Quan điểm của Emmanuel Macron: “Chính trị là một sứ mệnh, không phải là một nghề”
Chính trị gia Emmanuel Macron vừa được bầu làm Tổng thống nước Pháp, báo Hành hương có bài phỏng vấn ngắn ông.
pelerin.com, Frédéric Niel, Mùa bầu cử nước Pháp năm 2017
Động cơ nào làm cho ông hoạt động chính trị?
Tôi luôn quan tâm đến các vấn đề lớn của nước chúng ta. Các cuộc gặp gỡ, nhất là các cuộc gặp với triết gia Pháp Paul Ricœur, với chính trị gia Pháp Michel Rocard đã nuôi dưỡng trong tôi ý muốn hành động và suy nghĩ phải đi đôi với nhau.
Làm gì để người Pháp tìm lại lòng tin của họ trong lãnh vực chính trị?
Tôi nghĩ họ chỉ mất lòng tin trong chính trị như chính trị đang tồn tại hiện nay. Tất cả ý nghĩa trong tiến trình của chúng tôi là đặt họ ở trọng tâm đời sống chính trị, làm mới lại chính trị và làm chính trị có đạo đức. Họ chờ các khuôn mặt mới, các ứng dụng mới.
Đâu là ba biện pháp mà ông không nhân nhượng một khi lên nắm chính quyền?
Về việc làm, giáo dục và an ninh, người Pháp chờ các câu trả lời thực tiễn, cụ thể.
Nhân vật nào, còn sống hay đã chết mà ông muốn giống?
Tôi không muốn giống một ai khác! Tuy nhiên tôi ở trong đường lối trí thức và chính trị. Chương trình gia Pierre Mendès France, về ý chí cải cách của ông. Đại tướng De Gaulle, về tính trung thực, về ý chí vượt lên các đảng và các rạn nứt cổ điển.
Quyển sách nào ông không bao giờ rời nó?
Các tập Hypnos của René Char.
Khi nào ông đã thử ngưng làm chính trị?
Vào tháng 7-2014, tôi nghĩ tôi đã làm xong sứ mệnh mình bên cạnh Tổng thống Cộng hòa nước Pháp. Lúc đó tôi thành lập hãng của tôi. Khi Tổng thống đề nghị tôi giữ chức Bộ trưởng Kinh tế, tôi lại trúng mồi! Tuy nhiên, tôi không có khuynh hướng ở cả đời trong lãnh vực chính trị: chính trị là một sứ mệnh, chứ không phải một nghề.
Nếu làm lại, ông sẽ làm gì?
Tôi nghĩ tôi sẽ thử làm một dự án trong ngành giảng dạy và thầu khoán.
Theo ông, thế nào là niềm tự hào là người Pháp?
Là người thừa kế của một lịch sử duy nhất, của một văn hóa có khuynh hướng hoàn vũ, cho phép mỗi người phát triển và rút tỉa được từ hoàn cảnh của mình. Các nhạc sĩ, các văn sĩ, các họa sĩ hôm qua và ngày nay của chúng ta, ngôn ngữ của chúng ta; đó là các lý do để chúng ta tự hào.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch