Mục sư của “nhà thờ khổng lồ” giáo phái Phúc âm kể câu chuyện trở lại vang lừng của mình
aleteia.org, Philippe Oswald, 2016-05-18
Mục sư người Bắc Âu Ulf Ekman thổ lộ với đồng hương người Thụy Điển Henrik Lindell của mình.
Từ ba mươi năm nay, mục sư Ekman là người rao giảng phúc âm nổi tiếng nhất, ông sáng lập “nhà thờ khổng lồ” Lời Sự sống (Livets Ord). Trước hết là từ mạng của các cộng đồng quy tụ hơn 250 000 tín hữu ở Bắc Âu, nước Nga và vùng Caucase, ông cũng là một trong những người biểu tình chống cuộc viếng thăm của Đức Gioan-Phaolô II tháng 6 năm 1989 ở Stockholm, thủ đô Thụy Điển. Và bây giờ, ông được Đức Phanxicô ban phép lành ở Quảng trường Thánh Phêrô, ông tuyên bố: “Tôi muốn tất cả tín hữu kitô giáo trở lại đạo công giáo”!
Sững sờ, chướng tai, chất vấn...
Việc mục sư Ulf Ekman trở lại đạo công giáo đã gây kinh ngạc, tai tiếng nơi người Tin Lành, nhưng cũng tạo chất vấn nơi người công giáo, những người nghĩ rằng tinh thần đại kết là đời đời kiếp kiếp ai ở nhà đó “ad vitam aeternam.” Ký giả báo La Vie Henrik Lindell hiếu kỳ muốn biết tại sao có sự trở lại này, ông đã “tra hỏi” rất lâu dài đồng hương Ulf Ekman của mình để biết tiến trình này. Kết quả thật lôi cuốn. Sự quan tâm này không phải chỉ do bối cảnh trở lại của ông và vợ ông là bà Birgitta, nhưng còn do lập luận sáng rõ của mục sư về đại kết, về uy quyền của Đức Giáo hoàng, về đơn vị hợp nhất của Giáo hội, về vị trí của Đức Mẹ, về các Sách Thánh, các bí tích, cũng như các chủ đề chính yếu mang yếu tố quyết định đến cho chọn lựa của mục sư Ekman và ngoài ra cũng còn nhờ ơn sủng giúp đỡ.
Theo bước chân của Hồng y Newman
Tiến trình trở lại của mục sư không thể nào không liên tưởng đến tiến trình của Hồng y John Henry Newman, một nhà rao giảng Tin Lành nổi tiếng, tinh hoa của đại học Oxford, mà sự trở lại đạo công giáo năm 1845 của Hồng y đã làm cho Giáo hội Anh giáo và cả nước Anh sững sờ chấn động. Chúa nhật 9 tháng 3 năm 2014, ở Thụy Điển cũng có một cơn sốc không kém, khi từ trên bục giảng của nhà thờ do chính tay mình xây dựng ở thành phố đại học Upsal, mục sư Ulf Ekman loan báo tin mình sẽ trở lại đạo công giáo. Đài truyền thanh, truyền hình loan tin này ngay, tin chấn động vì liên quan đến một Giáo hội xưa cổ Luther, một Giáo hội để cho chủ thuyết tự do và chủ thuyết tương đối thắng thế (Ulf Ekman chống mãnh liệt các việc phá thai, phong chức cho phụ nữ, cũng như ban phép lành cho các cặp đồng tính). Cũng như người tạo cảm hứng cho mục sư một thế kỷ rưỡi trước đây, mục sư Newman, ông Ulf Ekman muốn quay về với các nền tảng đức tin và mang lại sức sống cho sứ vụ truyền giáo, nhưng không vì vậy mà mục sư làm lợi cho những người “thần phục giáo hoàng”. Lòng kính mến Đức Mẹ, lòng sốt sắng và sự ngay thẳng sâu đậm về mặt trí tuệ đã đem ông đến một nơi mà ông không nghĩ là mình sẽ đến: Thần Khí chờ ông ở điểm ngoặc…
“Biết bản chất tự nhiên của Giáo hội”
Chính đây là điểm ngoặc hay đúng hơn là sự quay về mà ông mô tả và giải thích cho ký giả Henrik Lindell. Ký giả Lindell theo dõi ông và vợ ông là bà Birgitta trên con đường hành hương thiêng liêng, vừa trí thức mà cũng vừa thể lý vì ông đưa họ đến Đất Thánh sống ba năm. Bà Birgitta vợ ông là người phụ nữ có trực giác bén nhạy, bà thường đi trước như các phụ nữ thánh đã đi trước các thánh tông đồ. Tại Đất Thánh, bước đầu họ tìm hiểu thế nào là đối thoại đại kết, bằng cách bỏ hết các thành kiến về các giáo hội bạn, nhất là Giáo hội công giáo. Những buổi cầu nguyện chung với những người công giáo có “đặc sủng”, những buổi tĩnh tâm thiêng liêng đã làm thuận lợi cho sự xích lại gần. Nhưng cũng giống như Hồng y Newman ngày xưa, người kiên nhẫn và nghiêm nhặt tìm hiểu về mặt thần học, bám rễ sâu xa trong Lịch sử và trong các bài viết của các Tổ phụ để “hiểu bản chất thật của Giáo hội”, hai vợ chồng mục sư Ekman cũng đã tìm hiểu từ nhiều năm nay. Đối với mục sư Ulf và vợ là bà Birgitta, đây không đơn giản chỉ quan tâm đến tự biện nhưng là cả một khẩn cấp trong công việc truyền giáo, đáp trả lại lời kêu gọi tối thượng của Chúa Kitô: “Để tất cả nên một, như vậy thế gian sẽ tin” (Ga 17, 21).
Sự thẳng thắn và nghiêm nhặt không nhân nhượng của mục sư Ulf Ekman, người không che niềm vui chứng tá của mình, đã làm cho cuộc phỏng vấn với ký giả Henrik Lindell đích thực là một nguồn vui thiêng liêng. Một quyển sách nên đọc lui đọc tới, nên chiêm niệm để đến lượt chúng ta, chúng ta bỏ hết các thành kiến về Giáo hội công giáo và truyền thống của nó và để chúng ta tìm lại lòng “sốt sắng đầu tiên” này mà các Giáo hội Phương Tây cần biết bao.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Ulf Ekman, cựu mục sư tin lành trở lại đạo công giáo