“Đam mê Thiên Chúa, khôn ngoan và có đầu óc chính trị xuất sắc”: Đức Phanxicô, giáo hoàng cách mạng

112

“Đam mê Thiên Chúa, khôn ngoan và có đầu óc chính trị xuất sắc”: Đức Phanxicô, giáo hoàng cách mạng

lefigaro.fr, Jean Sévillia, 2023-09-10

Người thừa kế ngôi vị Thánh Phêrô, người đang làm lay động Giáo hội công giáo là ai? Nhà báo Jean-Marie Guénois, chuyên gia về các vấn đề tôn giáo của báo Le Figaro, trả lời câu hỏi này bằng một khảo luận sâu đậm với nhiều tài liệu tham khảo và khích lệ.

“Tôi sẽ đến Marseille, nhưng không phải đi Pháp,” trên chuyến bay đưa ngài trở về từ Ngày Thế Giới Trẻ Lisbon tháng 8, Đức Phanxicô nhấn mạnh chuyến tông du Marseille ngày 22 và 23 tháng 9 sẽ không phải là chuyến đi Pháp, đất nước ngài không xem là ưu tiên để đi thăm. Giám mục Rôma – chức vị ngài thích được gọi – sẽ đến thành phố Marseille trong Cuộc gặp Địa Trung Hải, một hội nghị chuyên đề nơi các đại diện của các Giáo hội từ năm bờ Địa Trung Hải (Bắc Phi, Balkan, châu Âu Latinh, biển Đen và Cận Đông) sẽ thảo luận về bất bình đẳng kinh tế, di cư và biến đổi khí hậu. Được hồng y Jean-Marc Aveline, tổng giám mục tươi cười của Marseille mời, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại sân vận động Vélodrome trước hàng chục ngàn tín hữu.

Được bầu chọn ngày 13 tháng 3 năm 2013, giáo hoàng Argentina Jorge Mario Bergoglio không phải là giáo hoàng bình thường: ngài có nhiều người ngưỡng mộ cũng như có nhiều kẻ gièm pha, ngài cũng có thể bị cho là người có nhân cách làm chia rẽ, mà những sáng kiến của ngài thường gây hoang mang. Nhà báo Jean-Marie Guénois, đã từng là phóng viên ở Rôma, sau đó, trong 10 năm, ông đứng đầu chuyên mục tôn giáo của báo La Croix trước khi vào báo Le Figaro năm 2008, ông là tổng biên tập trách nhiệm về các vấn đề tôn giáo của một trong những tờ báo hiểu rõ nhất về Giáo hội công giáo, và đặc biệt là Vatican, nơi ông duy trì các mạng lưới đã giúp ông theo dõi ba giáo hoàng gần đây, Đức Gioan-Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô.

Trong một quyển sách xuất sắc thông tin và mang tính trí tuệ cao, tác giả thích là “nhà báo tự do” hơn là “chuyên gia hay nhà vatican học”, giải thích việc lên ngôi của cựu tổng giám mục Buenos Aires, người đứng đầu 1,3 tỷ người công giáo là một cuộc cách mạng.

Các thủ thuật và mâu thuẫn

Tác giả nhận xét: “Đức Phanxicô sẽ là một trong các giáo hoàng vĩ đại của lịch sử với mong muốn cải tổ Giáo hội và là một tu sĩ đáng mến đích thực, đam mê Thiên Chúa nhưng cũng khôn ngoan và có đầu óc chính trị xuất sắc.” Trong nhiều trang sách, tác giả ấn tượng, thậm chí ngưỡng mộ Đức Bergoglio. Tuy nhiên trung thành với phương pháp ông dùng trong các bài viết trên báo Le Figaro, ông đặt vấn đề đến cùng: khi cần thiết, ông không ngần ngại nói, triều giáo hoàng này thách thức di sản của Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI như thế nào, và không sợ hãi, thẳng thắn đưa ra những thủ thuật và những mâu thuẫn trong cách thực thi quyền uy độc tài của giáo hoàng dưới danh nghĩa là những phản xạ tiến bộ.

Tuy nhiên, nhà báo nhắc lại, giáo hoàng không phải là một khối. Nếu ngài ghét chủ nghĩa bảo thủ và những người bảo thủ, thì lòng kính mến Đức Mẹ, việc tôn kính các thánh, từ Thánh Giuse đến Thánh Têrêxa Lisiơ đều mang đặc nét của một cha xứ làng quê. Ngài là con người của hành động, nhưng ngài thức dậy lúc 4 giờ sáng, dành hai giờ để cầu nguyện một mình trước khi dâng thánh lễ lúc 7 giờ sáng, và buổi tối ngài kết thúc ngày bằng giờ chầu Thánh Thể. Ngày 22 tháng 9, ngài sẽ cùng với các tu sĩ Marseille đến kính “Đức Mẹ Nhân lành” ở vương cung thánh đường Notre-Dame de la Garde.

Vậy mà ngài lại muốn giải thiêng chức giáo hoàng, một yếu tố gây rối: địa chính trị không theo châu Âu của ngài, luôn quan tâm đến người di dân, thiện cảm với hồi giáo, là những nét không đặc trưng với các tiền nhiệm của ngài, chưa kể khoảng cách với giáo huấn nhân học và đạo đức của Đức Gioan Phaolô II, còn hơn nữa, đó là quan niệm của ngài về quyền lực trong Giáo hội, một thể chế mà ngài muốn áp đặt sự quản trị dân chủ và phi tập trung hóa, kết quả là sự thống nhất của công giáo sẽ không chắc chắn.

Sự phiêu lưu thiêng liêng

Ngày 4 tháng 8, nhật báo La Croix, tờ báo ít phản đối Đức Phanxicô đã lưu ý, ngài đã để lại “những cảm xúc trái ngược” trong giới trẻ trong Đại hội Giới trẻ Thế giới Lisbon. Nếu cuộc gặp của giới trẻ công giáo thành công vang dội (1,5 triệu bạn trẻ dự thánh lễ bế mạc ngày 6 tháng 8) thì họ hành hương đến đây vì họ khao khát một cuộc phiêu lưu thiêng liêng lớn lao của các môn đệ Chúa Kitô, chứ không phải để theo những ý tưởng bất chợt của một số cố vấn của giáo hoàng, theo đó họ có thể thất vọng vì ngày mai, giáo hoàng tiếp tục không nhất thiết phải là Phanxicô II.

Những người trẻ công giáo này trong hai hoặc ba mươi năm nữa, sẽ làm chứng cho những gì còn lại của triều giáo hoàng hiện tại. Các linh mục thuộc thế hệ này chắc chắn sẽ cử hành thánh lễ bằng tiếng la-tinh, ngôn ngữ mà Đức Phanxicô muốn loại bỏ. Những gì một giáo hoàng đã làm, giáo hoàng khác có thể bỏ. Những gì một giáo hoàng đã làm, giáo hoàng khác có thể làm lại.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

 

Nhà báo Jean-Marie Guénois của Le Figaro và là nhà quan sát Vatican từ nhiều thập kỷ, ông tìm cách đào sâu nhân cách của giáo hoàng trong quyển sách mới của ông, “Giáo hoàng Phanxicô. Cuộc cách mạng” (Pape François. La révolution, nxb, Gallimard).

Đức Phanxicô: nhà cách mạng ở Vatican

Nhà báo Jean-Marie Guénois: “Đức Phanxicô rất can đảm trong việc lãnh đạo Giáo hội”