Mạng xã hội: Vatican kêu gọi trách nhiệm của người công giáo
Ngày thứ hai 29 tháng 5, Vatican công bố một tài liệu về mạng xã hội trong đó phản ánh về sự hiện diện trực tuyến của người công giáo. Các tác giả của tài liệu này lo ngại về “sự giao tiếp mang tính luận chiến và hời hợt” của một số linh mục và giám mục.
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2023-05-29
Tài liệu do Vatican công bố kêu gọi huy động tất cả người công giáo có cách tiếp cận tự tin với thế giới kỹ thuật số.
Hình trên trang Twitter của Đức Phanxicô
Câu hỏi đã cũ và theo định nghĩa chưa bao giờ đóng lại. Ngày thứ hai 29 tháng 5, Vatican công bố một tài liệu mới về ý nghĩa của sự hiện diện của người tín hữu kitô trên Internet, đưa ra “một suy tư mục vụ về sự tham gia trên các mạng xã hội”.
Ông Paolo Ruffini và Đức ông Lucio Ruiz của bộ Truyền thông đã ký tài liệu dài 20 trang có tựa đề “Hướng đến một sự hiện diện toàn diện” đặc biệt đặt câu hỏi khái niệm “người anh em” trong tinh thần kitô hữu trong vũ trụ kỹ thuật số.
Tài liệu tập hợp lại các chủ đề rất rời rạc. “Ai là ‘người anh em’ của tôi trên mạng xã hội?”, lưu ý đến những thay đổi do sự can thiệp của công nghệ kỹ thuật số gây ra trong mọi chiều kích của đời sống con người, từ lâu Vatican đã giảm thiểu Internet như một “lục địa” đơn giản để truyền giáo. Nhưng lần này, Rôma đã như vượt xa cách suy luận đơn giản này.
“Đời sống của mỗi người bao gồm đời sống của chúng tôi”
Những người ‘anh em’ của chúng ta trên mạng xã hội rõ ràng là những người mà chúng ta duy trì liên kết với họ, tài liệu do được ông Paolo Ruffini trình bày như “một uy tư thần học và mục vụ”. Các tác giả viết: “Rất thường xuyên, những người anh em chúng ta là những người chúng ta không thể nhìn thấy, vì các nền tảng ngăn chúng ta nhìn thấy họ hoặc đơn giản là vì họ không có ở đó.”
Vatican khẳng định thêm: “Nhận ra ‘anh em’ trong kỹ thuật có nghĩa là nhận ra cuộc sống của mỗi người đều liên quan đến chúng ta, dù khi sự hiện diện (hoặc vắng mặt) của họ được trung gian bởi các phương tiện kỹ thuật số.”
Nhân danh sự thích ứng theo kỹ thuật số của định nghĩa về “người anh em” mà các tác giả của tài liệu kêu gọi trách nhiệm của người công giáo hiện diện trên các mạng xã hội. Các tác giả tin rằng: “Khi các nhóm tự xưng là ‘công giáo’ sử dụng sự hiện diện của họ trên mạng xã hội để thúc đẩy sự chia rẽ, thì họ không cư xử như một cộng đồng công giáo nên làm.”
Các tác giả cảnh báo: “Bạn có thể tìm thấy nhiều hồ sơ hoặc tài khoản trên mạng xã hội quảng cáo nội dung tôn giáo nhưng không tham gia vào động lực quan hệ một cách trung thực. Các tương tác thù nghịch và lời bạo lực và hạ nhục, đặc biệt là trong bối cảnh chia sẻ nội dung kitô giáo trên màn hình và mâu thuẫn với chính phúc âm.”
Các tác giả lo ngại: “Vấn đề luận chiến và tính cách hời hợt của nó và từ đó gây chia rẽ, là mối quan tâm đặc biệt khi đó là lời của các nhà lãnh đạo Giáo hội: các giám mục, mục tử và các nhà lãnh đạo giáo dân nổi tiếng. Những điều này không chỉ gây chia rẽ trong cộng đồng mà còn cho phép và hợp pháp hóa việc quảng bá loại hình truyền thông này của những người khác.”
Các cạm bẫy cho “các cuộc gặp và trở lại” với những cú click
Vì thế bộ Truyền thông kêu gọi tránh xa “bẫy nhấp chuột” và “thái độ thù nghịch” để tạo cơ hội thực sự cho những “cuộc gặp và trở lại”, đặc biệt là khi liên quan đến các vấn đề có vẻ mâu thuẫn. Vì thế người công giáo phải tự hỏi làm thế nào họ có thể tham gia vào việc “sửa chữa một môi trường kỹ thuật số độc hại”.
Tài liệu của Vatican cũng đưa ra một số lời khuyên về cách phản ứng với các cuộc bút chiến: “Người công giáo chúng ta nên nổi tiếng là những người sẵn sàng lắng nghe, phân định trước khi hành động, đối xử tôn trọng với mọi người, phản ứng bằng câu hỏi thay vì phán xét. Chúng ta nên có thái độ theo Tin Mừng, giữ im lặng thay vì khuấy động tranh cãi, và ‘mau nghe, chậm nói, chậm giận’”.
Chứng nhân và tác nhân có ảnh hưởng
Tài liệu, được Hội nghị khoáng đại cuối cùng của Bộ yêu cầu vào tháng 11 năm 2022, kêu gọi huy động tất cả người công giáo tiếp cận cách tự tin đối với thế giới kỹ thuật số.
Bộ ủng hộ mô hình “chứng nhân và là tác nhân” có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khác xa với tất cả các chiến lược của loại phản công đã trở nên phổ biến trong thế giới truyền thông chính trị trong vài năm vừa qua. Lý do này phù hợp với nguyên tắc, sự thật sẽ luôn chiến thắng, như ông Paolo Ruffini, bộ trường bộ Truyền thông đã nói khi được hỏi về sự phổ biến của những hình ảnh giả mạo trên mạng: “Tất cả mọi người đều thích những điều chân thật hơn những điều giả dối. Điều đó tôi chắc chắn.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch