Chuyến đi của Đức Phanxicô đến Cộng hòa Dân chủ Congo có nên vây dồn các linh mục có con không?

95

Chuyến đi của Đức Phanxicô đến Cộng hòa Dân chủ Congo có nên vây dồn các linh mục có con không?

Vài tháng trước chuyến tông du của Đức Phanxicô đến Cộng hòa Dân chủ Congo, từ ngày 2 đến 5 tháng 7, các giám mục Congo muốn thúc đẩy các linh mục đã có con nên rời chức tư tế. Đây có phải là chỉ là một quả bom không biết là quả bom thứ bao nhiêu Vatican muốn dập tắt từ trứng nước không?

jeuneafrique.com, Ludovic Lado, linh mục Dòng Tên, hiệu trưởng Trường Kinh doanh Cefod của N’Djamena, 2022-04-24

Các giám mục Giáo hội công giáo Quốc gia Congo tham dự cuộc đàm phán giữa chính quyền và phe đối lập để cố gắng tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị chung quanh việc kế vị Tổng thống Joseph Kabila năm 2016. © REUTERS / Thomas Mukoya

Ngày 4 tháng 4, các giám mục của Hội đồng Giám mục Quốc gia Congo (Cenco) công bố một tài liệu dài 19 trang về sự trung thành với đời sống độc thân của các linh mục. Yếu tố được nói đến nhiều nhất trên báo chí trong báo cáo này là kêu gọi các linh mục đã có con rời chức tư tế để về chăm sóc con cái của họ.

Giải pháp liên quan

Vấn đề là có thật, nhưng liệu loại các linh mục ra khỏi chức vụ giáo sĩ có phải là giải pháp phù hợp không? Khuyến nghị của các giám mục Congo muốn thảo luận lại tính cách chuẩn mực của đời sống độc thân linh mục với các tu sĩ theo nghi thức Rôma. Mở cửa hôn nhân cho các tu sĩ muốn có con có thể là một giải pháp. Nhưng Đức Phanxicô đã không đồng ý lựa chọn này, vì làm như thế sẽ giúp các linh mục đảm nhận chức vụ làm cha của mình mà không phải rời hàng tư tế.

Khía cạnh kinh tế đóng vai trò ưu thế trong các cuộc thảo luận ban đầu, cuối cùng dẫn đến thể chế độc thân linh mục.

Khía cạnh kinh tế của cuộc tranh luận không phải là không đáng kể, vì vấn đề chăm sóc con cái của linh mục tại chức được nêu lên. Ai đảm nhận, linh mục hay giáo phận? Dùng phương tiện nào? Chúng ta đừng quên khía cạnh này đã chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận ban đầu, cuối cùng dẫn đến định chế độc thân linh mục. Để bảo vệ tài sản của Giáo hội khỏi việc đòi quyền thừa kế của con cháu các giáo sĩ. Giáo hội đã dứt khoát: các linh mục không được có con. Đúng, nhưng nếu họ có thì sao?

Các giám mục Công-gô kêu gọi các linh mục có con phải chăm sóc con mình

Về phương diện pháp lý, nếu giáo luật có điều luật phạt một linh mục ký hợp đồng hôn nhân dân sự, nhưng giáo luật còn giữ im lặng một cách kỳ lạ với các linh mục có con đang làm mục vụ. Cho đến nay, việc quản lý các linh mục này thuộc quyền quyết định của mỗi giám mục, tùy vào tính chất công khai và tai tiếng của tình hình. Qua việc công bố bức thư của họ, các giám mục Congo đã phá vỡ truyền thống im lặng này.

Không khoan nhượng

Nhưng tại sao chỉ ở Congo trong khi vấn đề này phổ biến trên toàn thế giới? Vì sao Giáo hội hoàn vũ không lập pháp về vấn đề này? Câu hỏi vẫn còn. Mối liên hệ với chuyến tông du của Đức Phanxicô đến Congo nhanh chóng được đưa ra, dù đúng hay sai! Dù sao, tài liệu về chủ đề tế nhị như vậy không thể được công bố nếu không có sự chấp thuận của Vatican. Việc tài liệu này được các giám mục của một đất nước có lượng người công giáo lớn nhất châu Phi cũng không phải là chuyện nhỏ.

Để được Vatican cho phép công bố tài liệu phải có một số lượng lớn đơn khiếu nại của các giáo hội địa phương gởi đến Vatican.

Tôi cho rằng phạm vi tài liệu này lớn hơn phạm vi quốc gia. Chúng ta đừng quên chính sách của Đức Phanxicô là không khoan nhượng với các linh mục ấu dâm, họ mặc nhiên bị sa thải một cách có hệ thống ra khỏi hàng giáo sĩ. Việc giải quyết các trường hợp linh mục có con có phải là quả bom không biết là quả bom thứ bao nhiêu Vatican muốn dập tắt từ trứng nước không? Có lý do để nghĩ như vậy, nhất là sau các thiệt hại do xử lý sai trường hợp các linh mục ấu dâm. Để Vatican cho phép xuất bản một tài liệu không phù hợp với một thông lệ nào đó, thì phải có một lượng đáng kể đơn khiếu nại của các giáo hội địa phương.

Đối với những ai hiểu phương thức hoạt động của các hội đồng giám mục châu Phi, sự nhất trí của một giám mục Châu Phi về một chủ đề tế nhị như vậy là một ngoại lệ. Vậy mà tất cả các giám mục Congo, không ngoại trừ ai đã ký vào tài liệu nói trên về một vấn đề mà Giáo hội (hoàn vũ cũng như địa phương) thường chỉ giải quyết cách thận trọng và tránh xa ông kính camera. Sự nhất trí của các giám mục Congo làm nổi bật sự tiếp nhận tương phản với tài liệu của họ trong giới giáo sĩ. Nếu có một số người nghĩ rằng đây là hiện tượng ngoài lề cần được xử lý cách kín đáo và tùy từng trường hợp thì nhiều người khác cho rằng đây là dịp để chấm dứt thói đạo đức giả.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô không đặt lại vấn đề về bậc sống độc thân linh mục