Ở bên đầu giưòng của mọi người

195

Ở bên đầu giưòng của mọi người

la-croix.com, Sébastien Maillard, 2014-05-08

“Đứng trước tình thế ở Ukraine, phải đề nghị Đức Phanxicô điện thoại cho Poutine”, những người chung quanh Vatican đã nghĩ như thế để tìm phương cách nào thức tỉnh lương tâm của Tổng thống Nga. “Để dân chúng chú ý hơn các buổi họp về vấn đề thay đổi khí hậu thế giới sẽ tổ chức ở Paris năm 2015 sắp tới, phải xin Đức Phanxicô làm một hành vi mạnh nào cho môi sinh”, phía chính phủ Pháp đề nghị. “Chuyến đi Đất Thánh sắp tới có thể khuyến khích cho tiến trình hòa bình của Do Thái-Palestine”, nhiều người đánh giá như vậy. “Ngài chống tất cả sự quá độ man rợ của chủ nghĩa tư bản”, nhiều người ca ngợi ngài. Tháng ba vừa qua báo Corriere della Sera hỏi: “Vì sao ngài không nhắc đến Âu châu?”.

Đức Phanxicô được gọi để đến bên đầu giường cho tất cả mọi cơn khủng hoảng. Ngoại trừ nước Trung quốc khổng lồ, còn ngoài ra các nhà lãnh đạo khắp nơi đều chạy đến bên cạnh ngài, mời ngài đến thăm đất nước họ. Ngày 9 tháng 5, ngài sẽ tiếp kiến Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban Ki-moon.

“Ngài là tiếng nói duy nhất mà người dân của thế giới ngày nay nghe”, một giáo sư Do Thái của một trường Đại học Mỹ có dịp đi qua Rôma nói. “Ngài lấp khoảng trống không”, một nhà ngoại giao tóm tắt nói, ông ngạc nhiên vì tiếng vang về việc chống đối sự can thiệp của quân đội Tây phương trong cuộc xung đột ở Syria do giáo hoàng kêu gọi vào tháng 9 vừa qua. «Ngài thay thế Mandela”, một nhà quan sát quốc tế nói.

Trên thực tế, Đức Phanxicô là một nhà lãnh đạo thiêng liêng, mà tầm ảnh hưởng vượt quá biên giới của Giáo hội Công giáo. Nhưng “người của năm 2013” được nâng lên tầm lương thức cao cả của nhân loại ngoài ý muốn của ngài. Jorge Bergoglio ít đi đây đó trên thế giới. Ngài bỏ công sức vào việc cải cách Giáo triều La Mã. Ngài chỉ nói tiếng Ý, thỉnh thoảng tiếng Tây ban nha. Ngài có vẻ ít thích các tin nhắn buổi urbi et orbi cho toàn thế giới trong những ngày lễ lớn nói đi từ ban công Đền thờ Thánh Phêrô, ngài xem đó là một bổn phận bắt buộc. Ngược với Thánh Gioan-Phaolô II, ngài ít tham gia vào các vấn đề địa lý-chính trị dù ngài là giáo hoàng đầu tiên ở miền Nam thế giới.

Nhưng với chức vị của ngài, mỗi tuần ngài phải tiếp các nhà lãnh đạo khắp nơi trên thế giới, tiếp các giám mục đến thăm. Ngài đọc báo và thường nhắc đến các tin tức nào làm ngài xúc động, hình ảnh nào đập vào mắt ngài. Ngài để lộ cảm xúc tức giận, xấu hổ, dịu dàng, khóc buồn, ngài đau lòng vì “sự toàn cầu hóa của tính dửng dưng”, ngài lên án việc này bằng cách đi đến Lampedusa vào ngày 8 tháng 7 năm 2013 như một hành vi có tính biểu tượng.

Ngài muốn Giáo hội của mình mang hình ảnh của một “bệnh xá miền quê”, nơi tận tình săn sóc cho tất cả những người bị thương của một thế giới mất định hướng. Ngài mời gọi các giám mục đừng khoanh tay trước các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước mình nhưng phải trực tiếp can thiệp, có những biện pháp cụ thể, nhất là dấn thân chống lại nạn thất nghiệp. Chính ngài kéo theo Tòa Thánh, thông qua các Học Viện Giáo hoàng, trong việc chống lại nạn buôn người và mafia. “Ngài mở đầu cho một tiến trình để Giáo hội có mặt hơn trong thế giới, trong thực tế”, ông Andrea Riccardi, sáng lập viên cộng đoàn Sant’Egidio giải thích: Giáo hội khiêm tốn và nghèo của ngài không có nghĩa là một Giáo hội “hụt cái hẹn của mình với lịch sử”.

Tuy nhiên, Jorge Bergoglio tự cho mình không phải là “superman”, theo cách nói của tờ báo Corriere della Sera trong buổi phỏng vấn ngài. Giáo hội Công giáo không vẽ biên giới cho Ukraine, Syrie hay bất cứ một quốc gia nào. Và Vatican không có “binh đoàn” nào. Nhưng các bạo lực ngày nay ít nhiều có tính liên quốc gia mà thường thường là nằm trong cấu trúc của quốc gia đó do các sỉ nhục, do mất tin tưởng, do không có tầm nhìn. Để cổ động cho loại “văn hóa của gặp gỡ”, “của đối thoại” tùy theo cách nói. Để mang lại ý nghĩa cho các chữ tình huynh đệ, để nậng giá trị của những người trẻ nhất, người già nhất, Đức Phanxicô không làm im tiếng súng nhưng sức tỏa chiếu quốc tế của ngài đã trợ giúp, ngài tìm cách chạm vào lương tâm của những người chống lại nó.

Nguyễn Tùng Lâm dịch