Chiến tranh Ukraine: các cố gắng của Đức Phanxicô

92

Chiến tranh Ukraine: các cố gắng của Đức Phanxicô

Đức Phanxicô trong một buổi tiếp kiến chung

lefigaro.fr/vox, Jean-Marie Guénois, 2022-03-18

Giống như các vị tiền nhiệm của mình, Đức Phanxicô bảo vệ tuyệt đối một thế giới ‘không chiến tranh’ và đang tiến tới việc nói ‘không’ gần như chính thức với việc dùng vũ khí và cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là vũ khí hạt nhân.

Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Đức  Phanxicô nghĩ, những người chỉ trích ngài, tạo cảm tưởng ngài đã đi một bước sai khi không chỉ mặt “kẻ thù”, cụ thể là Putin. Một số người thậm chí còn cho đó là “im lặng” giáo hoàng. Lạ lùng. Từ một năm nay, ngài can thiệp công khai, chính xác là hai mươi mốt lần để chống lại một viễn cảnh, một chuẩn bị, một tiến trình và một tiến hành cuộc chiến này. Đó là chưa kể đến nhiều hành động ngoại giao được Vatican triển khai ở Nga, Ukraine và ở Liên Hiệp Quốc.

Phải thừa nhận, Đức Phanxicô chưa bao giờ đứng về phía nào, cả Ukraine hay Nga, vì truyền thống ngoại giao trung lập của Tòa thánh. Vì đích nhắm của Đức Phanxicô là chiến tranh, chiến tranh là chiến tranh, không phải các quốc gia có chiến tranh.

Như ngày chúa nhật 13 tháng 3, ngài đã kêu lên: “Nhân danh Chúa, tôi xin quý vị hãy dừng cuộc thảm sát này!” bằng cách tố cáo một “hành động xâm lược vũ trang là không thể chấp nhận”, nét mới của Đức Phanxicô, ngài đưa ra một hình thức vị hòa bình triệt để. Ngày thứ sáu 18 tháng 3, ngài lặp lại một lần nữa: “Không có chiến tranh nào là chính đáng”. Những người trẻ phải được dạy hành động vì lợi ích chung “không thể được bảo vệ bằng sức mạnh quân đội.”

Như các vị tiền nhiệm của ngài, Đức Phanxicô bảo vệ tuyệt đối không chiến tranh – chúng ta nhớ đến những cơn giận của Đức Gioan-Phaolô II khi ngài chống việc Mỹ tham chiến trong vùng Vịnh – nhưng Đức Phanxicô bảo vệ tuyệt đối ‘không chiến tranh’ và đang tiến tới việc nói ‘không’ gần như chính thức với việc dùng vũ khí và cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là với vũ khí hạt nhân. Và đây là nét mới: ngài bác bỏ khái niệm tự vệ có thể biện minh – khi tất cả các nguồn lực của ngoại giao đã thất bại – một “cuộc chiến tranh chính nghĩa” trong học thuyết kitô giáo.

Trong Thông điệp Tất cả anh em Fratelli Tutti công bố vào tháng 10 năm 2020, Đức Phanxicô viết đen trắng rõ ràng: “Ngày nay rất khó để bảo vệ các quy tắc hợp lý, đã chín muồi trong các thời điểm khác, để nói về ‘cuộc chiến tranh chính nghĩa’ có thể xảy ra. Không bao giờ xảy ra chiến tranh nữa!” Vì thế ngài giả định một hình thức vị hòa bình tuyệt đối. Không cách nào xem việc sử dụng vũ khí là chính đáng. Thương thuyết là vua.

Vũ khí vị hòa bình này, một ý tưởng cao cả muốn đặt đối thoại lên trên xâm lược, có thực tế không? Không có dân tộc nào chấp nhận bị quân sự đè bẹp mà không phản ứng. Họ sẽ hy sinh bản thân để bảo vệ người dân không có khả năng phòng vệ và giành lại tự do cho mình. Ngài biết rất rõ điều này. Nếu ngài đảm nhận trách nhiệm ở quan điểm cực đoan này, ngài sẽ khơi dậy lương tâm về những gì đối với ngài là một thái quá khác: vòng xoáy của việc tái vũ trang toàn cầu hiện nay. Với học thuyết quân sự, ngài chống lại bằng học thuyết hòa bình.

Khó khăn khác mà ngoại giao của ngài phải đối diện, không phải thuộc bản chất đạo đức, nhưng trong vấn đề kitô giáo và chính thống giáo. Trong vấn đề Ukraine, Đức Phanxicô duy trì quan hệ với hai anh em thù nhau của chính thống giáo. Giáo chủ của Constantinople, Bartholomew I, người mà ngài đã kết tình anh em từ khi ngài được bầu giáo hoàng năm 2013.

 “Đối thoại, không vũ khí”

Nhưng giáo chủ này bị cho là chống Mátxcơva, vì năm 2018 Giáo chủ Bartholomew I công nhận quyền tự trị của Giáo hội chính thống Ukraine. Và thượng phụ Nga Kyrill, người mà ngài sẽ có thể gặp trước cuối năm nay và ngài đã trao đổi một lần nữa qua video truyền hình ngày thứ tư 16 tháng 3. Tuy nhiên, thượng phụ Kyrill đã nhiều lần biện minh cuộc xâm lược của Nga và là người bảo vệ – chống lại Tòa Thượng phụ Constantinople – một phần khác của Giáo hội chính thống Ukraine liên kết với Mátxcơva.

Rôma biết tất cả những áp lực đang đè nặng lên cương vị thượng phu Mátxcơva, những mơ hồ của một Giáo hội quốc gia và công cụ hóa vấn đề tôn giáo trong cuộc xung đột này. Tuy nhiên, ở đây, Đức Phanxicô cũng muốn tin vào sức mạnh của một “đối thoại không vũ trang” để chấm dứt xung đột.

Với ngài, nói với mọi người không phải là thỏa hiệp. Đó là cách ngài lao vào mọi con đường để duy trì các kênh đối thoại. Vài giờ sau cuộc xâm lược Nga, người đặt sự tiếp xúc trực tiếp giữa con người với con người lên trên tất cả, đã “bất ngờ” đi trên chiếc Fiat màu trắng đến sứ quán Nga ở Tòa Thánh. Ngày hôm sau ngài lặp lại, ngài điện thoại trực tiếp cho Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky. Một số người có thể trách ngài ngây thơ, điều mà ngài không có, nhưng không phải sự “im lặng” trong cuộc chiến này. Đối với người thực dụng này, hành động quan trọng hơn lời nói.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Không có chiến tranh thánh, không có chiến tranh chính nghĩa