Tại Vatican, các cuộc tranh luận xung quanh khái niệm “chiến tranh chính nghĩa” trong cuộc xâm lược ở Ukraine

268

Tại Vatican, các cuộc tranh luận xung quanh khái niệm “chiến tranh chính nghĩa” trong cuộc xâm lược Ukraine

Từ đầu cuộc chiến, Đức Phanxicô dứt khoát từ chối có một “chiến tranh chính nghĩa” dù để tự vệ trước kẻ xâm lược nên đã tạo một căng thẳng gay go.

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2022-04-22

Một giáo dân cầu nguyện trong thánh lễ Phục sinh tại Nhà thờ Chúa Kitô Vua ở Ivano-Frankivsk, miền tây Ukraine, ngày 17 tháng 4 năm 2022. Yurii Rylchuk / UKRINFORM / SIPA

Không có cuộc chiến nào được gọi là công chính. Đây là thông điệp được Đức Phanxicô đưa ra kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine ngày 24 tháng 2. Chưa bao giờ trong 30 bài phát biểu trước công chúng khi đề cập đến cuộc xung đột này Đức Phanxicô nói đến một “cuộc chiến chính nghĩa”, kể cả việc đánh giá các điều kiện cho cuộc chiến chống lại kẻ xâm lược Nga – điều mà Đức Phanxicô không bao giờ chỉ định một cách rõ ràng.

Vì với Đức Phanxicô, nếu cuộc chiến này thực sự là “man rợ”, “phạm sự thánh”, “vô nhân đạo” hoặc “tàn ác”, thì nó không bao giờ là chính đáng. “Mọi cuộc chiến tranh đều sinh ra từ sự bất công, luôn là như vậy. Vì có một lô-gích chiến tranh, không có một lô-gích nào cho hòa bình”, đó là lời ngài gằn mạnh với các ký giả trên chuyến bay từ Malta về Rôma ngày 3 tháng 4. Trên thực tế, với cách duy trì quan điểm này, ngài đang áp dụng một học thuyết mà ngài đã cổ động từ khi ngài ở ngôi Thánh Phêrô.

Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra tội ác chiến tranh của Nga

Trên thực tế, kể từ khi bắt đầu triều triều giáo hoàng, ngài không ngừng kêu gọi giải trừ quân bị. Vô số lần, ngài xin các chính phủ  chuyển các khoản đầu tư vũ khí vào các chương trình giáo dục hoặc chống đói. Điểm đánh dấu cao cho quan điểm này là Thông điệp Tất cả anh em Fratelli Tutti năm 2020 của ngài, trong đó ngài khẳng định: “Ngày nay rất khó để bảo vệ các tiêu chuẩn hợp lý, đã chín muồi ở các thời điểm khác, để nói về một cuộc chiến chính nghĩa có thể có. Một lập trường thậm chí còn mạnh hơn ghi chú 242 của thông điệp, khi ngài nêu lên, ngày nay chúng ta không còn ủng hộ khái niệm ‘chiến tranh chính nghĩa’ nữa”.

 “Rõ ràng ở đây chúng ta phải đối diện với hai cuộc chiến tranh”

Nhưng tại Rôma, khẳng định này gây ra một số lúng túng nơi một số người, kể cả ở Vatican. Một nhà chức tranh cao cấp ở Vatican điều chỉnh: “Rõ ràng ở đây chúng ta phải đối diện với hai cuộc chiến, một cuộc chiến chính nghĩa và một cuộc chiến phi nghĩa. Một cuộc chiến phòng thủ của Ukraine và một cuộc chiến tấn công do Nga phát động. Vấn đề không phải là đặt cả hai ngang hàng với nhau.” Một khác biệt quan điểm? Nguồn tin tiếp tục cho biết: “Chúng tôi gởi thông điệp ở nhiều cấp độ”. Nhưng trên tất cả, bằng cách duy trì sự bác bỏ tuyệt đối bất kỳ cuộc chiến tranh chính nghĩa nào, giáo hoàng từ chối đặt mình ngang hàng với Kirill, người đưa ra lời biện minh thần học cho một phe. Một người ở Vatican giải thích: “Đây không phải là vấn đề tạo ấn tượng về việc ban phép cho một sứ mệnh do người phương Tây thực hiện”.

