Đức Giáo hoàng chờ một “phép lạ” ở  Thượng Hội Đồng Gia đình

376

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, Guayaquil, Ecuador, 2015-07-06

Đức Giáo hoàng chờ một “phép lạ” ở  Thượng Hội Đồng Gia đình

Vào ngày thứ hai chuyến đi Nam Mỹ của mình, Đức Phanxicô đã xin Giáo hội tìm các “giải pháp cụ thể” để đón nhận các gia đình gặp khó khăn. Ngài đã có một bài diễn văn xúc động bảo vệ cho quyền lợi của gia đình. Đặc biệt ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “món nợ xã hội” mà xã hội đã nợ các gia đình vì vai trò chủ yếu gia đình đã đảm trách trong mọi giai đoạn của cuộc sống con người. Nhưng ngài cũng xin giáo dân cầu nguyện để có một “phép lạ” cho lần họp Thượng hội đồng Gia đình vào tháng 10 sắp tới ở Rôma. Đức Phanxicô dự trù Giáo hội phải tìm những giải pháp cụ thể để giải quyết rất nhiều khó khăn.

Ngài không nhắc đến trường hợp của những người ly dị tái hôn nhưng ngài đưa ra một sứ điệp cho những người chống lại hướng đi cải cách của mình.  trong một đường hướng, rõ ràng là được vạch ra theo chỉ dẫn của Thượng Hội Đồng – một “tài liệu làm việc” -, được công bố cách đây hai tuần, đã không làm giảm đi lo lắng của các giám mục và hồng y không chấp nhận việc mở ra cho trường hợp của các người ly dị tái hôn như họ đã có thái độ trong lần họp thái độ đầu tiên tháng 10 năm ngoái.

Ý thức sự chống đối này, từ Châu Mỹ La Tinh và trước nửa triệu giáo dân đến tham dự Thánh lễ khổng lồ trong bầu khí nhiệt đới ở Guayaquil, thành phố đang phát triển của Nam Ecuador, Đức Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi cầu nguyện cho “Thượng Hội Đồng thế giới: “Tôi xin anh chị em gia tăng lời cầu nguyện cho ý nguyện này để những gì đối với chúng ta còn chưa tinh tuyền, còn làm chướng tai gai mắt hay làm cho chúng ta hãi sợ, thì xin Chúa – làm điều này theo “giờ” của Chúa –  biến đổi điều này thành phép lạ”.

691dca576f“Gia đình là bệnh viện gần nhất”

Đức Phanxicô chiêm niệm về đoạn Phúc Âm nước biến thành rượu ở tiệc cưới Cana. Giải thích dụ ngôn biểu tượng cho các cuộc sống không nhất thiết phải hoàn hảo: “Trong gia đình, ngài ghi nhận, phép lạ được thực hiện với những gì chúng ta có, với con người thật của chúng ta, với những gì chúng ta có trong tầm tay… Bình thường đó là những chuyện không lý tưởng, không phải là những chuyện chúng ta mơ, cũng không phải là những chuyện “giá như nó phải được như vậy”. Rượu mới ở tiệc cưới Cana đến từ các bình đã được thanh tẩy, có nghĩa là ở những chiếc bình chúng ta đã đổ tội của mình vào đó.”

Trong một bài giảng có tính cách rất cá nhân, Đức Phanxicô đã triển khai ưu tư của Giáo hội phải có đối với hoàn cảnh các gia đình bị gãy đổ – rất phổ thông ở Châu Mỹ La Tinh và trên những gia đình này các giáo phái Phúc Âm đã chiêu mộ và rất phát triển – Đức Phanxicô giải thích cốt tủy của Kitô giáo là phải đến giúp các gia đình bị “gãy đổ”: “Chúa luôn đến gần các khu vực ngoại vi (…) gần những người chỉ còn chén chán nản để uống và trong những trường hợp này, “Chúa Giêsu đã không cầm lòng, Chúa ban rượu ngon nhất cho những người vì lý do này lý do kia tưởng như tất cả các bình của mình đã vỡ hết.”

Vì thế Đức Phanxicô kêu gọi người công giáo noi gương theo Đức Mẹ, không ở trên cao để phán đoán các hoàn cảnh khó khăn: “Mẹ Maria không phải là bà mẹ chồng vui thú về các lỗi lầm, các khiếm khuyết, các hờ hững của con cái! Maria là mẹ! Mẹ ở đó, với tấm lòng tràn đầy ân cần và tận tụy.”

Nói một cách chung và rất thoải mái trước đám đông lắng nghe mình, từ “châu lục của mình,” Đức Phanxicô đưa ra lời kêu gọi bảo vệ gia đình trong xã hội,” gia đình là bệnh viện gần nhất, là trường học đầu tiên của trẻ con, là điểm dựa cho người trẻ, là nhà hưu dưỡng cho người lớn tuổi. Gia đình là “tài nguyên lớn lao của xã hội” mà không có một cơ quan nào khác có thể thay thế, gia đình cần phải được củng cố và giúp đỡ.”

Marta An Nguyễn chuyển dịch