Cuối cùng Giải Nobel hòa bình được trao cho những người Nhật sống sót sau các vụ dội bom nguyên tử

362

la-croix.com, Yuta Yagishita, đặc phái viên ở Tokyo, 2017-10-06

Người dân tưởng niệm các nạn nhân của Hiroshima ở đài tưởng niệm hòa bình ngày 6 tháng 8 – 2017. / STR/AFP

Ở Nhật, việc trao Giải Nobel hòa bình cho Chiến dịch Quốc tế loại trừ vũ khí nguyên tử (Ican) được xem như việc nhìn nhận các đau khổ của những người “hibakusha”, nạn nhân của bom nguyên tử.

Đối với các nạn nhân của bom nguyên tử dội xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki và cho tất cả những người chiến đấu trong công việc bài trừ vũ khí nguyên tử tại Nhật, ngày 6 tháng 10 – 2017 là ngày của tưởng thưởng. Một giây phút sâu đậm đền bù cho hơn 70 năm chiến đấu của họ.

Một cuộc chiến đấu rất mạnh ở Nhật

Khi loan báo quyết định trao Giải Nobel hòa bình cho Chiến dịch Quốc tế loại trừ vũ khí nguyên tử (Ican) về các cố gắng của họ nhằm loại bỏ vũ khí nguyên tử, Hội đồng giải Nobel Na-Uy đã ghi công một cuộc chiến đặc biệt rất mạnh ở Nhật, hoạt động của họ đã tăng cường trong các tuần vừa qua vì có căng thẳng mạnh giữa một bên là Mỹ và Nhật và bên kia là Bắc Hàn.

Bà Beatrice Fihn, người Thụy Điển, điều hành Chiến dịch Ican tuyên bố khi nghe tin: “Đây là một món quà rất quan trọng cho các nạn nhân của các vụ dội bom và các thử nghiệm nguyên tử. Peace Boat, tổ chức bài trừ vũ khí nguyên tử ở Nhật đã cọng tác với tổ chức Ican đã khen ngợi lòng can đảm của những người sống sót trong các vụ dội bom ở Hiroshima và ở Nagasaki, họ đã chia sẻ “kinh nghiệm khủng khiếp” của họ. 

Một người sống sót đã xúc động khóc

Peace Boat thuộc nhóm thử nghiệm quốc tế Ican có trụ sở ở Tokyo do ông Akira Kawasaki cùng điều khiển, khi nghe tin, mọi người hân hoan vui sướng, một vài người xúc động chảy nước mắt. Ông Nobuo Miyake, 88 tuổi, người sống sót ở Hiroshima cho biết ông “tràn ngập niềm vui”. Ông thổ lộ: “Tôi quá sức hạnh phúc đã sống đến giây phút này, nhưng tôi đặc biệt nhớ đến các nạn nhân đã chết. Tôi hy vọng thế hệ trẻ tiếp sức trong cuộc chiến đấu này”.

Con đường đưa đến việc loại trừ vũ khí nguyên tử vẫn còn chông gai. Những người chiến đấu cho việc loại trừ vũ khí nguyên tử và những người sống sót “hibakusha” bị thiệt thòi vì nước Nhật là nước duy nhất bị dội bom nguyên tử, Cùng với nước Pháp và Mỹ họ đã tẩy chay thỏa hiệp cấm vũ khí nguyên tử của Liên Hiệp Quốc vì “những nước có vũ khí nguyên tử không tham dự nên sẽ khó cho nước Nhật tham dự một cách nghiêm túc và xây dựng”, ông Nobushige Takamisawa đại diện phái đoàn Nhật giải thích như trên trong lần thương thuyết để có chữ ký vào tháng 3 vừa qua.

Những người chiến đấu cho việc giải trừ vũ khí nguyên tử hy vọng với giải Nobel sẽ có thể thay đổi tiến trình. Trong một bản thông báo của tổ chức Peace Boat ngày 6 tháng 10, ông Akira Kawasaki tuyên bố: “Giải Nobel khuyến khích cho các nước chưa ký hiệp ước sẽ ký”. Theo ông, bây giờ điều thiết yếu là “tiếp tục công việc cho đến khi thỏa ước trở nên một tiêu chuẩn quốc tế cực mạnh (…) và các vũ khí nguyên tử cuối cùng sẽ được loại bỏ hẳn”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch