Claire Oppert, nữ nhạc sĩ viôlôngxen chăm sóc bệnh nhân bằng âm nhạc

241

Claire Oppert, nữ nhạc sĩ viôlôngxen chăm sóc bệnh nhân bằng âm nhạc

lavie.fr, Thierry Hillériteau, 2020-06-18

Với nhạc cụ của mình, từ 20 năm nay nữ nhạc sĩ Claire Oppert chăm sóc bệnh nhân qua tác động trị liệu-nghệ thuật, bà có kinh nghiệm với các người mắc chứng tự kỷ, bệnh nhân bệnh Alzheimer và các bệnh nhân ở các nhà chăm sóc cuối đời.

Chúng tôi nói với bà chúng tôi ở nhà báo La Vie. Bà cười. Bà nói: “Một ngày nọ, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu với Giáo sư Donatien Mallet, người đứng đầu bộ phận chăm sóc cho các bệnh nhân cuối đời ở bệnh viện Luynes-CHU ở Tours, về các lời nói của bệnh nhân. Mục đích là để phân tích các lời họ nói sau khi nghe tôi đàn. Qua 450 lời của bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy một chữ được nhiều người lặp lại: sự sống”. Khi bà nói những từ này, ít chữ nhưng nhiều ý nghĩa, trong giọng nói của bà mang sức sống của hy vọng. Bà là như vậy. Dù khi bà không đàn, bà vẫn tỏa sáng như mặt trời.

Ngoài năm mươi, bà Claire là con gái của một bác sĩ và chia sẻ đời sống với nhạc sĩ dương cầm Roustem Saïtkoulov, bà đã dùng trị liệu-nghệ thuật làm kim chỉ nam đời mình. Từ những năm 1990 bà đã có nhiều kinh nghiệm với những người mắc chứng tự kỷ nặng, các bệnh nhân bệnh Alzheimer, các bệnh nhân của các phòng chăm sóc cuối đời… Với một xác tín gắn vào cơ thể: “Nếu nhạc sĩ Schubert không thể thay thế thuốc giảm đau móc-phin thì tôi có thể chăm sóc cho bất cứ ai bằng cây đàn viôlôngxen của tôi, âm nhạc có thể chăm sóc”.

Băng bó của Schubert

Câu nói này nói lên sắc thái đầy dịu dàng được bà chú ý đặc biệt. Không chỉ vì bà làm cho chúng ta chú ý đến sữ khác biệt giữa chăm sóc cuối đời (palliatif), giữa chăm sócchữa bệnh (care và cure): hai chữ tiếng Anh nói lên của chăm sóc y tế không giới hạn ở tiến trình chữa lành đơn giản. Nhưng vì nó bao gồm rộng hơn. . Bà giải thích: “Khi chúng ta không thể chữa lành, chúng ta có thể chăm sóc qua nhiều cách khác nhau. Và âm nhạc là một. Khi cảm giác đau đớn của bệnh nhân khi được điều trị giúp họ giảm 50% nhờ âm nhạc của Schubert, khi chúng ta loại bỏ nỗi lo lắng dường như không thể vượt qua bằng cách làm cho người đó hát lên, là chúng ta đã chăm sóc họ. Khi chúng ta đàn cho gia đình họ hoặc cùng với gia đình họ, khi họ đang hôn mê thì chúng ta vẫn đang còn chăm sóc họ. Khi tôi đàn trong bệnh viện hoặc ở các phòng của các bệnh nhân cuối đời, tôi không bao giờ nói mình đang đàn cho một bệnh nhân và bệnh của họ; mà tôi đàn cho một người và những người chung quanh họ, gia đình, nhân viên chăm sóc…”

Tất cả các kinh nghiệm này được bà kể trong quyển sách cảm động được nhà xuất bản Denoël phát hành vào tháng 2: Băng bó của Schubert (Le Pansement Schubert), quy chiếu đến một thủ tục y khoa được thực hiện năm 2012 với sự đồng ý của giáo sư Jean-Marie Gomas, đồng sáng lập Hiệp hội Pháp Tháp tùng và Chăm sóc cuối đời, giáo sư cũng là điều phối viên của đơn vị đau kinh niên và chăm sóc cuối đời của bệnh viện Sainte-Périne, nước Pháp. Và nhất là bà tiếp tục làm các công việc này hàng ngày. Bà kể: “Cách đây vài tháng, khi tôi đang ở trong đơn vị chăm sóc cuối đời, một phụ nữ xin tôi đàn bài Ave Maria của Schubert như tôi vẫn đàn mỗi lần đến thăm bà. Tôi lấy đàn ra đàn, mắt nhắm lại và tôi đàn nguyên bài. Khi tôi mở mắt ra thì bà đã qua đời. Khi đó tôi hiểu chăm sóc là như vậy: chăm sóc đến cả khoảnh khắc ra đi”.

Bà kể các kinh nghiệm này không có tính cách than van hay thống khổ. Bà giải thích thêm: “Âm nhạc dạy chúng ta có mặt trong giây phút hiện tại. Có rất nhiều niềm vui mà chúng ta không bao giờ biết trước được. Khi ra khỏi cách ly, tôi sẽ không thấy lại một số lớn bệnh nhân mà tôi đã không gặp họ trong ba tháng này. Nhưng ở các đơn vị chăm sóc cuối đời thì luôn có. Chúng tôi không bao giờ thực sự có thể nói hẹn gặp lại. Thường thường chúng tôi chỉ nói hẹn ngày mai mà không bao giờ biết mình có thể gặp lại hay không. Điều này nhắc chúng ta về điều cốt yếu: chia sẻ. Và đây chính xác là những gì âm nhạc dạy chúng ta, và chúng ta tất cả đã cảm nhận mạnh trong thời gian cách ly.” Một thời gian đặc biệt.

“Dĩ nhiên tôi không thể đến tại chỗ. Nhưng tôi giữ liên lạc thường xuyên với đội ngũ y tế, thâu video các bài đàn cho họ để chẳng hạn trong khi chích kim, các người chăm sóc có thể cho bệnh nhân của họ nghe trên điện thoại.” Chúng tôi nói về tinh thần đoàn kết nảy sinh nơi nhiều nhạc sĩ, họ làm nhiều “video cách ly”, đến các nhà chăm sóc dài hạn hay bệnh viện để đàn miễn phí… Bà Esther lại cười. “Thời gian vừa qua đã làm chúng tôi thức tỉnh lương tâm. Đó là bằng chứng cho cái tôi thổi phồng của nghệ sĩ đã không cự được khi đối diện với giai đoạn cuối đời, với việc mất trí nhớ hoặc đau khổ. Chúng tôi phải thoát ra cái tôi này.”

Riêng bà Claire thì bà không cần coronavirus để loại bỏ cái tôi cồng kềnh này. Làm thế nào mà sựu sinh viên tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky danh tiếng ở Moscow – nơi bà gặp chồng là nhạc sĩ dương cầm Roustem Sạtkoulov – người có thể có sự nghiệp danh tiếng của một nghệ sĩ độc tấu lại chọn chuyên ngành trị liệu nghệ thuật? “Chỉ là cảm nhận được ở chỗ của tôi đang ở hiện nay”. Bà cho biết bà được nuôi dưỡng qua các cuộc gặp này. Dù chúng ta biết trong tận sâu thẳm lòng mình, khi tận hiến đời nhạc sĩ của mình cho người khác sẽ có nguy cơ quên chính mình, như thế bà phải có ngọn lửa thiêng đốt cháy nội tâm. Đức tin, hy vọng, vị tha, tình yêu… Bà sẽ không kê ra. Theo bà, “mọi nhạc sĩ đều có ngọn lửa thiêng. Và mọi người đều phải tin vào con người”.

Các tia lửa có khả năng đốt cháy ngọn lửa thiêng nằm im lìm trong mỗi chúng ta, bà biết nhiều ngọn lửa này. Năm 14 tuổi, căn bệnh nói cho bà biết những điều tốt đẹp mà âm thanh viôlôngxen có thể mang lại cho bà. Nhiều năm sau, Paul, người thanh niên bị tự kỷ với gương mặt “bị lo âu tàn phá” đôi khi có những hành vi hung bạo bất ngờ, đã đi vào thế giới viôlôngxen của bà theo nghĩa đen… Chắc chắn do các rung động của tiếng đàn viôlôngxen đã đi thẳng vào trái tim của Paul.

Tia lửa đầu tiên

Động lực lớn là cuộc gặp quyết định ở Viện Giáo dục-Y tế Adam-Shelton ở Saint-Denis: bác sĩ tâm lý học lâm sàng Howard Buten, vừa là nhạc sĩ vừa làm hề, vừa có tài bắt chước. Bà nhớ lại: “Đó là một nghệ sĩ thiên tài, đã thực sự đưa tôi vào con đường của tất cả các kỹ năng còn nằm im lìm trong tôi và tôi đã khai thác sau đó”. Nhưng ngọn lửa đầu tiên là người cha của bà, và bà cho biết bà đã nợ ông rất nhiều, “người bác sĩ lập dị, có tâm hồn nghệ sĩ, biết đàn dương cầm và không bao giờ đúng giờ”. Ông thường xuyên sinh hoạt ở các nhà hát Paris và thường đem con gái đi theo từ khi nó còn rất nhỏ. Bà tóm tắt về ông trong quyển sách của mình: “Người bác sĩ toàn diện, người nghệ sĩ nhân đạo”. Bà cũng có thể nợ cha mình về nhạc cụ của bà. Chiếc đàn viôlôngxen với “âm sắc rất gần với con người, rất gần với cơ thể và rất gần với hơi thở”.

Thêm nữa với hơi thở này, từ vài tháng nay bà đã cống hiến các công việc mới nhất của mình, bà cho biết: “Tôi nhận ra khi tôi đàn cho các bệnh nhân không còn tiếp xúc được, dưới tác dụng của thuốc ngủ hay bị hôn mê, họ biểu hiện một phản ứng hô hấp theo nhịp điệu của âm nhạc hay hơi thở của cây đàn xenlô trong 95% trường hợp… Còn cho những người chung quanh là 100%. Điều này cho phép họ cảm nhận người đó vẫn còn đó. Tôi đã thử nghiệm lại cách đây ba ngày với gia đình của một bệnh nhân ở trung tâm bệnh viện Rives de Seine, ở Neuilly-sur-Seine.” Bà Claire nhắc lại, đây là một trong các phép lạ của chăm sóc bằng âm nhạc mà người Hy Lạp đã lên giả thuyết từ thời Cổ đại.” Bà thích định nghĩa sứ vụ của mình là “cách tiếp cận đi trước thời theo tổ tiên đã có từ ngàn năm.”

Bà Claire Oppert

Nhạc sĩ viôlôngxen và âm nhạc-trị liệu. Bà tốt nghiệp Nhạc viện Tchạkovski ở Moscow và có bằng cấp triết học. Trong quyển sách Schubert Băng bó (Pansement Schubert, nhà xuất bản Denoël), bà kể 20 năm gặp gỡ và kinh nghiệm về khả năng chữa bệnh của âm nhạc.

Marta An Nguyễn dịch

Bà Claire Oppet và chồng là nhạc sĩ dương cầm Roustem Saïtkoulov.

Bài gốc tại đây