Thứ Sáu Tuần Thánh: vì sao giữ bí mật chung quanh chặng Đàng Thánh Giá của Đức Phanxicô?

80

Thứ Sáu Tuần Thánh: vì sao giữ bí mật chung quanh chặng Đàng Thánh Giá của Đức Phanxicô?

Điều bất thường là Vatican đã không công bố trước các văn bản chặng Đàng Thánh Giá Đức Phanxicô sẽ chủ sự ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, 7 tháng Tư. Một quyết định giả định để tránh áp lực chính trị: các văn bản nên có lời kêu gọi mạnh mẽ về sự hòa giải của các dân tộc Nga và Ukraine.

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2023-04-07

Đức Phanxicô trong nghi thức phụng vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ở Đền thờ Thánh Phêrô. RICCARDO ANTIMIANI/EFE/MAXPPP

Năm nay Vatican có một ngoại lệ là không công bố trước các bài suy niệm sẽ được đọc trong chặng Đàng Thánh Giá do Đức Phanxicô chủ sự ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, 6 tháng Tư.

(Giờ chót vì lý do thời tiết trở lạnh trong những ngày gần đây ở Rôma nên Đức Phanxicô không đến Đấu trường la-mã để đi Đàng Thánh Giá, ngài ở Nhà Thánh Marta để theo dõi và cầu nguyện.).

Theo ký ức của các nhà vatican học thì điều này chưa bao giờ xảy ra. Năm nay, Vatican không công bố trước các bài suy niệm sẽ đọc trong chặng Đàng Thánh Giá, theo thông lệ văn bản sẽ được Vatican công bố rộng rãi. Trong những năm gần đây, các suy niệm này được giao cho các dòng, các học sinh hoặc các tù nhân viết.

Kêu gọi hòa bình giữa người Nga và người Ukraine

Vậy vì sao giáo hoàng và các người chung quanh ngài quyết định giữ bí mật nội dung bài suy niệm? Vì bài suy niệm nói chứng từ về cuộc chiến giữa Ukraine và Nga, và lời cầu nguyện sẽ được đọc trong 14 chặng Đàng Thánh Giá, Vatican kêu gọi hòa bình và hòa giải giữa người Nga và người Ukraine.

Tại Vatican, một vài nguồn tin nhắc lại ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày “đảo ngược logic của con người” để theo logic  của Chúa: “Tình yêu cho kẻ thù là trọng tâm của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và đó là trọng tâm của thông điệp kitô giáo. Chúng ta không thể đặt điều này sang một bên.”

Vatican thừa nhận, thông điệp này “khó chuyển tải đến tất cả những ai có kẻ thù”, đặc biệt không những với người Ukraine mà còn với các nhân vật chính khác trong các cuộc xung đột hiện nay, như Syria. Cùng một nguồn tin trên cho biết: “Thông điệp này luôn là một chuyện tai tiếng nhưng đó là lời kêu gọi con người phải đạt đến sự hoàn hảo như thế nào.”

Tránh áp lực mạnh

Nếu Vatican chuẩn bị chặng Đàng Thánh Giá này trong cách bí mật nhất, thì theo thông tin của chúng tôi, các bản văn cầu nguyện đã chuẩn bị sẵn từ nhiều ngày, đó cũng là để tránh những áp lực rất lớn như đã xảy ra năm 2022, cũng trong khi làm chặng Đàng Thánh Giá này.

Năm ngoái, chặng Đàng Thánh Giá được tổ chức vài tuần sau khi chiến tranh bắt đầu, Vatican đã xin hai phụ nữ, một Ukraine và một người Nga vác thánh giá ở một trong các chặng đàng. Dự án này được công bố vài ngày trước khi đi đàng thánh giá và đã bị tranh cãi gay gắt và đặc biệt chính phủ Ukraine đã phản đối. Đến nỗi, vài giờ trước khi đi Đàng Thánh Giá, Đức Phanxicô đã đồng ý thay thế bài suy niệm bằng thời gian thinh lặng.

Đức Phanxicô rửa chân cho các thanh thiếu niên trong nhà tù: “Mỗi người chúng ta đều có thể sa ngã”

Ở Ukraine, người dân giải thích câu chuyện này rất tiêu cực, một số giả thuyết lan truyền cho rằng người phụ nữ Ukraine thực ra là người Nga. Hai nhân vật chính của chặng đàng chưa bao giờ làm chứng công khai.

Điện thoại cho Đức Phanxicô

Ngoài chính phủ, một số phản đối và cảnh báo cũng đến từ bên trong Giáo hội công giáo một cách không chính thức, thông qua người đứng đầu Giáo hội công giáo hy lạp Ukraine, nhưng cũng từ một số nhà ngoại giao của Tòa thánh.

Theo thông tin của chúng tôi, đó là một nữ tu người Ukraine, một sinh viên đang học ở Rôma, người đã thuyết phục được Đức Phanxicô, sơ gọi điện thoại cho ngài, sơ nói một quyết định như vậy là không phù hợp. Chỉ khi đó, giáo hoàng mới đồng ý sửa đổi chặng đàng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Chứng từ đau lòng của hai người trẻ Ukraine và Nga, của người tị nạn và của người trẻ ngày nay.

Từ lời của một người trẻ Ukraine và Nga đến vụ thảm kịch của người di cư: Đức Phanxicô dâng Đàng Thánh Giá cho ‘chiến tranh thế giới thứ ba từng phần’