Giám mục Joseph Doré: “Hoán cải, một nhiệm vụ cấp bách với Giáo hội”
Giám mục Joseph Doré, nguyên Chủ nhiệm Khoa Thần học Công giáo Paris và Tổng Giám mục Danh dự của giáo phận Strasbourg (1997-2007), ngài dứt khoát ủng hộ cách tiếp cận đồng nghị được Giáo hội tiến hành. Chứng từ, quyển sách mới nhất của ngài, Sự cứu rỗi của Giáo hội ở trong sự hoán cải của chính mình (L’Eglise est dans sa propre conversion, Nxb. Salvator). Phỏng vấn một mục tử đầy cảm kích.
cath.ch, Bernard Litzler, 2022-30-01
Giám mục, thần học gia Joseph Doré đã tiếp chúng tôi ở chủng viện St-Sulpice ở Issy-les-Moulineaux, phía nam Paris. Năm 2007, ngài rời Tổng giáo phận Strasbourg, nhưng thời gian còn lại ngài dành phần lớn để suy tư và viết lách. Với một ưu tư thường trực: làm chứng cho đức tin kitô để rút ra những bài học của quá khứ và đề xuất những con đường cho tương lai. Theo nghĩa này, quyển sách Sự cứu rỗi của Giáo hội ở trong sự hoán cải của chính mình đã tạo được một mô hình: việc quan sát trọng lực của hoàn cảnh Giáo Hội không tạo gánh nặng cho khả năng luôn phục hồi, trong một thế giới liên tục đột biến.
Trong quyển sách của cha, cha thấy rằng Giáo hội đang ở trong tình trạng tồi tệ. Và cha kêu gọi hoán cải, ở cấp độ cá nhân và cấp độ thể chế…
Giám mục Joseph Doré: Cho đến gần đây, việc hoán cải, từ ngữ được áp dụng cho những người ngoại đạo, hoặc cho những cựu tín hữu kitô, những người cần được trở lại với đức tin. Trong thực tế, ý nghĩa cơ bản của từ này sâu hơn: nó muốn nói đến sự dấn thân trọn vẹn, để đáp lại những vấn đề quan trọng.
Các tín hữu kitô cần hoán cải trong tinh thần này, trong chừng mực dấn thân hơn bao giờ hết cho ý thức về ơn gọi của chính mình, điều này đòi hỏi gấp đôi. Khía cạnh thứ nhất: nhường chỗ cho người kia, yêu người khác – nhưng không phải tự dưng mà chúng ta có khuynh hướng làm điều này! Khía cạnh thứ hai: nhường chỗ cho mầu nhiệm vĩ đại này, rằng Chúa hiện hữu và luôn ở lại với những người mà Chúa mạc khải về Ngài, không có gì hơn là “Sự sống của đời họ” – và do đó, chúng ta dám nói điều đó, là sự cứu rỗi của đời họ… Nhưng đây không phải là chuyện hiển nhiên!
Có phải dựa trên điều này mà cha viết, Giáo hội cần hoán cải không?
Đúng! Giáo hội không hoàn hảo. Và nếu Giáo hội được kêu gọi nên thánh, thì sự thật vì Giáo hội không bao giờ được hoán cải một cách đầy đủ, với người khác cũng như với Thiên Chúa. Giáo hội liên tục được mời gọi để nhận ra nhiều hạn chế của mình và những thiếu sót đôi khi nghiêm trọng trong quá khứ và trong hiện tại. Do đó, Giáo hội liên tục phải khắc phục điều này – nghĩa là: luôn hướng cả về người khác để yêu thương họ trong sự thật, và với Chúa để phục vụ Ngài, chính xác bằng cách yêu thương anh chị em mà Ngài giao cho chúng ta. Ai có thể phủ nhận sự hoán cải đích thực không chỉ cần thiết cho Giáo hội, mà còn cấp bách hơn bao giờ hết?
“Đúng! Giáo hội không hoàn hảo. Và nếu Giáo hội được kêu gọi nên thánh, thì sự thật vì Giáo hội không bao giờ được hoán cải một cách đầy đủ”
Như thế đâu là động lực chính để cha suy nghĩ về chủ đề này trong quyển sách của cha?
Chính yếu tôi trình bày, đó là câu hỏi dành cho Giáo hội: trước tiên, trở lại với đức tin kitô bằng cách suy nghĩ nhiều hơn về đức tin để đề xuất nó tốt hơn; và sau đó, đặt tình yêu kitô vào trọng tâm mọi thứ, bằng cách sống với đức tin nhiều hơn để mời gọi nó nhiều hơn.
