Loạt bài kỷ niệm 10 năm triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, 13-3-2013 & 13-3-2023
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm triều giáo hoàng, Đức Phanxicô trả lời phỏng vấn nhà báo Paolo Rodari tại Nhà trọ Thánh Marta về sức khỏe, từ nhiệm, cái chết và chiến tranh…
Tin tổng hợp, 2023-03-10
Đức Phanxicô trả lời trong một phỏng vấn với giới truyền thông Thụy Sĩ-Ý RSI về nhiều chủ đề, sức khỏe, từ nhiệm, cái chết, chiến tranh, về tang lễ Đức Bênêđictô XVI, về Giáo hội…
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm triều giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã trả lời phỏng vấn đài phát thanh và truyền hình Thụy Sĩ Ý (RSI) sẽ được phát sóng chiều chúa nhật 12 tháng Ba. Nói chuyện với nhà văn Paolo Rodari tại Nhà trọ Thánh Marta, ngài đề cập đến các ưu tiên trong triều của ngài, lòng hiếu khách, cuộc chiến ở Ukraine và các cuộc xung đột khác ở Yemen, Syria, Miến Điện, quan hệ với người tiền nhiệm của ngài, hoặc một lần nữa về thế giới bên kia .
Về Giáo hội: Chúa Giêsu không loại trừ ai.
Giáo hội không phải là ngôi nhà của một số người, mà là của tất cả mọi người. Đức Phanxicô cho biết, ngài luôn quan tâm đến những người bị bỏ lại phía sau, nhưng không có nghĩa là từ chối người khác. Người nghèo là những người được Chúa Giêsu yêu thương, nhưng Chúa Giêsu không gạt bỏ người giàu.
Ngài nói: “Chúa Giêsu không bỏ ai. Khi người dự tiệc không đến, ngài bảo các môn đệ ra ngã ba đường và gọi tất cả mọi người, ốm đau, tốt xấu, lớn nhỏ, giàu nghèo. Tất cả cùng vào dự tiệc. Chúng ta không nên quên: Giáo hội không phải là ngôi nhà của một số người, Giáo hội không chọn lọc. Dân thánh và tín hữu của Chúa: tất cả mọi người.”
Trả lời câu hỏi về cảm giác bị loại trừ của một số người vì điều kiện sống của họ, Đức Phanxicô nhắc lại, tội lỗi luôn hiện hữu: “Thật là một chút phù phiếm của thế gian, khi cảm thấy mình công bằng hơn người khác, nhưng như thế là không công bằng. Tất cả chúng ta đều là kẻ có tội. Đến giờ của sự thật, đặt sự thật của bạn lên bàn cân và bạn sẽ thấy bạn là người có tội.”
Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày 8 tháng 3 năm 2023, năm thứ mười triều giáo hoàng của ngài (VATICAN MEDIA Divisione Foto)
“Thực tế được nhìn thấy tốt hơn từ các thái cực hơn là từ trung tâm”
Khi được hỏi về nguồn gốc của ngài “gần như từ tận cùng thế giới”, ngài trích lời triết gia người Argentina Amelia Podetti: “Thực tế được nhìn từ các thái cực tốt hơn là từ trung tâm. Nhìn từ xa, chúng ta hiểu được tính phổ quát. Đó là một nguyên tắc xã hội, triết học và chính trị”.
Đức Bênêđictô XVI là người của Chúa
Đề cập đến Đức Bênêđictô XVI, Đức Phanxicô nói: “Ngài là người của Chúa, tôi rất yêu mến ngài. Lần cuối tôi đến thăm ngài là dịp lễ Giáng sinh. Ngài gần như không còn nói được. Ngài nói nhẹ nhàng, êm ái. Những lời của ngài phải được dịch ra. Ngài minh mẫn. Ngài hỏi: anh khỏe không? Còn vấn đề này? Ngài biết mọi thứ. Tôi vui khi nói chuyện với ngài. Tôi xin ngài lời khuyên. Ngài cho ý kiến của mình, nhưng luôn cân bằng, tích cực, một người khôn ngoan. Tuy nhiên lần gặp cuối này, tôi đã thấy ngài đã ở cuối đường.”
Còn về tang lễ của ngài, ban tổ chức gặp khó khăn vì không biết sẽ cử hành tang lễ của một giáo hoàng không trị vì như thế nào. Thật khó để thấy khác biệt. Cuối cùng họ nghiên cứu nghi thức tang lễ các giáo hoàng và họ đơn giản mọi sự, loại bỏ những gì không đúng với phụng vụ.
Sẵn sàng nói chuyện với người Nga
Ngài nói: “Chiến tranh bắt đầu từng mảnh và bây giờ không ai có thể nói nó không toàn cầu. Các cường quốc đều tham gia. Và chiến trường là Ukraine. Mọi người đang chiến đấu ở đó. Có tất cả các lợi ích đế quốc ở đó, không chỉ của đế chế Nga, mà còn các đế chế.” Ngài nói, so sánh với những gì đã xảy ra năm 1939 là chúng ta thấy ngay lập tức, chỉ trong hơn một trăm năm, đã xảy ra ba cuộc chiến thế giới: 1914-18, 1939-1945, và bây giờ là chiến tranh thế giới. Với các chiến tranh, điều chúng ta thấy là ngành công nghiệp vũ khí. Một kỹ thuật viên nói với tôi: nếu không sản xuất vũ khí trong một năm, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề đói kém trên thế giới. Đó là một thị trường. Có chiến tranh, vũ khí cũ được bán, vũ khí mới được thử nghiệm.
Vladimir Putin biết tôi sẵn sàng gặp ông. Ngài nói: “Tôi sẽ nói chuyện với ông một cách rõ ràng như tôi nói trước công chúng. Ông là người có học thức. Vào ngày thứ hai của cuộc chiến, tôi đến sứ quán Nga tại Tòa thánh để nói, tôi sẵn sàng đến Matxcova nếu Putin cho tôi cơ hội nói chuyện. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã viết thư cám ơn tôi, nhưng bây giờ không phải lúc. Putin biết tôi luôn sẵn sàng.”
Quyết định sống ở Nhà khách Thánh Marta
Ngài nhắc lại quyết định chưa từng có của ngài khi về sống ở Nhà khách Thánh Marta thay vì ở Dinh Tông tòa: “Hai ngày sau khi bầu chọn, tôi đến Dinh Tông tòa. Nó không phải là quá sang trọng nhưng quá lớn. Nó giống như cái phễu ngược. Về mặt tâm lý, tôi không thể chịu được như vậy. Tình cờ, tôi đi ngang qua căn phòng nơi tôi ở. Và tôi nghĩ, ‘mình sẽ ở lại đây’. Đó là một khách sạn, nơi bốn mươi người làm việc ở giáo triều sống. Và các khách từ khắp nơi đến.”
Nhắc lại thời gian sống ở Buenos Aires, ngài đi dạo, xuống phố, ‘tôi đi bộ rất nhiều, tôi đi phương tiện công cộng, xe buýt, tàu điện ngầm, lúc nào cũng có người’.
Bây giờ lối sống đã thay đổi, thói quen đã thay đổi. Ngài cảm thấy thoải mái khi ở Rôma, “một thành phố độc đáo” dù có rất nhiều lo lắng vì ‘chúng ta đang ở trong cuộc chiến tranh thế giới’.
Về tình trạng sức khỏe, về khả năng từ nhiệm
Nói về sức khỏe, Đức Phanxicô cảm thấy hơi xấu hổ khi phải ngồi xe lăn, chuyện đau đầu gối làm tôi xấu hổ, nhưng bây giờ nó đang lành, ‘tôi già rồi, sức đề kháng của tôi kém.
Tôi luôn đặt câu hỏi và làm theo lời khuyên’. Tôi hỏi các hồng y khôn ngoan, họ nói ‘cứ tiếp tục đi, không sao đâu. Nhưng làm ơn, hết khi đúng lúc’.
Ngài không nghĩ đến chuyện từ nhiệm, nhưng giải thích điều cuối cùng thúc đẩy từ nhiệm sẽ là: “Mệt mỏi không cho phép mình nhìn mọi thứ rõ ràng. Thiếu rõ ràng, không biết cách đánh giá các tình huống.”
Nghĩ về cái chết
Thỉnh thoảng, gần như không thể tránh khỏi, ngài cũng nghĩ về cái chết, nhưng ngài cho biết ngài khó hình dung ra khoảnh khắc của sự thật, đoạn đường chết chóc, ‘tôi không thể tưởng tượng được thế giới bên kia. Tôi không biết nó sẽ là gì. Tôi chỉ xin Đức Mẹ ở bên cạnh tôi’.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Đầu gối, linh mục độc thân, tổng thống độc tài Nicaragua Ortega… Đức Phanxicô nói với Infobae
Đức Phanxicô trả lời phỏng vấn: “Giáo hội dành cho mọi người, không chỉ cho một số người”