“Giáo hoàng không muốn là tuyên úy của phương Tây”
Khi được hỏi rất trực tiếp về Vladimir Putin trên chuyến bay từ Malta về Rôma ngày 3 tháng 4, Đức Phanxicô đã không đề cập đến tên của tổng thống Nga.
Mỗi thứ bảy hàng tuần, đặc phái viên thường trực báo La Croix tại Vatican đưa quý độc giả đến hậu trường của quốc gia nhỏ nhất thế giới này.
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Đặc phái viên Thường trực của La Croix tại Rôma, 2022-04-10
Giáo hoàng sẽ đến Kyiv? Tất cả mọi người ở Vatican đều đặt câu hỏi này, và sẽ rất tự hào nếu tin chắc mình có câu trả lời rõ ràng. Và nếu chính giáo hoàng cũng không loại trừ khả năng này, như ngài cho thấy trên chuyến bay đưa ngài từ Malta về Rôma chúa nhật vừa qua, một sự thận trọng bất thường. Đứng giữa các hàng ghế của chuyến bay Air Malta, sau hai ngày ở quốc gia nhỏ nhất Liên minh Châu Âu, ngay cả ngài còn cho thấy, không có gì dừng lại ở giai đoạn này.
Ngài nói: “Tôi đã nói điều này đang ở trên bàn, đó là một trong những đề xuất được trình bày, nhưng tôi không biết liệu nó có thể được thực hiện hay không, nếu nó thích hợp để làm, nếu nó là tốt để làm, nếu nó là đúng để làm và tôi phải làm, tất cả đều còn trong dự định.” Một sự do dự rõ ràng và hiếm hoi đã làm cho những người nghe ngài nói chuyện chú ý.
Sự do dự này đánh dấu một bước tiến tế nhị được ngài bắt đầu kể từ đầu cuộc chiến: lên án cuộc chiến mà không nói ai là người khởi xướng; lấy làm tiếc cho các vụ thảm sát mà không chỉ định ai là người thực hiện; thương tiếc các nạn nhân Ukraine mà không đề cập đến trách nhiệm của Vladimir Putin hay nước Nga trước sự bùng nổ của các hành động thù địch. Trên máy bay, các nhà báo hỏi rõ ngài: “Nhưng đâu là thông điệp dành cho Putin nếu ngài có khả năng nói chuyện với ông ấy?” Trả lời, ngài không nhắc đến tên tổng thống Nga.
Tại sao ngài vẫn do dự khi phát âm tên chủ nhân Điện Kremlin, và chỉ định rõ ràng Nga là người khơi mào cuộc chiến? Một nguồn tin của Vatican cho biết: “Ngài không muốn làm tuyên úy cho phương Tây.” Nói cách khác: không có chuyện tiếng nói của giáo hoàng độc quyền cho một bên. Một cái bẫy rất dễ rơi vào, và theo những người ở Rôma, nó có thể gây hậu quả lâu dài và bi đát.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Đức Phanxicô trả lời các nhà báo trên máy bay từ Malta về Rôma