Đức Phanxicô và tổng thống Milei phá vỡ tảng băng, mở ra một giai đoạn đối thoại xây dựng
Kết thúc tại Vatican những chỉ trích cũ của người theo chủ nghĩa tự do, giờ đây Đức Phanxicô sẽ có các trao đổi định kỳ để can thiệp vào các biện pháp có lợi cho người nghèo ở Argentina.
lanacion.com.ar, Elisabetta Piqué, 2024-02-12
Đức Phanxicô và tổng thống Javier Milei trong buổi tiếp kiến riêng kéo dài hơn một giờ – Vatican Media
Rõ ràng, đúng, nhưng không khoán trắng. Chắc chắn, cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa Đức Phanxicô và tổng thống Javier Milei, hai người chưa bao giờ gặp nhau ngoài đời, nhưng đã nghe nhiều về nhau qua những lời nói không thể lặp lại, đã đánh dấu khởi đầu cho một giai đoạn đối thoại mới mang tính xây dựng.
Ý thức được tình hình khó khăn đất nước Argentina đang trải qua – xung đột trong xã hội, nạn nghèo đói ngày càng tăng, xã hội phân cực, đồng tiền mất giá, lạm phát cao… Đức Phanxicô, người yêu quê hương, muốn cho thấy sự ủng hộ của ngài với người nắm quyền chỉ huy theo nguyện vọng của đa số người dân Argentina. Vì thế những cử chỉ trìu mến chưa từng thấy ở bất kỳ tổng thống Argentina tiền nhiệm nào, trước và sau buổi lễ, ông chạy đến ôm ngài, như thể đã hối hận và xin ngài tha thứ vì tất cả những lời nói xúc phạm đến ngài trong quá khứ. Và Đức Phanxicô, như người ông an ủi đứa cháu phạm tội, thân tình đón nhận vòng ôm, lại còn đặt tay đặt lên mái tóc bù xù, nói một câu làm phá vỡ tảng băng “Con chưa cắt tóc à?” Chưa cắt tóc nhưng gọn gàng.
Một nguồn tin Vatican am tường về Đức Phanxicô nói với báo La Nación: “Ngài hiểu, đất nước ngài đang đau khổ. Ngạn ngữ Argentina có câu ‘chúng ta phải cày với số bò chúng ta có’, dù bất cứ ai đảm nhiệm chức vụ tổng thống ở quê hương, thì vì lợi ích chung ngài phải cộng tác với họ.” Theo hồng y Víctor Manuel Fernández, mối bận tâm lớn nhất của ngài là người nghèo, gồm 40% dân số, một con số không nhỏ và với những biện pháp gây sốc của chính phủ theo chủ nghĩa tự do, những người này ngày càng khốn khổ hơn.
Đức Phanxicô nồng nhiệt chào tổng thống Javier Milei ngày chúa nhật 11-2-2024 – Vatican Media
Một nguồn tin khác của Vatican cho biết: “Nếu ngài xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tổng thống Milei, ngài có thể tác động đến một số quyết định có lợi cho những người đau khổ nhất, hai người sẽ liên lạc qua điện thoại để trao đổi ý kiến. Đó là lý do vì sao việc họ gặp nhau và tìm hiểu nhau là điều quan trọng.”
Dù chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Milei đến Vatican có thể xem là thành công, đặc biệt vì kéo dài hơn một giờ – một khoảng thời gian dài kỷ lục – nếu so sánh với khuôn mặt nghiêm khắc ngài dành cho cựu tổng thống Mauricio Macri năm 2016, nhưng không phải ngài khoán trắng. Phản ánh cho thấy, Milei đã không có được món quà lớn nhất, một chiến thắng thực sự: lời “đồng ý” đi Argentina, một chuyến đi bị trì hoãn quá lâu. Được biết, trong buổi tiếp kiến “rất thân thiện” nhưng “bình thản”, ít nồng nhiệt hơn những lời chào trước và sau lễ phong thánh Mama Antula, hai người đã nói về mọi thứ, đặc biệt là tình hình đất nước Argentina hiện nay. Và một lần nữa lại có lời mời chính thức đi Argentina. Nhưng không có một khẳng định nào như thủ tướng Diana Mondino đã xác nhận với báo La Nación. Và đó là một điều gì đó quan trọng.
Đức Phanxicô tiếp tổng thống Argentina Milei trong 70 phút, một thời gian kỷ lục và ngài “rất tử tế”
Chuyến đi của Đức Phanxicô về Argentina
Trả lời các nhà báo đặt cho ngài câu hỏi trị giá hàng triệu đôla, hồng y Víctor Manuel Fernández bình luận một cách bí ẩn: “Chuyến đi phụ thuộc rất nhiều thứ.” Ngài là người thân thiết nhất với Đức Phanxicô lúc này – hai người ăn trưa gần như hàng ngày ở Nhà Thánh Marta – ngài nói: “Đức Phanxicô có vấn đề về sức khỏe, đến rồi đi, ngài luôn sáng suốt nhưng cơ thể đôi khi phản ứng mạnh, đôi khi phản ứng yếu. Bây giờ, tôi không biết làm thế nào để ngài đi Indonesia, nơi có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới sinh sống, cùng với Papua Tân Ghinê, Singapore và Đông Timor vào cuối tháng 8, một chuyến đi dài.” Hồng y Fernández cũng nói đến chuyến đi Tây Ban Nha đang chờ, nước ở gần và ngài chưa đi bao giờ. Việc lên kế hoạch đi không đơn giản. Tôi cả đời sống ở Argentina, dù muốn đi nhưng phải cân nhắc nhiều thứ.”
Cũng ngày thứ hai này, trước khi tiếp tổng thống Milei, Đức Phanxicô tiếp một người mà ngài ngưỡng mộ, trong nhiều năm ngài đã nhắc đến nhiều trong các bài phát biểu của ngài: giáo sư Mariana Mazzucato, nhà kinh tế học người Ý, quốc tịch Mỹ, giáo sư ở London, tác giả của những quyển sách rất thành công, ngài đã bổ nhiệm bà làm thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống. Và, chính bà đã lưu ý trong một câu tweet trên X, bà có những ý tưởng trái ngược với tổng thống Milei, bà là người tiến bộ.
Trong một phỏng vấn với tờ La Repubblica, bà Mazzucato đã chỉ trích chủ nghĩa tự do của Mieli, mà bà cho là “hơi ngây thơ” và thậm chí “khó được xem là một hệ tư tưởng”. Bà nói: “Không có ý tưởng nào đằng sau: đó chỉ là tuyên truyền chống Nhà nước, rằng phải loại bỏ ngân hàng trung ương, tiền phải được lấy từ Nhà nước, trong khi thông điệp của tôi là: vấn đề không phải là Nhà nước hay thị trường, nhưng làm thế nào để ngày nay lãnh vực công và lãnh vực tư nhân phải cùng nhau làm việc, đặc biệt ở Châu Mỹ Latinh, cũng như ở Ý, nơi có một Nhà nước lớn nhưng không hiệu quả, phi chiến lược và không hoạt động tốt trong lãnh vực tư nhân.” Bà nói thêm: “Ông Milei nói: ‘không có Nhà nước, chúng tôi chỉ cần Elon Musk giải quyết vấn đề của chúng tôi.’ Còn tôi nói: không, hơn bao giờ hết cần phải đầu tư vào năng lực của Nhà nước để hợp tác tốt với lãnh vực tư nhân, bao gồm cả Giáo hội và các đoàn thể, về những vấn đề mới to lớn mà chúng ta gặp phải.”
Khi được hỏi liệu Giáo hoàng có đồng ý với bà nhiều hơn với Milei hay không, nhà kinh tế học trả lời: “Tất nhiên là với tôi! Có lý do để ngài không đề cử ông Milei vào Học viện về Sự sống. Tôi hy vọng hôm nay, trong buổi nói chuyện với ngài, tôi đã giải thích được một số điều cho ngài.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Từ trái sang phải, Giáo sư Mariana Mazzucato, Đức ông Renzo Pegoraro, Tổng giám mục Vincenzo Paglia và Giáo sư Jim Al-Khalili trong cuộc họp báo ngày 12 tháng 2 năm 2024 tại văn phòng báo chí Vatican. – Vatican Media.