Chiến thắng mà chúng ta không bao giờ tặng cho quân khủng bố

261

 

lavie.fr, Jean-Pierre Denis, chủ biên, 2016-07-15

Hoa cẩm chướng, lỗ đạn trên kính ở Paris

Hình ảnh các xác chết nằm la liệt dưới các cây cọ ở quảng đường đi dạo dọc bờ biển Nice sẽ còn in mãi trong đầu chúng ta. Sự lặp đi lặp lại kinh hoàng không làm giảm nhẹ kinh hoàng. Lòng trắc ẩn với những người vô tội bị thương hay bị cán nát vượt tất cả những gì có thể viết ở đây.

Ba lần nước Pháp bị tấn công, đó là không kể các vụ Merah, các vụ của những người «loạn óc», những «con sói đơn độc», những người «mất thăng bằng». Không kể các vụ được khám phá kịp thời. Không kể đến các vụ ở ngoài biên giới chúng ta: Orlando, Bruxelles, Bagdad, Tunis, Istanbul, Dacca… Bây giờ ai còn nghĩ đến việc tỏ tình đoàn kết «Tôi là Charlie» và thắp sáng Tháp Eiffel? Ai dám lên tiếng «Không bao giờ có chuyện này nữa»? Chúng ta cảm nhận cần phải im lặng, cần phải khóc, cần phải ôm nhau trong tay, cần phải cúi đầu mặc niệm. Nếu trước đây chưa hiểu, thì bây giờ hiểu. Bây giờ chúng ta biết là phải sống với, là còn một thời gian nào đó nữa.

Nhưng đương nhiên câu hỏi sẽ trở lại là: Làm gì? Trước hết, hy vọng. Dù phải cẩn thận về lý lịch và các động lực chính của kẻ giết người, vì chúng ta chưa biết nhiều khi tôi viết những dòng này, thì chuyện hiển nhiên, là sự quốc tế hóa của các vụ tấn công khủng bố của hồi giáo cực đoan đã đi vào trong kỷ nguyên của những «bản quyền của sự dữ». Rất khó để phát hiện ra những cơ sở nhỏ đê tiện bỗng dưng đi phục vụ cho họ, đôi khi một mình, nhưng thường thường là với sự hỗ trợ của những người chung quanh, cha mẹ, bạn bè, phe đảng vặt hay những người buôn ma túy. Chúng ta khó mà phá các tổ chức tội phạm ủng hộ họ, phát hiện các mạng gia đình, những người đồng lõa ẩn giấu. Và còn cả đạo binh cuồng tín vây chung quanh nhiều nguyện đường hồi giáo, có ảnh hưởng trên quá nhiều người trẻ trong quá nhiều khu vực – tất cả các hiện tượng này mà đứng trước nó, chúng ta thường đi lui. Ngoài ra, chúng ta phải thẳng thắn chấp nhận: có thể chúng ta sẽ không tránh khỏi các chiếc xe gài mìn khác, những chiếc xe tải điên khác, những thành phố Nice khác. Tuy nhiên, dù nó mang hay không mang cái tên gọi là Nhà nước Hồi giáo Tự xưng thì chủ nghĩa khủng bố sẽ bị thất bại như tất cả các chủ nghĩa toàn trị khác. Ở Irak, ở Syrie, nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng đã mất đất. Đến bây giờ, dù phải lặp lại trong đau buồn khi thành phố Nice bị thảm sát, các vụ rút lui của quân ngụy-lãnh tụ hồi giáo vẫn mang hy vọng: ít tiền, ít lôi cuốn, một «tính vô địch» đã bị giải mã, không còn mang tính huyền thoại. Nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng đã không còn sức mạnh tất yếu mà chiến dịch tuyên truyền của họ huyên hoang cách đây không lâu. Các hành động mù quáng nhân lên gấp bội, các nước bị nhắm để tấn công làm chúng ta ấn tượng. Nhưng dù vậy, đúng, chủ nghĩa khủng bố sẽ bị phá tan. Từ đây đến mười năm nữa. Có thể. Không ai biết. Nhưng phải cần thời gian và nước mắt, nhưng nó sẽ đến.

Các người hồi giáo muốn thiết lập ảnh hưởng của họ trên đời sống chúng ta, cuộc sống hàng ngày, tư tưởng chúng ta

Trong lúc chờ đợi, đương nhiên, chuyện tăng cường  an ninh là điều không thể tránh. Những năm dưới thời tổng thống Sarkozy là những năm có hại: ít cảnh sát, biến mất các chỉ dẫn chung. Những năm của tổng thống Hollande thì không đề cập đến.  Mặc dù có những thất bại, nhưng cũng có thành công, đôi khi không thấy rõ: các vụ khủng bố được báo trước, các tên tội phạm bị vô hiệu hóa. Và không một nước nào có thể tự cho mình tránh được. Dù vậy, các lần tổng thống xuất hiện, tiếp tục và đều giống nhau, rất nhiều đề nghị được đưa ra ầm ầm. Tổng thống ban hành lệnh khẩn trương trơn trợt, hướng sự kiện thành tấn công và tấn công thành sự kiện. Ông bắt đầu có vẻ như khốn cùng, u ám, lạc hướng. Một vài người đòi giữ tình trạng khẩn trương liên tục. Ít nhất một năm trong năm bầu cử, nhiều ứng viên còn muốn nhiều hơn. Một loại «trump-hóa» đáng sợ, kiểu mặc cho quyền Quốc gia, chủ trương «tất cả chống tất cả» hay «tôi còn  đánh mạnh hơn». Nếu chính quyền không còn quyền uy, như trường hợp bây giờ, thì ích gì để giữ tình trạng khẩn trương? Nhưng nếu chính quyền có quyền uy thì làm sao ngăn được sự trượt dốc? Còn về các biện pháp an ninh rõ rệt, nó không bắt buộc phải luôn luôn là yếu tố quyết định. Bắt mở xắc khi vào các cửa hàng sẽ không ngăn được thế hệ của những cái đầu bị cháy này. Để thêm cửa ở các xe lửa Thalys, như đã làm, cũng không ngăn được vụ thảm sát ở Nice. Vậy ai có thể còn tin được nó?

Nghiêm trọng hơn, một bản báo cáo gần đây của nghị viện cho biết có những điểm yếu trong hệ thống lấy tin tức. Các kết luận của bản báo cáo này thật sự đã không được đưa ra tranh cãi, nhưng nó bị gạt ra một cách kỳ lạ. Các «dịch vụ» phải được tái cơ cấu, đồng loạt và phong phú như người Mỹ đã làm sau vụ 11 tháng 9. Tình trạng của các lực lượng tái lập trật tự cũng đáng lo. Họ thường xuyên sống trong căng thẳng. Các quân số của họ có vẻ không đủ để đi từ cơn khủng hoảng này đến cơn khủng hoảng khác lặp lại thường xuyên như vậy, rồi đến cơn khủng hoảng gần đây. Các quân số của cảnh sát, của quân đội, của hiến binh phải được tăng cường, cũng như của tòa án. Nhưng lấy tiền đâu? Chúng ta không không tránh né cuộc thảo luận chính trị này.

Cuối cùng, chúng ta lập lại ở đây với một hy vọng mong manh nó được nghe, câu trả lời cũng là câu trả lời tâm lý và tùy thuộc vào từng người. Các người hồi giáo muốn mặc kệ chúng ta, họ thiết lập ảnh hưởng của họ trên đời sống chúng ta, trên cuộc sống hàng này, trên tư tưởng chúng ta. Họ cố gắng chứng tỏ họ có khả năng đánh bất cứ ai, bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Cho đến bây giờ, có vẻ như họ đã đạt được. Nhưng dù gì chăng nữa, như sau vụ đánh vào tòa báo Charlie, và sau mỗi lần họ giết người, chúng ta phải cẩn thận: chiến thắng trên các giá trị, trên đời sống cụ thể của chúng ta, chúng ta không muốn tặng cho họ. Tôi đã viết sau vụ Charlie, tôi vẫn còn viết: chúng ta không nhường một cái gì. Không nhường đất, cũng không nhường tư tưởng. Chúng ta đừng rơi vào cuồng hoảng. Sức mạnh của chính quyền, sức mạnh của luật pháp, sức mạnh của các giá trị sẽ duy trì lợi ích chung. Đoàn kết, các sức mạnh này sẽ đập dồn dập chủ nghĩa hồi giáo trong các sự kiện vì chúng ta kháng cự lại trong đầu chúng ta.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch