lavie.fr, Mahaut Herrmann, 20-2-2015
Trong bài diễn văn nói với các tu sĩ Rôma ngày 19 tháng 2-2015, Đức Phanxicô nhắc lại nghệ thuật dâng thánh lễ. Giữa “trình diễn” và “đọc từng chữ”, làm sao truyền đạt được huyền nhiệm của đức tin?
Ngày thứ năm 19-2, nghệ thuật dâng thánh lễ đã trở thành đề tài hàng đầu khi Đức Phanxicô tiếp hàng giáo sĩ Rôma. “Trong nghệ thuật dâng thánh lễ, chúng ta phải cầu nguyện trước mặt Chúa, cùng với cộng đoàn nhưng một cách bình thường”, ngài giải thích như trên cho cử tọa bằng tiếng Ý. Đức Phanxicô cũng nhắc đến nghệ thuật giảng lễ, dâng huyền nhiệm Thánh Thể và khuyên họ tranh hai thái cực:
“Dâng lễ là đi vào và đưa người khác đi vào huyền nhiệm. Nếu tôi quá cứng ngắc hoặc quá trình diễn thì cả hai thái độ trên đều không vào đi vào được với huyền nhiệm.” Tất cả phải quân bình. Và kinh nghiệm của tín hữu trong lãnh vực này thì có nhiều dạng. “Cái ngày mà tôi dự một thánh lễ trung thực với sách phụng vụ, tôi hiểu được Thánh Thể là sự làm mới lại trong sự hy sinh của Chúa Kitô,” Cô Maria 29 tuổi, người từ lâu xa lánh đức tin cho biết như trên. Còn đối với anh Renaud, cựu hướng dẫn viên cho những người giúp lễ thì cho biết, “người ta có thể có xúc cảm sâu đậm qua các nghi thức thiêng liêng mà không bắt buộc phải hiểu tất cả ý nghĩa của nó.” Ngược lại, nếu “linh mục cử hành một cách máy móc, không chú ý đến động tác của mình thì có thể làm cho ý nghĩa của Thánh Thể bị xao nhãng”, cô giáo Charlyne cho biết như trên, cô nói thêm: “Tôi không có quyền phê phán một linh mục.”
Thế nào là một thánh lễ được dâng đúng nghĩa? Có phải đầu tiên hết là do phong cách của linh mục không? Theo ông Arnaud Join-Lambert, thần học gia, giáo sư thần học thực hành và phụng vụ ở Đại học Công giáo Louvain-la-Neuve (Bỉ) thì có ba trở ngại cần tránh. “Cứng ngắc, có nghĩa là con người phục vụ cho nghi thức chứ không phải nghi thức phục vụ cho con người, một phản nghĩa của nghi thức lúc nào cũng tồn tại.” Ngược lại là “chối bỏ nghi thức”, thái độ này tuyệt đối không được có. “Chúng ta không thể nói chỉ cần có cảm nhận tốt là được chứ không cần đến nghi thức và phụng vụ. Không. Các nghi thức là cơ cấu.” Trở ngại thứ ba, “chủ trương dùng phụng vụ để dạy dỗ”. “Lên lớp hay vừa dâng thánh lễ vừa giải thích phụng vụ là điều cũng không thể chấp nhận được. Phải làm những gì mình nói chứ không nói những gì mình làm”, giáo sư Arnaud Join-Lambert nhấn mạnh.
Theo linh mục Alain Dumont, tác giả quyển Thánh lễ và Phụng vụ giải thích.. cho người Công giáo (nhà xuất bản Emmanuel), cũng đồng ý theo hướng này. “Các thánh lễ hiện nay ru dưới các lời giải thích!” Khi về giáo xứ hiện nay, linh mục Dumont đã chấm dứt các phần giới thiệu bài đọc cũng như phần giải thích các động tác phụng vụ. “Đứng nói trước những lời mình sẽ nghe trong các bài đọc, cũng đừng nói trước mình sẽ có nghi thức nào! Cứ để giáo dân tham dự lễ!” cha nhấn mạnh: “Dâng thánh lễ là một động tác của cơ thể. Những gì tôi sắp làm lúc đó, tôi đọc Lời Chúa khi dâng thánh lễ là tôi đang đưa giáo dân vào trong huyền nhiệm.”
Nếu không được mang tính cách dạy dỗ thì phương cách dâng thánh lễ có được xem như một hanh vi giáo dục không? “Có và không”, ông Grégory Solari chuyên gia về phụng vụ trả lời. “Có, trong nghĩa phong cách dâng thánh lễ phải mang lại ý nghĩa cho hành động của Chúa Kitô trong khi dâng lễ. Không, vì thánh lễ đã là một cách dạy âm thầm. Nghi thức tự chính nó đã là một ngôn ngữ.” Lời giải thích của ông Solari cùng một ý với linh mục Alain Dumont. “Sứ vụ của linh mục là sống trong huyền nhiệm họ đang dâng”, cha nhấn mạnh. “Trong thánh lễ dâng hàng ngày, qua cử chỉ của tôi, tôi chỉ truyền đạt những gì tôi sống.” Tuy nhiên theo giáo sư Arnaud Join-Lambert, một linh mục phải thích ứng với cộng đoàn mình đang dâng lễ: “Chúng ta không dâng thánh lễ cho người lớn tuổi và cho trẻ con một cách giống nhau được.”
Một câu hỏi có thể làm bất bình. Có thể nào một thánh lễ được dâng tuân ngặt theo phụng vụ mà chẳng truyền đặt được gì huyền nhiệm đức tin không? Linh mục Olivier Auffret khẳng định là “không”. “Phụng vụ không thuộc về chúng ta, linh mục phục vụ cho phụng vụ”. Cũng một quan điểm với linh mục Alain Dumont, cha Auffret nhắc lại, thánh lễ là thánh lễ của Giáo hội chứ không phải thánh lễ của mình hay của linh mục. “Tuy nhiên, người dâng lễ ít trình diễn thì huyền nhiệm đức tin mới chạm được tâm hồn của tín hữu.”
Có hiển nhiên không? Ông Grégory Solari tự hỏi. “Nghi thức đúng là để tránh trở ngại này. Nhưng có thể nào tách một cách rạch ròi khía cạch khách quan và chủ quan trong việc truyền đạt đức tin không? Tôi không chắc lắm. Nếu đúng thì thật khó hiểu vì sao Công giáo Tây phương lại mất đức tin khi phụng vụ được dâng một cách nghiêm túc theo nghi thức Missel của thánh Piô V, nghi thức nhiều bắt buộc hơn là nghi thức Missel của Đức Phaolô VI.”
Câu trả lời chỉ có thể có trong lòng tin tưởng của cử tọa. “Cử hành phụng vụ là một hình thức phục vụ trong đó ‘cái tôi’ bị xóa mờ. Không được xem tín hữu đơn thuần chỉ là người tham dự thánh lễ”, giáo sư Arnaud Join-Lambert nhấn mạnh. Linh mục Dumont cũng đồng ý: “Phải tin tưởng nhiều hơn ở tín hữu, họ không cần thêm gì vào nghi thức để đi vào huyền nhiệm của thánh lễ.” Với sự đồng ý của cô Charlyne, cô kết luận: “Trình diễn hay đọc từng chữ không phiền hà gì đến tôi nếu tôi cảm nhận được linh mục có tình yêu với Chúa Kitô”.
Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch