Jean-Marc Potdevin: Làm ăn nhưng không đánh mất tâm hồn

327

Jean-Marc Potdevin: Làm ăn nhưng không đánh mất tâm hồn

aleteia.org, Pierre Dohet, 2015-08-05

Net-thương gia kitô hữu (Net-entrepreneur chrétien) được mời tham dự lễ hội “Chào Mừng vào Thiên Đàng” (Welcome To Paradise) để nói về những khó khăn gặp phải khi hóa giải công việc với đức tin.

Làm ăn nhưng không đánh mất tâm hồnJean-Marc Potdevin là những người được rèn luyện vào thời buổi Web, thời buổi chung quanh sự thay đổi của thiên niên kỷ. Làm việc hết mình, trong bốn năm ông đã đưa công ty Kelkoo của mình lên tầm cao kinh tế đáng kể: Yahoo! trả giá 500 triệu với chức vụ chủ tịch vùng Âu Châu. Jean-Marc là mẫu hình của thành công: giàu có, công việc trong mơ, gia đình như mong ước.

Vậy mà ông chưa thỏa mãn. Đến mức ông bỏ công việc, lao mình vào lãnh vực thể thao rồi đầu tư vào những dự án khác và cuộc sống của ông nhanh chóng rơi vào nhịp sống cuống cuồng mà ông cảm thấy thiếu một cái gì.

Được ơn Chúa

Và chính lúc đó ông quyết định lên đường đi Compostelle. Trên đường đi, các việc trùng hợp cứ tích lại một cách đáng ngờ làm cho ông có những giây phút cảm thấy mình không phải là người công chính. Một cảm giác bức rứt khó tả cứ đi theo ông. Cuối cùng ông dừng lại ở Dòng các nữ tu Thánh Gioan thành phố Puy và gần như một cách tình cờ, ông vào nhà thờ, ở đây ông có cảm nghiệm như gặp Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt. “Ông Vua” hé cho thấy sự hiệp nhất của tình yêu mà “Ông Vua” đáp ứng cho những người phục vụ của mình, “nhìn đây, đây là các tạo vật của Ta”. Trong những giây phút lâu dài được cảm nhận, ông cảm thấy mình được sung mãn, một cảm nhận không rời ông nữa. Từ đó, ông làm chứng cho đức tin và sống đời sống Kitô đích thực.

Công việc trong cái nhìn khách quan và chủ quan

Đọc giáo huấn xã hội của Giáo hội, ông khám phá và đào sâu tầm mức chủ quan của việc làm. Quả đúng là người ta thường giảm thiểu công việc ở tầm mức khách quan, xem đó là việc phục vụ xã hội và qua đó là làm ăn kiếm sống. Là người đồng-tạo dựng thế giới, chúng ta có trách nhiệm trong việc phát triển; như thế không được coi nhẹ tầm mức khách quan và cần phải suy tư về mặt luân lý trên chủ đề này.

Dù có một vài công ăn việc làm bị cho là tội lỗi nhưng đa số là trung lập. Như thế đối với ông Jean-Marc, vấn đề là phải xem công ăn việc làm là nơi hoàn thiện con người của mình, phát triển tính sáng tạo, nơi có những quan hệ và nơi mình thực hiện con người thật của mình. Qua kinh nghiệm và qua các tài liệu đọc của mình, ông đưa ra bốn loại bệnh của thành công, mời gọi tạo cho mình một sự nhất quán nội tâm, đề nghị các phương tiện để có được và hoa quả có thể của hy vọng đó.

Khó khăn của người giàu để vào Nước Trời

Quá độ thứ nhất, đặt chiếm hữu lên hàng đầu: người ta dễ dàng buông mình theo tiền bạc, quyền lực, những thứ làm chúng ta xa điều làm cho chúng ta nên tốt; “Làm người giàu có nhất nghĩa trang thì chẳng lợi ích gì”. Thứ nhì “Chiếm hữu và làm” có thể làm biến chất con người mình”: hãnh tiến kiểu chạy trốn con người thật của mình, một loại giải trí liên tục và ngông cuồng làm chúng ta đi xa nội tâm của mình. Lạc lối thứ ba là sống bề ngoài: mang mặt nạ thành công, khi nào cũng sống dưới áp lực mình phải là người như người khác nghĩ chứ không sống thật con người mình. Cuối cùng là thói kiêu ngạo, tự cho mình là người làm được hết, thích thú trong những cái mình tự cho là xứng đáng được hưởng trong khi tất cả là ơn đã được nhận.

