Đức Phanxicô mang lại niềm tin cho một ngôi sao của đài CNN

308

Aleteia, Arthur Herlin, 14-4-2015

6bk59gfvv6xx6xkvSức sống năng động của Đức Phanxicô đã phát tán đến tận ban biên tập của đài CNN. Ngôi sao nổi tiếng Carol Costello làm chứng cho điều này.

Câu chuyện của cô Carol Costello đích thực là lời tỏ tình với Đức Phanxicô và với Giáo hội Công giáo. Trong mỗi sự quay trở về với đức tin đều bắt nguồn từ sự bị loại trừ ở một thời điểm nào đó. Và đây là câu chuyện của cô Carol. Năm cô 27 tuổi, em trai nhỏ hơn cô hai tuổi bị chết. Cô cảm nhận trong lòng mình có một ước mong không cưỡng lại được là phải thố lộ chuyện này để hiểu “vì sao Chúa đã cất em mình đi”. Và thế là cô điện thoại và cố tìm cách liên lạc với cha xứ cũ của cô. Một bà trả lời không thể được vì bây giờ cô không còn thuộc họ đạo này. Cô gác máy, buồn vì nghĩ đây là luật mà Vatican chỉ thị trực tiếp xuống. Đứng trước một việc mà cô cảm thấy như một bất công, cô thề không bao giờ xin Chúa điều gì nữa.

“Mỗi người là một huyền nhiệm”

Nhiều năm qua đi, bây giờ cô Carol ở tuổi năm mươi. Từ hai năm nay, tấm gương của giáo hoàng hơi khác thường này đã biến đổi quan hệ giữa cô với Chúa: “Có một cái gì nơi Đức Phanxicô đã thức dậy đức tin của tôi, cô thố lộ. Dù nó ngược với những chuyện mà tôi hăng hái bảo vệ, nhưng tôi đã bị cuốn hút.” Một sự cuốn hút được cụ thể hóa qua buổi gặp gỡ với hồng y Gerald Lacroix ở Québec, Canada, hồng y nói cho cô nghe về Đức giáo hoàng: “Mỗi người là một huyền nhiệm… Điều rõ ràng là nội tâm của con người này thật sự tự do. Ngài hòa hợp với Chúa.” Và thế là củng cố thêm cho trực giác đã nảy sinh ra trong lòng cô.

Với tất cả tấm lòng khiêm tốn

Hồng y Lacroix nói tiếp, “những ai ở gần ngài đều biết ngài dậy từ 4 giờ sáng để cầu nguyện.” Một bằng chứng của tấm lòng khiêm tốn đã vang lên trong lòng cô Carol như câu trả lời cho tất cả các câu hỏi cô đặt ra: “Và đó là vì sao ngài đã thách thức với truyền thống, ngài đã rửa chân cho người khuyết tật, cho các phụ nữ, cho tín hữu của các tôn giáo khác. Và đó là vì sao ngài cho xây nhà tắm ở Quảng trường Thánh Phêrô cho người vô gia cư”.

Nhưng trên tất cả mọi chuyện khơi động trong đầu ngôi sao hướng dẫn chương trình truyền hình này là tính khoan dung của ngài, tính khoan dung tha thứ cho người đàn bà là cô. “Đức Phanxicô đã nói: ‘Nếu một người đồng giới tính có thiện tâm đi tìm Chúa, tôi là ai mà phán xét họ?’; câu nói này đã làm cho tôi điếng người, cô thú nhận. Từ lâu chủ đề đồng tính là chủ đề cấm kỵ của Vatican, vậy mà ngài tuyên bố những lời đón nhận”. Hồng y Lacroix nhấn mạnh: “Đương nhiên Giáo hội Công giáo sẽ không bao giờ cổ động cho hôn nhân giữa những người đồng tính, nhưng chúng ta phải tôn trọng những người đồng tính đúng không? Chúng ta phải đón nhận họ đúng không? Chúng ta phải đồng hành với họ đúng không? Đương nhiên là thế! (…) Giáo hội không đi xa hơn mức chúc lành cho họ nhưng điều này không có nghĩa là ruồng bỏ họ”.

Carol xúc động trước những lời đức hồng y nói dù cô thú nhận tội lỗi của cô làm cho cô cảm thấy mình không xứng đáng với Chúa. Nhưng hồng y đã nhắc cho cô nhớ, “Chúa Giêsu đi cùng với người tội lỗi cho đến cùng”. Và cuối cùng những lời này đã làm cho cô Carol hòa giải được với đức tin. “Tôi sốt ruột chờ để được đi lễ vào ngày Chúa nhật sắp tới. Đúng, tôi sẽ nghêng mình để nhận ơn tha thứ và tôi nếu xứng đáng, tôi sẽ nhận được tình yêu của Chúa”, cô vui vẻ nói.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch