Lên tiếng ở Viện Al-Azhar, Đức Giáo hoàng công kích bạo lực nhân danh Chúa

263

cath.ch, Aymeric Pourbaix, I.MEDIA Caire, 2017-04-28

Lên tiếng ở Viện hồi giáo Al-Azhar, Đức Phanxicô đã lên án bạo lực nhân danh Chúa.

Trong chuyến tông du ra nước ngoài lần thứ 18 ngày 28 tháng 4 tại Ai Cập, Đức Phanxicô đã đọc một bài diễn văn ở Hội nghị Quốc tế Hòa bình do Viện hồi giáo Al-Azhar tổ chức. Một bài diễn văn cân bằng và không nhân nhượng, ngài kêu gọi phải giáo dục các thế hệ trẻ, họ phải vứt bỏ mọi bạo lực nhân danh Chúa, ngài cho đó là “ngụy tạo”.

Sau khi tiếp kiến riêng với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sissi ở Dinh Tổng thống Heliopolis, phía đông-bắc Cairô khoảng 20 phút, trong buổi tiếp kiến này Đức Giáo hoàng nhấn mạnh đến việc phải bảo vệ các tín hữu kitô, Đức Phanxicô đến Viện đại học hồi giáo Al-Azhar.

Tại đây, Đức Phanxicô đọc một bài diễn văn, ngài dự báo: “Không có một giải pháp thay thế nào cho sự “man rợ của việc đối đầu” bàng giải pháp của một văn hóa gặp gỡ. Để thật sự chống lại nạn man rợ thúc đẩy hận thù này, thì phải làm cho các thế hệ được trưởng thành, đáp trả cho sự “kích động” của sự dữ là sự “tăng trưởng nhẫn nại của sự thiện”.

“Ngươi chớ giết người”

Và để đối diện với “thách thức văn minh” này, Đức Phanxicô đề nghị dựa trên phẩm cách con người và Mười điều răn mà Đức Chúa Trời đã giao cho ông Môsê trên núi Si-nai ở Ai Cập, nhất là điều răn “ngươi chớ giết người”.

Thêm một lần nữa ngài nhắc lại “bạo lực là phủ nhận mọi tinh thần mộ đạo chân chính”. Là các chứa sắc tôn giáo, “chúng ta phải đặt ánh sáng lên các mưu toan biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo và phải lên án chúng là các ngụy tạo cho việc tôn thờ Chúa”.

Đức Giáo hoàng gằn mạnh: “Chúng ta phải lặp lại ‘không’ một cách mạnh mẽ và rõ ràng cho mọi hình thức bạo lực, chúng ta cùng khẳng định bạo lực và đức tin là không tương đồng và chúng ta tuyên bố thiêng liêng tính cho mọi đời sống con người”. Đức Giáo hoàng mời các đại diện tôn giáo cùng hiệp nhất trong buổi Hội thảo về Hòa bình này.

Có nguy cơ lẫn lộn giữa các lãnh vực thiêng liêng và trần thế

Từ cảm nghĩ một tinh thần kitô giáo trong thế giới thế tục, Đức Phanxicô nói thêm, “thách thức này không nên xếp tôn giáo vào một lãnh vực riêng, loại Chúa ra khỏi đời sống, nhưng là không ‘lẫn lộn’ nữa giữa lãnh vực chính trị và tôn giáo, phải ‘phân biệt’ chúng.

Đức Giáo hoàng cũng nêu lên một nguy cơ khác, “tôn giáo bị cuốn hút vào trong sự quản trị của các vấn đề trần thế và bị cám dỗ bởi ảo ảnh quyền lực thế tục, mà trên thực tế các quyền lực này dùng tôn giáo làm công cụ”. Trong hồi giáo, hai lãnh vực tôn giáo và thiêng liêng thường lẫn lộn nhau, trong khi kitô giáo đã thiết lập được một sự tách biệt giữa hai lãnh vực.

Đối thoại chân chính, không tạp nhạp

Đức Giáo hoàng giải thích, đối thoại liên tôn giáo không phải là đối thoại một cách “tạp nhạp giải hòa”. Đối thoại này phải đi theo ba định hướng căn bản: “bổn phận căn tính”, không mập mờ cũng không làm vừa lòng; “dũng cảm trong tính khác biệt”; và cuối cùng là “thiện hướng chân thành”. Đối thoại không thể là một chiến lược để thể hiện các mục đích phụ, nhưng phải đi trên “con đường sự thật”, Đức Phanxicô ghi nhận.

Trước buổi Hội nghị về Hòa bình, Đức Phanxicô đã gặp riêng giáo sĩ Ahmad Al-Tayeb, Đại Iman của Viện Al-Azhar trong vòng 20 phút. Viện hồi giáo Al-Azhar được xây vào năm 969 là Viện Đại học hồi giáo cổ nhất. Là cơ quan của Chính thống phái sunnit, Viện tiếp đón 300.000 người trong toàn thế giới hồi giáo.

Viện Al-Azhar chống lại phong trào Huynh đệ Hồi giáo khi những người này muốn áp đặt ý thức hệ theo đường lôi cực đoan chính thống của hồi giáo dưới thời Tổng thống Mohammed Morsi. Nhưng Viện cũng chống với Tổng thống Al-Sissi hiện nay khi cách đây vài tuần, ông yêu cầu cải cách luật Coran, đặc biệt trong trường hợp ly dị vì chồng rẩy vợ, cho đến bây giờ chỉ cần người chồng tuyên bố ba lần “ly dị”(talaq) trước mặt người vợ là được ly dị vợ theo pháp lý và ngay lập tức.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch