Không có nơi nào như Roma! 12 người tị nạn được Đức Phanxicô đưa từ trại ở Lesbos về thủ đô nước Ý để bắt đầu một cuộc sống mới 

848

Những người tị nạn được Đức Giáo hoàng Phanxicô đưa về sau chuyến tông du của ngài, đã vinh danh ngài như ‘đấng cứu rỗi’ cho họ một cuộc sống mới.

‘Tất cả người tị nạn đều là con cái Chúa.’ Đức Phanxicô đã nói thế trên chuyến bay về Roma, ngài nói thêm rằng hành động của ngài là ‘một giọt nước nhỏ vào đại dương’ và ngài hi vọng ‘đại dương đó sẽ không bao giờ như cũ nữa.’

Trong buổi phỏng vấn với La Stampa, các gia đình người tị nạn bày tỏ lòng biết ơn Đức Giáo hoàng vì ‘hành vi hi vọng’ của ngài. Ba gia đình này đã ngủ đêm đầu tiên của mình trên đất châu Âu, tại một trung tâm từ thiện của Vatican.

Anh Hasan, một thợ máy từ Damascus, đã được Đức Phanxicô đưa đến Ý cùng với vợ Nour và đứa con trai tuổi, anh cho biết, ‘Chúng tôi thấy bạn bè và người thân chết trong đống đổ nát, chúng tôi chạy trốn khỏi Syria bởi không còn hi vọng gì nữa.’

Sau khi trốn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, anh Hasan và gia đình nhập vào con đường di dân đến châu Âu, nhồi nhét trên một chiếc xuồng cao su đi từ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đến Hi Lạp. ‘Nhưng nó quá tải,’ anh còn cho chúng tôi biết về biển khơi đen ngòm với những con sóng dữ.

‘Ở Lesbos, chúng tôi hiểu rằng chúng tôi bị kẹt ở một nơi mà chúng tôi chẳng thể nào thoát ra, chúng tôi ở trong một cái bẫy, một nhà tù. Và Đức Giáo hoàng là ‘đấng cứu rỗi’ đã đưa chúng tôi ra khỏi đảo, nơi hàng ngàn di dân có nguy cơ bị trả lại Thổ Nhĩ Kỳ chiếu theo thỏa thuận trục xuất mới giữa Liên minh Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.’

Cô Wafa, cũng được đi trên chuyến bay của giáo hoàng, cùng với chồng mình Osama, con gái Masa bảy tuổi, và con trai Omar sáu tuổi, cô mô tả những cuộc bắn phá không ngừng quanh quê nhà của họ suốt mấy tháng qua.

‘Kể từ đó, con trai tôi hiếm khi nói gì, bé bị khóa kín trong một sự câm lặng không thể dò thấu. Đến tận hôm nay, đêm nào bé cũng giật mình tỉnh giấc và khóc, chúng tôi không thể nào khiến bé chơi với chị gái được.’

Wafa nói rằng, cô và chồng mình, những người đến từ vùng ngoại ô Damascus, giờ quyết định đoạn tuyệt với quá khứ.

‘Nhưng chúng tôi biết, chúng tôi đã có quyết định đúng. Sau khi ở Lesbos, một quãng thời gian dường như dài đằng đẵng, thì Đức Phanxicô cho chúng tôi một cuộc sống mới.’

Ramy, giáo viên 51 tuổi từ thành phố Dei Ezzor bị ISIS chiếm đóng, sau khi nhà họ bị phá hủy trong chiến tranh, ông đã chạy trốn khỏi Syria cùng với vợ Suhila và ba người con, Rashid 18 tuổi, Abdelmajid 16, và con gái Al Quds 7 tuổi.

‘Chúng tôi thảo luận nhiều, và thấy thật khó hình dung viễn cảnh cuộc sống, chúng tôi không biết liệu sẽ bắt đầu lại ở châu Âu, hay một ngày nào đó sẽ có thể về lại một Syria không còn chiến tranh và bạo lực

Chúng tôi biết ơn Đức Giáo hoàng, và sẽ chứng minh mình xứng đáng với cơ hội và món quà tuyệt vời mà ngài đã dành cho chúng tôi.’

3

Ba gia đình này, ban đầu muốn đến Đức hay một nước châu Âu khác, bây giờ lại có cơ hội được lưu trú ở Ý.

Bây giờ ở Vatican, thành quốc với dân số dưới 1000 người, có khoảng 20 người tị nạn.

Như thế, thì châu Âu với 300 triệu dân, hẳn phải đón được 6 triệu người tị nạn.

Năm ngoái, Đức Giáo hoàng đã ngỏ lời muốn mọi giáo phận Công giáo ở châu Âu hãy đón một gia đình tị nạn, nhưng hầu hết đều rơi vào những đôi tai điếc đặc.

Những người tị nạn đến Hi Lạp gần như sụp đổ, khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý nhận lại những di dân trái phép ở trên quần đảo Hi Lạp để đổi lấy hàng triệu euro viện trợ và các nhượng bộ khác.

Hơn 1.1 triệu người đã lén lút đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hi Lạp, và đã có hàng trăm người thiệt mạng trên đường, kể từ đầu năm 2015 đến nay.

Phát ngôn viên Vatican cho biết, ‘ ‘Đức Giáo hoàng mong muốn một cử chỉ chào đón dành cho người tị nạn, đó là để 3 gia đình người Syria, tổng cộng là 12 người trong đó có 6 trẻ em, đồng hành với ngài trên chuyến bay về Roma.’

Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn có cử chỉ chào đón này dành cho 3 gia đình đến trại tị nạn này trước thời điểm thi hành thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ.

Như thế, giấy tờ cho 12 người này, đã được xúc tiến.

Hai gia đình đến từ Damascus, thủ đô của Syria, còn gia đình kia đến từ Deir el-Zour thành phố phía bắc giáp biên giới với Irắc.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói: ‘Hôm nay, cha nhắc lại lời van nài thành tâm, mong muốn tinh thần trách nhiệm và đoàn kết trước tình hình thương tâm này.’

Vatican sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ cho các gia đình này. Nhưng ban đầu, cộng đoàn Sant’Egidio sẽ lo chỗ ăn ở cho họ.

112 người tị nạn Syria đã đến Vatican sau khi Đức Giáo hoàng Phanxicô đến thăm đảo Lesbos của Hi Lạp. Các nhà báo bao quanh cô Suhila, người tị nạn Syria, cô mang khăn choàng đầu màu trắng, cùng với Masa con gái cô, khi hai mẹ con đến Cộng đoàn St Egidio ở Roma.

2

Suhila và gia đình cô là một trong 3 gia đình người Hồi giáo được Đức Phanxicô đưa cùng ngài, từ trại tị nạn ở Lesbos, Hi Lạp về Roma, Ý.

3

Trong buổi phỏng vấn với La Stampa, các gia đình người tị nạn bày tỏ lòng biết ơn Đức Giáo hoàng vì ‘hành vi hi vọng’ của ngài. Ba gia đình này đã ngủ đêm đầu tiên của mình trên đất châu Âu, tại một trung tâm từ thiện của Vatican.

4

Wafa, người tị nạn Syria, ở giữa, mang khăn choàng đầu trắng, cùng với chồng cô Osama, thứ hai từ trái sang, đang cầm tay con cái, đứng chung với một gia đình Syria khác

5

6

Cô Nour, người tị nạn Syria, mĩm cười khi đi vào Cộng đoàn St. Egidio ở Roma. Ba gia đình người tị nạn Syria đã đi trên máy bay của giáo hoàng.

7

Wafa, ở giữa mang khăn trùm đầu, và chồng Osama, trả lời phỏng vấn, với sự trợ giúp của một thông dịch viên. Ba gia đình này, ban đầu muốn đến Đức hay một nước châu Âu khác, bây giờ lại có cơ hội được lưu trú ở Ý.

8

Bé Riad, 2 tuổi, con trai của anh Hasan, ngủ trên vai cha mình. Những người tị nạn đến Hi Lạp gần như sụp đổ, khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý nhận lại những di dân trái phép ở trên quần đảo Hi Lạp để đổi lấy hàng triệu euro viện trợ và các nhượng bộ khác.

9

Hơn 1.1 triệu người đã lén lút đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hi Lạp, và đã có hàng trăm người thiệt mạng trên đường, kể từ đầu năm 2015 đến nay.

 

11

12 người tị nạn này đến Roma cùng với Đức Giáo hoàng, khoảng 4h chiều, sau chuyến bay từ Lesbos.

12

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã thăm hỏi ba gia đình tị nạn mà ngài giải cứu từ trại tị nạn ở đảo Lesbos, Hi Lạp.

13

6 người lớn và 6 trẻ em, tất cả đều đến Lesbos trước thời điểm thỏa thuận gây nhiều tranh cãi giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ được thi hành.

14

Trên chuyến bay, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã cho các nhà báo thấy một số bức vẽ của các trẻ em ở trại tị nạn mà ngài đến thăm ngày hôm qua.

15

Tấm hình trên tay Đức Giáo hoàng, vẽ một mặt trời đang khóc, một chiếc thuyền đắm và 5 người tị nạn đang kêu cứu khi chiếc thuyền chìm dần.

Khi ở Lesbos, Đức Phanxicô đã lên án những kẻ buôn người lậu và những lái buôn vũ khí, những người làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tị nạn hiện thời ở châu Âu.

Nói với những người ở trại tiếp đón ở Lesbos, Hi Lạp, Đức Phanxicô nói rằng người di dân không phải là những con số, mà là những con người, với khuôn mặt, tên tuổi, và chuyện đời riêng, những người bị làm mồi cho những kẻ vô lương tâm.

 

J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ La Stampa