Xin lỗi, Mark Zuckerberg: Người công giáo chúng tôi muốn thế giới thực, không muốn thế giới ảo metaverse.

452

Xin lỗi, Mark Zuckerberg: Người công giáo chúng tôi muốn thế giới thực, không muốn thế giới ảo metaverse.

americamagazine.org, Linh mục Dòng Tên Jim McDermott, 2021-11-02

Trên màn hình của một thiết bị ở Sausalito, California, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg công bố tên mới Meta trong một sự kiện ảo ngày thứ năm, ngày 28 tháng 10 năm 2021. (Ảnh AP / Eric Risberg)

Tuần trước, Mark Zuckerberg đã cố gắng đánh lạc hướng thế giới cái gọi là một chuỗi vô tận những tiết lộ gây sốc về Facebook với thông báo công ty sẽ đổi tên thành Meta. Ưu tiên tuyệt đối là chuyển sang phát triển một vũ trụ ảo, “metaverse” trong đó chúng ta có thể làm mọi thứ chúng ta cần – mua sắm, làm việc, có các mối quan hệ – và tất cả những gì chúng ta luôn muốn. Ông Zuckerberg viết trong một thư trực tuyến: “Chúng tôi bắt đầu một chương mới cho internet. Và đó cũng là chương sắp tới của công ty chúng tôi.”

Ở dưới nhiều khía cạnh, đây là động thái kinh điển của Zuckerberg, tránh phần nhận trách nhiệm các vấn đề của công ty và hăng hái tăng cường nó. “Ồ, bạn gặp khó khăn với cách Facebook dùng dữ liệu của bạn, tăng các bài kích động hận thù và thao túng mọi người theo hướng thù địch và chia rẽ ư? Cool – bây giờ chúng tôi cũng sẽ thâm nhập vào mọi khía cạnh khác trong thực tế của bạn.”

Mark Zuckerberg đã cố gắng đánh lạc hướng thế giới cái gọi là một chuỗi vô tận những tiết lộ gây sốc về Facebook với thông báo công ty sẽ đổi tên thành Meta.

Nhiều người có thể cho rằng internet không có bất kỳ gì trong số đó. Tài khoản Twitter của Wendy’s đùa rằng Facebook đã đổi tên thành “thịt” (meat). Người dùng Do Thái cho biết trong tiếng do thái “meta” có nghĩa là chết, như thế không đúng cho điểm khởi đầu tốt nhất của một dự án mới – dù một người dùng khác lưu ý “metaverse là vũ trụ của thây ma”, điều này có vẻ phù hợp. Bà  Alexandria Ocasio-Cortez, đại diện người Mỹ gợi ý tên này là chữ viết tắt của “Chúng ta là một căn bệnh ung thư của nền dân chủ đang di căn trong bộ máy giám sát và tuyên truyền toàn cầu để củng cố cho các chế độ độc tài và hủy hoại xã hội dân sự… vì lợi nhuận!”

Nhưng dù tất cả chúng ta đều muốn dồn ép Zuckerberg và xin các chính quyền trên thế giới đưa ra quy định mạnh mẽ hơn với các sản phẩm và công ty của ông ấy, sức hút của xã hội toàn cầu đối với ảo vừa không thể phủ nhận vừa quan trọng ở một số phương diện, như 18 tháng qua đã chứng minh. Chúng ta đã đặt chân trong một số loại metaverse. Vốn tự bản thân không phải là một điều xấu và điều này cũng sẽ không thay đổi.

Một cách nào đó, thông báo của ông Zuckerberg tạo cho chúng ta, những người công giáo có dịp để có một độ lùi và suy nghĩ về cách chúng ta muốn nghĩ gì về thế giới đang tồn tại và sắp tới. Ông Zuckerberg vẽ metaverse của ông bằng những màu sắc tươi sáng, ông viết trong thư của ông: “Hãy nghĩ xem bạn có bao nhiêu vật chất hiện nay có thể chỉ là ảnh chụp giao thoa laser (hologram) trong tương lai. Trong tương lai này, bạn sẽ có thể dịch chuyển tức thời dưới hình thức giao thoa để có mặt ở văn phòng mà không cần đi làm, ở một buổi hòa nhạc với bạn bè hoặc ở trong phòng khách của cha mẹ mà bạn muốn.” Trong một video, ảnh đại diện của bạn sẽ đến một trạm không gian và chơi trong tình trạng không trọng lực với ảnh đại diện của bốn người bạn.

Thông báo của ông Zuckerberg tạo cho chúng ta, những người công giáo có dịp để có một độ lùi và suy nghĩ về cách chúng ta muốn nghĩ gì về thế giới đang tồn tại và sắp tới.

Trong khi đó, thế giới thực tế, thế giới mà chúng ta đang sống và thở, ít nhiều đơn thuần là dàn dựng cho cuộc sống chúng ta – hay còn gọi là “kẻ ăn thịt người, meatverse”, như Jason Rubin, giám đốc điều hành Oculus đã mô tả nó trong bức thư năm 2018 gởi cho một thành viên hội đồng quản trị Facebook, ý tưởng này về một Metaverse.

Nếu bạn định lập danh mục các dị giáo của Giáo hội công giáo, điều đã theo đuổi vừa lâu nhất vừa đúng, từ đầu là ý tưởng, rằng thế giới vật chất là nơi đáng ghét của tội lỗi và cái chết cần phải bị vứt bỏ. Trong phiên bản kitô giáo này, Chúa Giêsu không phải là con người – thật sự không – vì, nếu là Chúa thì Ngài sẽ không bao giờ để mình bị hoen ố vì xác thịt hôi hám, tội lỗi.

Ngay cả cho đến ngày nay, tư duy của giáo hội  về tình dục vẫn đấu tranh với những quan niệm cổ xưa này. Có bao nhiêu người công giáo vẫn còn tin, quan hệ tình dục chỉ nhằm mục đích sinh sản – hoặc tệ hơn, lạc thú bản thân là một cái gì xấu?

Thiên Chúa nhìn nhân loại và thế giới chúng ta về cơ bản là tốt đẹp, như  nơi của ân sủng và của mặc khải.

Trên thực tế, giáo lý về Nhập thể dạy, Thiên Chúa bước vào thế giới chúng ta không trong tư cách là người quan sát hay Chúa trong trang phục Halloween của con người, mà là một người thực tế, với tất cả tổn thương và sợ hãi mà chúng ta đều biết và trải qua. Một số người còn thấy Chúa là Chúa Kitô “hạ mình” xuống ngang hàng với chúng ta, nhưng về mặt thần học, chúng ta cũng tin rằng điều đó có nghĩa là Thiên Chúa nhìn nhân loại và thế giới chúng ta về cơ bản là tốt đẹp, như nơi của ân sủng và của mặc khải. “Ngài không đến từ bên trên, mà đến từ bên trong” như Đức Phanxicô đã viết trong Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si’. “Ngài đến để chúng ta có thể tìm thấy Ngài trong thế giới này của chúng ta.”

Điều đó không có nghĩa là tất cả các cuộc họp công việc của bạn trên Zoom hoặc dành ngày cuối tuần trên Xbox Live là tội (mặc dù bạn tôi à, ra nắng trời kiếm chút Vitamin D đi). Nhưng có thể nói, là người công giáo, định hướng cơ bản của chúng ta đối với thế giới vật chất là nó rất quý và có ý nghĩa. Trong khi đó, mối quan hệ của Zuckerberg với thế giới vật chất có vẻ giống như những người theo thuyết nhị nguyên cũ. Nhà báo công nghệ ở London, Hussein Kesvani đã viết vào tuần trước: “Metaverse không có gì mới. Điều có vẻ thê thảm cho vấn đề này, đó là nó theo một lô-gích tương tự như các công ty công nghệ khác: rằng thế giới vật chất không đáng để cứu và bảo vệ.” Nhận xét của Zuckerberg là “hiện thực hóa trọn vẹn ý tưởng cho rằng các cơ thể dùng một lần rồi vứt bỏ”.

Mỗi ngày trong tuần, nhân viên của trang America họp lúc 10 giờ sáng để báo cáo nhiều khía cạnh trong công việc của chúng tôi.  Với thực tế vừa đại dịch vừa cuộc sống của thế kỷ 21, chúng tôi không thể trực tiếp làm hết.

Một số người làm ở văn phòng, một số người làm ở nhà.

Là người công giáo, định hướng cơ bản của chúng ta đối với thế giới vật chất là nó rất quý và có ý nghĩa. Trong khi đó, mối quan hệ của Zuckerberg với thế giới vật chất có vẻ giống như những người theo thuyết nhị nguyên cũ.

Linh mục Dòng Tên Robert Collins, giám đốc biên tập của chúng tôi, dù là người ở cấp cao nhất của chúng tôi, cha luôn luôn dùng hình nền đẹp nhất khi gọi đến. Gần đây, cha dùng một lớp học hoạt hình, trong đó có nhiều loại trái cây và đồ dùng học tập chung quanh cha. Nó thường xuyên là nguồn trò chuyện và niềm vui.

Nhưng sau nhiều tuần nhìn thấy nó, trong vô thức tôi nghĩ cha Collins đang sống trong một không gian rộng rãi nào đó. (Không, tôi không nghĩ cha sống trong lớp học hoạt hình có trái cây được nhân hình hóa. Nếu không phải vậy thì cũng chỉ một chút. Tôi thích quả táo hoạt hình.) Rồi cách đây vài tuần, cha Collins và tôi có một cuộc gọi video trực tuyến và tôi phát hiện ra căn phòng thật của cha rất đơn sơ, bạn biết đó, nó giống như căn phòng của mọi người.

Và chính đó là cái khơi gợi tham lam và tham vọng trong những gì ông Mark Zuckerberg đang bán. Một metaverse mang lại cơ hội vượt qua các chướng ngại vật và tương tác theo những cách thú vị, có lẽ để làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên vui tươi, như mơ hơn và được cho là thân thiện với khí hậu hơn. (Chúng ta sẽ lấy đâu ra năng lượng để cung cấp năng lượng cho tất cả những hình giao thoa này? Kệ! Chúng ta được sống trong một trò chơi điện tử!)

Nhưng, cuối cùng, dù những “bản vá lỗi” hoặc những tiện ích bổ sung nào mà các chuyên gia công nghệ của Thung lũng Silicon có thể cung cấp (với mức giá thấp, thấp về quyền riêng tư và về sức khỏe tinh thần của chúng ta), chúng ta vẫn là hiện thân của những sinh vật mãi mãi sống trong một thế giới vật chất. Và thay vì là nguyên nhân cho một biểu tượng cảm xúc có khuôn mặt buồn bã ba chiều được một con cú ba chiều gởi, những người công giáo chúng tôi tin rằng đó là một điều may mắn.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Facebook: “Metaverse là một phương tiện mới để thu hút sự chú ý”