la-croix.com, Giám mục phụ tá Emmanuel Gobilliard, giáo phận Lyon, 2023-06-22
Giám mục phụ tá Gobilliard cho rằng chúng ta không nên xem các tác phẩm của linh mục Louis Ribes hiện đã qua đời, là tác phẩm nghệ thuật, ông là kẻ tội phạm tấn công tình dục trẻ em, ông đã chụp hình các em trước khi hiếp.
Giám mục Emmanuel Gobilliard tại nhà thờ chính tòa Lyon ngày 6 tháng 6-2019. JEFF PACHOUD/AFP
Sau bản tin buổi tối của đài BFM Lyon, tôi nhận nhiều thư, điện thoại hoặc bình luận trên mạng xã hội về sự cần thiết phải phân biệt giữa nghệ sĩ và tác phẩm của họ, dù nghệ sĩ đó là linh mục phạm tội tấn công tình dục. Tôi không muốn bị cho là chuyên gia nghệ thuật và tôi hiểu cuộc tranh luận này có thể tạo ra những phản ứng trái chiều. Nhưng trên hết, tôi muốn khi giải quyết vấn đề này, chúng ta phải nghĩ đến các nạn nhân trước hết. Câu mở đầu tranh luận và tôi hoàn toàn tán thành là câu sau: “Kể từ khi mà các tác phẩm hội họa được sáng tác sau các vụ tấn công tình dục, chúng không phải là tác phẩm và không phải là nghệ thuật.”
“Xin tháo dỡ các tác phẩm nghệ thuật của các linh mục bị cáo buộc lạm dụng”
Tôi theo quan điểm này, và rất dứt khoát, trong trường hợp này liên quan đến linh mục Louis Ribes, người mà điều quan trọng phải nhớ là sự đồi trụy đặc biệt của ông. Để độc giả có thể hiểu đầy đủ những gì đang bị đe dọa trong cuộc tranh luận này, tôi xin trở lại câu chuyện khủng khiếp này. Đọc và nghe nhiều chứng từ của các nạn nhân giúp chúng ta có một ý tưởng chính xác về cách kẻ tội phạm này hành động.
Một trường hợp đồi trụy rất đặc biệt
Ông đã dùng hai quyền lực của ông, linh mục và nghệ sĩ để dụ trẻ em “vào bẫy”. Ông tâng bốc các em, ru ngủ sự cảnh giác của những người xung quanh và bắt các em phải “trần truồng” để ông vẽ. Một mình với các em bé, ông đồng hóa các em với các bức tranh hoặc bản phác thảo mà ông muốn vẽ, nói với các em rằng các em đặc biệt như thế nào, may mắn như thế nào mới được chọn, quan trọng như thế nào để hoàn thành “tác phẩm”. Ông tấn công tình dục các em, nói với các em ông cần cảm hứng từ các em, từ cơ thể các em để vẽ đẹp hơn.
Những điểm cần ghi nhớ từ báo cáo của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp
Một số trẻ em đã bị hãm hiếp. Hiếp dâm là nguồn cảm hứng để hiện thực hóa bằng hình ảnh, cho dù đây là những hình ảnh phi tượng hình. Những bức tranh của ông chỉ là cớ để ông thỏa mãn xung năng của ông. Theo ham muốn của ông, ông đi từ làng này qua làng khác và lạm dụng nhiều trẻ em ở một số làng. Sau khi tấn công các em, sau khi lấy cảm hứng từ chính những tấn công tình dục để vẽ các nạn nhân, ông bắt các em phải chiêm ngưỡng tác phẩm. Ông hỏi các em về vẻ đẹp của bức tranh ông vừa vẽ và cho các em quà. Qua cách hành động này, ông đã liên kết trực tiếp các nạn nhân với công việc sáng tạo, và do đó bịt miệng lời nói của các em mạnh hơn. Điều này rõ ràng đã nhận chìm các em trong mặc cảm tội lỗi sâu đậm. Một số các em đã xóa ra khỏi trí nhớ các vụ tấn công này, nhưng bị sống lại một cách dữ dội sau một sự kiện gia đình hoặc khi tình cờ thấy một “tác phẩm” của linh mục Ribes.
Chủ ý cũng là một phần của tác phẩm nghệ thuật
Từ đó chúng ta có thể nói đó là tác phẩm, đó là nghệ thuật nữa không? Tôi trả lời ‘không’. Cảm hứng là một phần của tác phẩm, gắn liền với tác phẩm thì chủ ý cũng vậy! Điều tạo nên đạo đức của một hành động không chỉ là bản thân hành động, mà còn là ý định và hoàn cảnh của nó. Trong trường hợp cụ thể này, bản thân bức tranh, hành động vẽ tranh vì thế đã nhuốm đồi trụy, vô đạo đức! Khi đi xem tranh ở viện bảo tàng, chúng ta cần người hướng dẫn giải thích bối cảnh, ý định của nghệ sĩ, nêu rõ nguồn cảm hứng của họ và những ảnh hưởng khác nhau được tìm thấy trong tranh, để thảo luận về tính cách của họa sĩ và lịch sử của nó.
Trường hợp các vụ Vanier, Rupnik, Ribes… Có nên phân biệt tác phẩm với nghệ sĩ không?
Và đó là lý do tồn tại của lịch sử nghệ thuật. Khi bối cảnh kinh hoàng như thế, khi những cuộc tấn công đồi bại như vậy đã “truyền cảm hứng” cho tác giả, khi những cuộc tấn công được thực hiện ngay trong quá trình sáng tác, liệu chúng ta có còn xem đó là một tác phẩm không? Thực tế đơn giản, đối với các nạn nhân, khi biết đó là sự tấn công của họ bị phơi bày, thậm chí còn “trưng” ra như tác phẩm văn hóa, thì nhân danh những đau khổ họ đã sống, nhân danh những đau khổ mà đang sống bây giờ, chúng ta có đủ lý do để trả lời không! Những nạn nhân này không phải là những nạn nhân đơn thuần của những may rủi trong đời sống, họ bị tấn công ở những gì là mật thiết nhất đời họ, họ bị biến thành đồ vật, họ bị tổn thương suốt đời.
Không có gì có thể biện minh cho việc lạm dụng tình dục một em bé
Một số người phản đối tôi, họ cho rằng rất nhiều nghệ sĩ trong Lịch sử là những kẻ đồi trụy, thậm chí là tội phạm. Chúng ta có nên loại bỏ các tác phẩm của họ ra khỏi viện bảo tàng không? Tôi giao cuộc tranh luận này cho các chuyên gia. Nhưng trong trường hợp cụ thể các nạn nhân vẫn còn sống. Không gì có thể biện minh cho việc lạm dụng tình dục một em bé, kể cả những gì được xã hội cho là tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất. Chỉ một trong số các em bé này là đủ đáng giá hơn tất cả các tác phẩm nghệ thuật cộng lại.
Theo tôi, cuộc tranh luận này dường như càng quan trọng hơn vì địa vị của nghệ sĩ, giống như địa vị của linh mục, có thể mang đến một quyền lực, một hào quang mà nếu lạm dụng, có thể dẫn đến những hành động tàn ác tồi tệ nhất.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
“Các tác phẩm của Marko Rupnik phải bị xóa để ký ức về các nạn nhân được ghi nhớ một cách hiệu quả”
45 Khuyến nghị của Ủy ban Ciase về các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp