trượt chân. Đức Chúa đánh phạt ông tại chỗ vì lầm lỗi đó. Ngôn ngữ Thánh Kinh nói đây là vì ông tò mò. Tò mò là nắm trong tay cái gì không thuộc về mình, cái gì thuộc về người khác, cái gì thiêng liêng mà Chúa muốn cho người nào mà Ngài chỉ định, chứ không phải cho chúng ta. Nếu tính hiếu kỳ là hợp pháp để học, để có hiểu biết, để phát triển trí thông minh thì đó không phải là tò mò, có nghĩa là vi phạm sự mật thiết của người khác, tự cho mình có một quyền nào đó trên bí mật chỉ ở trong tâm hồn người kia.

Nước đã tràn ra

Nhà văn Jules Renard trong tập Nhật ký (Journal) xuất sắc của mình, ông đưa ra hai suy tư chính xác: “Bằng cách lấy sự thật ra khỏi giếng, những người tò mò làm đổ nước tràn lan khắp nơi.” Và: “Khi chúng ta phạm lỗi tò mò, chúng ta nghĩ khi khuyên người khác kín đáo hơn thì mình được miễn cho chính mình.” Chúng ta thường vui thích lội trong làn nước tràn lan này. Có bao nhiêu câu chuyện quanh bàn ăn chỉ quay chung quanh chuyện tò mò, muốn nói những chuyện giật gân, mà tàn dư của sinh hoạt đầu óc tầm thường chỉ đi kiếm những gì không dính đến mình? Chúng ta sống trong thời buổi mà đa số các tin được cho là mới chỉ là một lô các chuyện tò mò mà nguồn gốc mù mờ của nó không được kiểm chứng. Tất cả được tung ra một cách cẩn thận qua các trang mạng xã hội. Vì thế chúng ta không nhận ra mình luôn sống trong môi trường tò mò. Mỗi người phơi ra công chúng những gì nên che giấu.

Và rồi có các chuyên gia, các người ở trong nghề – kể cả hàng giáo sĩ mà theo lẽ phải là người giữ kín đáo – có tính tò mò không lành mạnh , họ xem mọi phương tiện đều tốt để đạt mục đích, chung chung là không có lý do chính đáng, những người bẩm sinh thích lục lọi, họ không tôn trọng lương tâm cũng như đời sống riêng tư của người khác. Đây mới là chuyện xấu xa nhất, vì tò mò không còn đơn thuần ở ngồi lê đôi mách mà dựng lên thành một nghệ thuật sống. Họ là những con quái vật nghe ngóng, không biết xấu hổ. Họ chăm sóc, như nhà văn Jules Renard nêu ra, bắt người khác phải kín đáo còn mình thì không, để mài dủa tính tò mò của tất cả mọi người cho những gì không thuộc về họ. Sách Thánh nhắc chúng ta đừng ràng buộc với người nào không biết giữ bí mật. Bản chất của Chúa là giữ mọi sự trong lòng, như Đức Mẹ. Chúa Kitô biết tất cả mọi sự trong cái bất toàn và không có gì thuộc về con người mà Ngài không biết, nhưng Ngài không loan ra những gì Ngài biết. 

Phụ một tay cho sự rối loạn

Những người tò mò thường là những người tham lam, muốn đục thủng bí mật của người khác để biết những gì người kia có và con người của người kia. Tại sao lại chăm chăm nhìn vườn bên cạnh khi khi mình kiên nhẫn và yêu thương căn vườn của mình? Hoàng đế thuộc phái khắc kỷ Marc-Aurèle đã từng nói trong Tư tưởng của ông: “Ngay từ bình minh, tôi nói trước: tôi sẽ gặp một người tò mò, một người vô ơn, một người xấc xược, một người gian dối, một người ghen tị, một người ích kỷ.” Chắc chắn, các cuộc gặp gỡ hàng ngày không phải chỉ tuyền những gặp gỡ bất ngờ không ưng ý, nhưng các phiền toái này lại là đời sống hàng ngày của chúng ta mà chúng ta thích tránh, miễn là chúng ta đừng rơi vào cái bẫy của chính mình, tò mò với lý do để bảo vệ mình khỏi những người vô giáo dục, những người dữ dằn.

Biết cầm lòng, biết im lặng, đây là nghệ thuật sống mà người ngày nay ít trau dồi. Đây là điều không tránh được ở thời buổi mà sự rối loạn trong tâm trí, trong tâm hồn thống trị. Thay vì để mỗi việc vào đúng chỗ của nó,thì chúng ta làm quan tòa để quyết định mọi thứ phải lộn xộn. Tò mò là phụ một tay vào việc làm xáo trộn vũ trụ vì nó dời một cục đá làm cho các cục đá khác rớt theo.  Trong khôn ngoan của mình, Thiên Chúa đã chuẩn bị chỗ nào việc đó và Ngài đã dự định trước, không phải ai cũng biết tất cả ai. Vô ích để tò mò muốn vượt lên thứ tự đúng mà Ngài đã lập ra.

Tò mò là một tật xấu kéo chúng ta phạm các tật xấu khác còn nặng hơn. Chúng ta cũng cười như bà Sarah khi chúng ta ngạc nhiên. Tuy nhiên đừng để thói quen xấu này chận lại lòng bác ái đích thực.

Marta An Nguyễn dịch