Bỉ: các câu hỏi của sứ thần Tòa thánh Franco Coppola
Đức Phanxicô và sứ thần Franco Coppola trong một lần tiếp kiến tại Vatican
lalibre.be, Bosco d’Otreppe, 2022-06-16
“Tôi tự hỏi: liệu tài trợ cho việc thờ phụng có làm cho Giáo hội thực sự được tự do không?”
Bắt đầu từ năm nay, sứ thần Franco Coppola là “nhà ngoại giao của giáo hoàng” tại Bỉ. Vai trò của ngài rất quan trọng: ngài sẽ góp phần bổ nhiệm một thế hệ bốn tân giám mục. Ngài chất vấn người công giáo về mối quan hệ của họ với Chúa, với tiền bạc và với tương lai. (…)
Đại sứ của giáo hoàng duy trì quan hệ với cả Nhà nước (ngài bảo vệ tự do tôn giáo) và với Giáo hội địa phương sẽ có nhiệm vụ khó khăn trong hai năm tới, ngài sẽ cố vấn cho giáo hoàng để bổ nhiệm bốn tân giám mục (sẽ nghỉ hưu nếu giáo hoàng chấp thuận, đó là giám mục Hudsyn ở Walloon Brabant, hồng y De Kesel ở Mechelen-Brussels, sẽ mừng sinh nhật 75 tuổi ngày 17 tháng 6, giám mục Harpigny ở Tournai và giám mục Warin ở Namur).
Bây giờ cha đang ở Bỉ với các nhà thờ trống rỗng và cuộc khủng hoảng ơn gọi. Nước Bỉ có làm cho Vatican lo lắng không?
Sứ thần Franco Coppola: Tôi đã ở đây được bốn tháng, tôi thấy khó khăn Giáo hội đã gặp phải trong việc trao truyền đức tin, và thực tế người Bỉ dường như (tôi nói rõ dường như) cần đạo công giáo để sống. Tuy nhiên, tôi không muốn nhấn mạnh các nguyên nhân hoặc kết luận quá vội vàng.
Cha đã ở những quốc gia mà Giáo hội không được Nhà nước công nhận. Ở Bỉ, Nhà nước tài trợ cho tôn giáo. Đây có phải là một mô hình cần được xem lại, khi người Bỉ dường như không còn cần đến đạo công giáo không? Tình trạng này có làm cho Giáo hội có tự do đủ không?
Đó là một câu hỏi phức tạp và tôi muốn cẩn thận, nhưng tôi không chắc điều này có làm cho tôn giáo tự do hơn không. Tôi xin bạn suy nghĩ. Trong Kinh thánh, khi cậu bé Đavít phải đương đầu với người khổng lồ Gôliát, vua Sau-lơ đã tặng cậu bé bộ giáp của mình. Đavít mặc, sau đó cởi nó ra: bộ giáp bảo vệ tốt nhưng quá nặng với Đavít, ngăn không cho Đavít cử động. Đavít thích dùng ná hơn.
Ý của cha là gì? Là người công giáo nên trút bỏ tất cả áo giáp tài chánh để sáng tạo và tự do hơn để lay chuyển thời đại đương đại?
Phương tiện tài chính là một đảm bảo, nhưng cũng là một gánh nặng và một cám dỗ: đó là sự tự đủ. Mà Giáo hội phải sống và tiến về phía trước với lòng tin tưởng vào Chúa, không chỉ dựa vào sự bảo đảm tài chính. Tôi thực sự thích câu nói của một cựu tổng giám mục giáo phận Paris, ngài nói Giáo hội phải sống theo cách không thể giải thích được, ngoại trừ bằng đức tin. Vì vậy, Giáo hội phải ném mình xuống nước, như Thánh Phêrô trong Phúc âm muốn đến với Chúa Giêsu khi Ngài đi trên mặt nước. Nếu Giáo hội chỉ nhìn vào những nguy hiểm và rủi ro sẽ gặp khi nhảy xuống nước, Giáo hội sẽ chìm. Nếu Giáo hội nhắm vào Chúa Giêsu, Giáo hội sẽ bước tiếp. Tôi xin thêm một điểm vào câu hỏi của bạn. Người công giáo không nên ở trong tư thế trực diện với thời đại họ đang sống. Khi Chúa Giêsu gặp các môn đệ trên đường Ê-mau, họ không tin Chúa sống lại, Chúa Giêsu đã “đi với họ” để thảo luận và hiểu họ hơn. Đó là thái độ của Giáo hội, Giáo hội phải là người bạn đồng hành trên con đường, thấu hiểu những vấn đề, những thử thách và sự mệt mỏi của những người đương thời. Bạn biết đó, có điều gì đó làm cho tôi bất ngờ ở Bỉ. Mọi thứ ở đây được tổ chức rất tốt so với các nước Châu Phi hay Nam Mỹ tôi từng biết. Của cải vật chất là có thật đối với nhiều người, sự hỗ trợ lẫn nhau được phát triển… Tuy nhiên, có một điều làm tôi khó hiểu: tại sao nhiều người lại dùng đến phương pháp an sinh? Đây không phải là một phán đoán, mà là một câu hỏi thực sự của tôi, nó nổi lên như một nốt nhạc kỳ lạ trong bức tranh tuyệt đẹp của nước Bỉ. Tôi nghĩ nếu không có được câu trả lời, Giáo hội phải trở thành người bạn đồng hành của đất nước mà mình đang ở, và tìm cách hiểu: tại sao lại như vậy?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch