Triết gia Simone Weil trong bảy câu trích

693

Triết gia Simone Weil trong bảy câu trích

 

Chân dung triết gia Simone Weil (1909-1943)

fr.aleteia.org, Thomas Renaud, 2017-08-24

Triết gia, nhà thần nghiệm Simone Weil là sao chổi ở thời kỳ giữa hai thế chiến. Trong quá trình dài trên con đường tìm kiếm đức tin, bà đã tìm thấy đức tin kitô, các bài viết của bà như đường dốc thẳng đứng đã đi qua như những tia chớp sáng quắc.

Ngày nay bà được xem như người tiên báo trước cho một môi sinh toàn diện và cho sự xuống dốc. Simone Weil đã như đèn chiếu phi thường giữa lời kêu gọi cho công chính xã hội và lời kêu gọi của ân sủng. 

Bám rễ và nét đẹp của thế giới

“Vào thời buổi chúng ta, một người có thể gọi là ở trong môi trường văn hóa (…) nhưng họ lại không biết không thể thấy được tất cả các chùm sao trong tất cả mọi mùa. Người ta còn nghĩ, một nông dân bình thường bây giờ còn biết nhiều hơn cả nhà vật lý học Pythagore ngày xưa, bởi vì ông chỉ cần lặp lại một cách dễ bảo, rằng mặt đất quay chung quanh mặt trời. Nhưng thật sự, ông không còn nhìn các ngôi sao. (…) Người ta bứt ông ra khỏi vũ trụ bao chung quanh ông.” (Bám rễ)

“Trong tất cả các hình thức hiện nay của bệnh mất gốc rễ, sự mất gốc rễ về mặt văn hóa là điều đáng báo động nhất. Hệ quả đầu tiên của căn bệnh này là chung chung, trong tất cả các lãnh vực, các quan hệ bị cắt đứt, mỗi chuyện được nhìn như chính nó là mục đích. Sự mất gốc rễ tạo ra tinh thần thờ ngẫu tượng.” (Bám rễ)

“Điều cho phép để chiêm ngắm sự thiết yếu và yêu thương nó, đó là nét đẹp của thế giới. Không có nét đẹp này thì sẽ không thể được. Bởi vì sự  đồng thuận phải là chức năng của phần siêu nhiên của tâm hồn, nó không thể làm mà không có một đồng thuận nào đó của phần siêu nhiên tâm hồn và ngay cả của thể xác. Sự phong phú của trong đồng thuận này, đó là sung mãn của niềm vui.” (Các trực giác tiền-kitô) 

Huyền nhiệm Thiên Chúa, huyền nhiệm sự dữ

“Tạo dựng: điều thiện bị tung ra từng mảnh và tung tóe qua điều ác. Điều ác thì không giới hạn, nhưng nó không vô tận. Chỉ có vô tận mới giới hạn các điều hữu hạn.” (Trọng lực và ân sủng)

”Tình yêu là một chuyện thần thánh. Nếu tình yêu đi vào trong tâm hồn một người, nó làm vỡ tâm hồn. Tâm hồn con người được tạo dựng để được vỡ như thế. Khi tâm hồn vỡ vì một lý do khác thì đó là điều đáng buồn nhất vì nó đã bị phung phí như vậy.” (Sự hiểu biết điều siêu nhiên)

“Giữa hai người không có kinh nghiệm về Chúa, người phủ nhận Chúa có lẽ là người ở gần Chúa nhất.” (Trọng lực và ân sủng)

“Có một cái gì trong tâm hồn chúng ta chán ghét cho một sự chú tâm đích thực, chán ghét một cách hung bạo nhiều hơn là thịt da chán ghét mệt mỏi. Cái gì này rất gần với sự dữ còn hơn là gần với thịt da. Vì vậy, những lúc chúng ta thật sự chú tâm, chúng ta hủy sự dữ trong chính mình.” (Mong chờ Thiên Chúa)

Tác phẩm của Simone Weil gồm các bài viết, các ghi chú, các tập vở gom lại sau khi bà qua đời. Gustave Thibon và Albert Camus là hai người giao chuyển tác phẩm phong phú và kín đáo này. Đa số các bài viết của bà đã được xuất bản.

Marta An Nguyễn dịch