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Phanxicô chọn địa chính trị nhân từ

Giám mục Marc Stenger, đồng chủ tịch phong trào Pax Christi International nhận xét: “Ukraine có quyền tự bảo vệ mình trước những hành động gây hấn vô cớ, thêm nữa hệ quả của chiến tranh quá thảm khốc. Nhưng ngài chất vấn về hậu quả của việc phân phối vũ khí của phương Tây tại chỗ vì nghĩ rằng, trong trung hạn, một số người dân Ukraine sẽ phải gánh chịu hậu quả. Ngài nêu rõ: “Như giáo hoàng đã nói, chiến tranh, dù chính nghĩa hay không, luôn là một thất bại đối với nhân loại.”

“Bài phát biểu của giáo hoàng khá mâu thuẫn”

Một nhà ngoại giao tại Rôma cho biết: “Học thuyết về sự lên án tuyệt đối bất kỳ cuộc chiến tranh chính nghĩa nào có thể hấp dẫn, nhưng nó không vượt qua được thử thách về thực tế. Không có chiến tranh chính nghĩa, làm sao chúng ta có thể tự vệ được? Theo nghĩa này, bài phát biểu của giáo hoàng khá mâu thuẫn, và dẫn đến ngõ cụt. Cũng vậy, cuộc chiến này cho thấy rõ giá trị răn đe. Do đó, một số người ở Rôma nghĩ rằng lập trường của giáo hoàng giống với ‘chủ nghĩa hòa bình phi thực tế’. Nếu chúng ta làm theo lô-gích của ngài, thì không còn vũ khí nào nữa. Nhưng xung đột đã cho thấy rõ các giới hạn của lý luận này.”

Giáo hoàng và cuộc chiến ở Ukraine, một chính sách ngoại giao đầy rủi ro

Do đó, một số người hy vọng “thử thách các sự việc” này sẽ làm cho giáo hoàng xem lại diễn văn của mình về tính hợp pháp của việc giữ vũ khí. Vatican trả lời: “Ngược lại việc chiếm giữ ồ ạt các loại vũ khí, kể cả vũ khí hạt nhân làm cho thế giới kém an ninh hơn và cuộc chiến này nguy hiểm hơn.” Trên thực tế, xung đột ở Ukraine củng cố quyết tâm của ngài trong việc ủng hộ việc giải trừ quân bị, đặc biệt là qua các sứ mệnh của ngài ở Liên Hiệp Quốc, ở New York, ở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử  IAEA, ở Vienna, nơi Tòa Thánh là quan sát viên thường trực. Tại Malta, giáo hoàng cũng kêu gọi các hội nghị quốc tế vì hòa bình, trong đó vấn đề giải trừ quân bị là trọng tâm.

Đức Phanxicô kết hợp với lời kêu gọi đình chiến của Liên Hiệp Quốc

Ngày thứ năm 21 tháng 4, Đức Phanxicô liên kết với tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Antonio Guterres hai ngày trước đó ông kêu gọi “đình chiến nhân đạo” từ ngày 21 đến 24 tháng 4, ngày lễ Phục Sinh theo lịch Julian, “biết rằng không có gì là không thể với Thiên Chúa, ngài xin Chúa để những người bị phong tỏa trong các vùng chiến tranh được sơ tán và hòa bình có thể sớm được lập lại. Ngài xin các nhà lãnh đạo của các quốc gia lắng nghe tiếng kêu cứu người dân vì hòa bình.”

Ngày 10 tháng 4, trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá, Đức Phanxicô yêu cầu đình chiến “không phải để tái vũ trang và tiếp tục giao tranh, nhưng để có một hiệp định đình chiến, đạt được hòa bình, thông qua thương thuyết thực sự”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô tố cáo sự tàn khốc của cuộc chiến ở Ukraine