Sự hoán cải này trên hết là chiều kích nội tâm, cá nhân, liên quan đến mỗi giáo dân, dù họ là người mới bắt đầu hay là người đã được “xác nhận lâu năm”, thừa tác viên của Giáo hội hay tác nhân trong chính cuộc sống của mình ở cương vị này hay cương vị khác.
Đây là điều đã làm cho Đức Phanxicô kêu gọi tất cả giáo dân – và không chỉ các nhà lãnh đạo thể chế -: trước hết tham gia nhiều hơn vào đời sống Giáo hội của mình; và tham gia theo cách ngài gọi là đồng nghị.
Chính xác đâu là lời mời này của Đức Phanxicô?
Chữ đồng nghị là ‘với con đường’ (Synode, syn: có nghĩa là ‘với’ và ‘odos’ có nghĩa là ‘con đường’). Cần phải hiểu tất cả tín hữu công giáo đều được mời để gặp gỡ, trao đổi, đối thoại và tranh luận cùng nhau để giúp toàn thể Giáo hội tập trung lại vào lời kêu gọi và sứ mệnh của mình… Và, nhờ đó, trong Chúa Thánh Thần, giúp Giáo hội hoàn thiện các phương thức hoán cải qua đó toàn Giáo hội được kêu gọi.
“Lời cuối cùng không phải được nói ra cho Giáo hội, vì thế điều đáng để chúng ta làm – hay đúng hơn là để làm lại – là cùng làm công việc này với nhau”.
Quyển sách ủng hộ cách tiếp cận mới này của Giáo hội dựa trên kinh nghiệm của cha “trong cương vị một người tin, một mục tử và nhà thần học”. Đây có phải là một hình thức di chúc thiêng liêng không?
Quyển sách mang khía cạnh tiểu sử rất nhiều. Hành trình cá nhân của tôi không phải chỉ có dễ dàng và thành công. Giống như bao nhiêu người khác, tôi đã trải qua những do dự và nghi ngờ, tôi cũng gặp những phản đối và cự lại. Tất cả những điều này dĩ nhiên làm tôi rúng động, nhưng cũng góp phần vào sự hoán cải cho chính tôi! Vì tôi phải nhận biết điều này: tạ ơn Chúa, chứng từ và sự nâng đỡ của anh chị em trong Giáo hội hôm qua và ngày nay đã giúp tôi thoát được mọi phiêu lưu này.
Tôi rút ra xác tín, rằng lời cuối cùng không phải được nói ra cho Giáo hội, vì thế điều đáng để chúng ta làm – hay đúng hơn là để làm lại – là cùng làm công việc này với nhau. Từ kết quả này, tôi quyết tâm dấn thân cho Thượng hội đồng vừa được mở ra. Đối với tôi, đây dường như là một cơ hội quan trọng không thể bỏ qua.
“Tôi không tin chút nào rằng từ ‘cứu rỗi’ sẽ không còn nói được cho người cùng thời với chúng ta nữa”. | © Bernard Litzler
Theo cha, các vấn đề nào là cấp thiết nhất trong tiến trình được Đức Phanxicô đưa ra?
Theo tôi, thách thức của tiến trình thượng hội đồng là chính tiến trình này. Liệu chúng ta sẽ có thể huy động một số lượng đủ lớn tín hữu chung quanh dự án này và chúng ta có thể định nghĩa như sau: làm thế nào chúng ta có thể gặp gỡ, suy tư, tranh luận và quyết định trong Giáo hội, để trở thành Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô tốt hơn nữa không? Không phải là một thể chế muốn tìm lại các “đặc quyền, vẻ đẹp lộng lẫy” hoặc các “thói quen tốt” ngày xưa. Nhưng một cộng đồng tin tưởng hơn và dấn thân hơn, có thể trung thành hơn với sứ mệnh kép của mình: trở về lại với trọng tâm đức tin kitô, và thực hành trong thế giới này, để luôn sống đức ái của Chúa Kitô tốt hơn.
Theo cha, Giáo hội có thể huy động được không?
Theo nghĩa này, tôi rất ấn tượng về phản ứng của giáo dân Pháp sau khi báo cáo Sauvé được công bố. Một tỷ lệ lớn, họ tự nhận và nói: Giáo hội của chúng tôi không phải thế; Giáo hội không thể và không được như vậy! Các nhà lãnh đạo Giáo hội phải có khả năng tin tưởng vào điều này. Điều này có nghĩa là: mời gọi giáo dân trong giáo phận tham gia cách hiệu quả, làm cho tiến trình trở nên thực tế, tổ chức và thực hiện nó cách có phương pháp; và sau đó quyết tâm hành động.
Còn với những người tham gia vào quá trình thượng hội đồng, họ nên giữ trong đầu điều gì?
Họ phải suy nghĩ làm sao để đánh giá được đức tin kitô và Giáo hội là gì đối với họ. Và với mối quan tâm là xác định, trong những điều kiện nào điều này có thể nói lên mối quan tâm cho thế giới này… để đưa đến những biến đổi cho Giáo hội mà điều này có thể trở nên cần thiết.
Tôi muốn nói đây có thể là một cách “cứu rỗi” kịp thời cho Giáo hội. Hiểu rằng cứu rỗi của Giáo hội chỉ có thể là cố gắng phục vụ Đấng mà chính Chúa đã ban cho thế giới trong Chúa Giêsu Kitô!
Nhưng có phải ngày nay từ cứu rỗi vừa bị lạm dụng vừa không còn giá trị sao?
Gần đây một cô giáo lý viên kể cho tôi nghe một em bé nói, cha của em bị bệnh nặng, và có thể “sẽ mất”, một cách phản xạ cô hỏi: “Trái nghĩa của mất là gì?”. Đứa bé trả lời: “Trái nghĩa của mất là được cứu!”
Tôi không tin chút nào rằng từ ‘cứu rỗi’ sẽ không còn nói được cho người cùng thời với chúng ta nữa. Nhưng tôi nghĩ càng ngày càng có nhiều người (hoặc rất nhiều) có thể thấy trong đầu họ một cái gì đáng tin cậy để đề nghị… Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là họ sẽ tìm thấy thứ gì đó tốt hơn những gì thông điệp Phúc âm đề xuất cho họ! Do đó, việc vận động là tùy thuộc vào Giáo hội. Đó phải là động lực sâu xa cho sự hoán cải được yêu cầu ở Giáo hội. Và đây là ý nghĩa của Thượng Hội đồng mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta.
Người biện hộ tích cực
Giám mục Joseph Doré, giám mục danh dự giáo phận Strasbourg từ năm 1997 đến 2007, ngài viết rất nhiều tác phẩm, Vì Chúa Giêsu (A cause de Jésus, nxb. Plon, 2011) hoặc Chúa Giêsu. Bách khoa toàn thư (Jésus. L’encyclopédie, nxb. Albin Michel, 2017): Các tác phẩm gần đây của giám mục Joseph Doré cho thấy sự gắn bó của ngài với Chúa Kitô. Dù ngài tự viết hay điều hành các bộ sách, các sách của ngài vẫn là những sách tham khảo. Ngài là nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Tôn giáo Quốc tế (tại Brussels), nguyên Ủy viên Ủy ban Thần học Quốc tế (tại Rôma), ngài làm việc nhiều với hồng y Joseph Ratzinger – Bênêđíctô XVI. Ngài vận động cho một đức tin thể hiện, đối đầu với khoa học nhân văn nhưng vẫn quan tâm đến các vấn đề của thời đại chúng ta. Người cổ vũ cho những tiến bộ của Công đồng Vatican II, ngài nghĩ công đồng “vẫn chưa sinh hoa kết trái”. Thượng Hội đồng Giám mục năm 2023 được kêu gọi để tập hợp và thúc đẩy vừa tinh thần và vừa đà tiến của nó.
Quyển sách Sự cứu rỗi của Giáo hội ở trong sự hoán cải của chính mình (Le salut de l’Église est dans sa propre conversion, nxb. Salvator, 2021) là lời khẩn cầu rung động. Từ kinh nghiệm mục tử và tư tưởng thần học vững chắc của ngài, ngài kêu gọi cải cách giáo triều la mã, các sứ vụ chức thánh, các thể chế và suy nghĩ lại về vị trí của phụ nữ. Một quyển sách hữu ích vào thời điểm tiến trình thượng hội đồng đang diễn ra trong toàn Giáo Hội.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Hồng y Jean-Claude Hollerich: “Để được nghe, Giáo hội phải thay đổi phương pháp của mình”