Nhất quán với nội tâm

Để tránh những cám dỗ này và tránh sự tan vỡ tâm hồn nếu cứ đi theo con đường này, cần nhất quán với nội tâm, có nghĩa là đi tìm Chúa Kitô. Khát nguyện các bạn của con người là “cầu nguyện và chiêm ngắm Chúa”. Khát nguyện này tương hợp một cách sâu đậm với con người mình, nó tôn trọng tự do của chúng ta và vinh danh các nét đặc biệt của chúng ta. Nó phải thấm vào trọn cuộc sống chứ không phải chỉ đóng khung ở một vài nơi, một vài lúc. Không phải chỉ là Kitô hữu khi cầu nguyện còn các giây phút khác trong ngày thì sống dửng dưng, Thánh Phaolô đã nói: “Hãy luôn vui vẻ, cầu nguyện không ngừng và tạ ơn Chúa” (1 Tx 5, 16). Đây không hẳn là coi thường công việc hàng ngày nhưng phó thác vào Chúa, đặt chiêm niệm vào trọng tâm hành động. Dù ơn gọi của Thánh Têrêxa Đavila là chiêm niệm, nhưng bà hoạt động rất nhiều, trong bài viết của mình, Thánh Têrêxa Đavila cho thấy sự cần thiết phải có vừa Marta vừa Maria, người làm việc, người cầu nguyện. Và đó là cẩm nang của đời sống đan tu Carmel.

Tạo phương tiện để gần gũi với Chúa

Một cách cụ thể, cần lắng mình cầu nguyện trước một ngày làm việc. Mỗi ngày, ông dành nửa giờ để đi lễ, ra về, tâm hồn ông được yên bình và rọi sáng. Trong ngày lúc nào cũng ý thức có sự hiện diện của Chúa Giêsu, làm một cử chỉ hay nói vài chữ, “Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng ở Chúa”. Nơi mỗi người mình gặp: “Lạy Chúa, chính Chúa gởi họ đến cho con”. Trong ngày, lúc rãnh, đọc sách phụng vụ giờ kinh mười phút. Chuyên cần đọc Thánh Vịnh cũng là nguồn trợ sức cho tâm hồn. Làm việc cho Chúa giải thoát mình khỏi lo lắng phải thành công. Chắc chắn là chỉ có Chúa mới chúc lành cho công việc của mình, chúng ta không còn sống trong sự sợ hãi bị người khác phê phán. Cuối cùng, đón nhận thử thách là dịp để cầu nguyện và để thánh hóa. Công việc là môi trường của những chuyện phật ý như thế là dịp dâng lên Chúa món quà làm Chúa vui lòng: bình thản buông bỏ vào Tình yêu. Nếu chúng ta biết giữ tâm hồn bình an và tin tưởng trong nghịch cảnh thì bình an của chúng ta sẽ rọi sáng.

Sự phong phú của người công chính

Một thái độ như vậy sẽ mang lại nhiều hoa quả: tính khiêm tốn, biết những gì mình nhận, biết đúng khả năng của mình, không kiêu ngạo, không khiêm tốn giả tạo. Từ đó nỗi sợ được giảm đi: sợ cái nhìn của người khác, sợ trách nhiệm; chúng ta có thể đảm đang trọn trách vụ của mình. Không vướng vào những sợ hãi làm phân xé con người, chúng ta là chỗ dựa vững chắc cho người khác, một yếu tố bình an trong các mâu thuẫn và đó là phẩm chất của người điều khiển. Khi nhận biết Chúa Giêsu nơi người khác, chúng ta ở trong sự hợp nhất, một yếu tố thuận lợi cho công ty. Thái độ không ăn miếng trả miếng sẽ làm cho người khác tự hỏi. Như thế chúng ta làm lây lan tinh thần hòa bình và vui vẻ; và khi đó chúng ta mới thật sự là chứng nhân. “Làm sao bạn làm được như vậy?”. Sau một bài nói chuyện dựa trên giáo huấn xã hội của Giáo hội, một bà có trách nhiệm đến gặp ông Jean-Marc Potdevin và hỏi đâu là nguồn trợ sức của ông: “Nguồn trợ sức của ông thật ‘hiện đại’!”. Đúng vậy, Giáo hội là siêu chuyên gia cho nhân loại! Nói đi nói lại, cầu nguyện sẽ giải thoát chúng ta ra khỏi những lo âu của cuộc sống để sống một ngày gần bên Chúa.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch