la-croix.com, Christopher Henning, 2022-11-15
Tác giả Eric-Emmanuel Schmitt
Trong một tháng, người hành hương giản dị trên bờ Hồ Tibêria hoặc trong những con hẻm của Giêrusalem, nhà văn Éric-Emmanuel Schmitt thu thập thông tin và cảm xúc cho Nhật ký Hành hương của ông, do giám đốc Thư viện Vatican đặt làm. Người đầu tiên nhận dư âm chuyến hành hương này là Đức Phanxicô, ngài đã có buổi tiếp kiến riêng với nhà văn ngày thứ hai 14 tháng 11. Hai người đã thảo luận về các vấn đề liên tôn và tầm quan trọng của văn học.
La Croix: Xin ông cho biết cuộc gặp với giáo hoàng được diễn ra như thế nào?
Éric-Emmanuel Schmitt: Nếu Nhà nước Vatican là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới, thì tôi có cảm tưởng dinh thự Vatican là một trong những dinh thự lớn nhất thế giới! Đúng vậy, bạn phải đi từ tiền sảnh này qua tiền sảnh kia trước khi vào thư viện của dinh tông tòa, nơi giáo hoàng tiếp khách trong các buổi tiếp kiến riêng. Và nếu tất cả nghi thức này làm cho mong muốn gặp gỡ lớn lên, thì cuối cùng, đó là cuộc gặp với một người rất đơn giản.
Ông cảm thấy thế nào khi ở bên cạnh ngài?
Giáo hoàng là một người rất ấn tượng và nồng ấm. Sự lắng nghe của ngài có chiều sâu tương tự như lời của ngài. Ngài không né tránh bất kỳ câu hỏi nào, phản ứng với tầm cao và sức bật lời của ngài cao hơn tôi rất nhiều! Tôi ấn tượng bởi tầm cao thiêng liêng trong lời của ngài, ngài sáng ngời và sâu sắc. Đó là điều tác động đến cả những người vô thần, dù, với ngài cũng như với tôi, nhân loại này được gắn kết với Thiên Chúa.
Ông đã nói về cái gì? Ông muốn nói gì với ngài?
Chúng tôi đã nói về đức tin, về Giêrusalem nơi tôi đã ở vài tuần trước. Liên tôn giáo cũng cũng ở trong trao đổi của chúng tôi. Khi tôi nói Giáo hội công giáo thường có những sáng kiến về liên tôn giáo, nghe vậy ngài mỉm cười.
Tôi cũng nói với ngài về sáng kiến của Hàn lâm viện Goncourt, mà tôi là thành viên, đã tạo ra “Goncourt của những tù nhân”: các tù nhân sẽ chỉ định Goncourt “của họ” trong danh sách của chúng tôi, và ngài đánh giá cao ý tưởng này.
Chúng ta biết rằng giáo hoàng đặc biệt nhạy cảm với văn học…
Văn học được chia sẻ, và nó cũng có thể giúp làm chứng cho đức tin của chúng ta. Chúng ta không thể thuyết phục, mà chỉ làm chứng với đức tin của mình, để Chúa làm lan truyền. Theo nghĩa này, văn học là cầu nối của ý nghĩa và có thể là của đức tin.
Ông vừa từ Đất Thánh về và Vatican đã xin ông kể lại chuyến đi này trong một quyển sách: dự án này là gì?
Ý tưởng Nhật ký Hành hương này là từ giáo hoàng và Thư viện Vatican. Đó là một ý tưởng rất hay, giao cho các nhà văn, không nhất thiết phải là nhà văn công giáo nhưng ít nhất là tương hợp với kitô giáo để nói về thực tế tôn giáo.
Ông có thấy ngài là người đã bị yếu hay ngài vẫn mạnh mẽ dù ngài gặp các vấn đề sức khỏe?
Tôi là con của nhà trị liệu vận động, tôi thấy ngài bị đau hông nhiều như thế nào. Nhưng ngài tách ra khỏi cơ thể để hiện hữu mãnh liệt trong ánh mắt, trong lời, trong cách lắng nghe… Tôi rất ấn tượng.
Sau nửa giờ nói chuyện – ngài nói tiếng Ý, tôi nói tiếng Pháp – ngài chống gậy đứng dậy đưa tôi ra cửa. Muốn đưa tôi ra cửa là một cử chỉ tinh tế hết sức… Rất cô đọng và sâu đậm, cuộc gặp trôi qua rất nhanh. Ngài là người sáng chói.
Marta An Nguyễn dịch
Thích điều này:
Thích Đang tải...