Phim ‘Francesco’: cái nhìn thân thiện của một giáo hoàng toàn cầu

273

Phim ‘Francesco’: cái nhìn thân thiện của một giáo hoàng toàn cầu

americamagazine.org, John Anderson, 2021-03-25

Ảnh từ ‘Francesco’, một phim tài liệu của điện ảnh gia Evgeny Afineevsky

Cuốn phim “Francesco” là hình ảnh về các chuyến tông du của Đức Phanxicô. Nhưng phải cần một thời gian để nhận ra những chuyến tông du này thay đổi khác nhau về thời gian và về bản chất của chúng.

Đức Phanxicô thường đi đến các điểm nóng trên thế giới – mang theo truyền thông và sự chú ý không thể tránh khỏi của toàn cầu – và những chuyến đi này xứng đáng được công nhận về tầm ảnh hưởng của chúng. Ngài cũng truyền cảm hứng một cách khác khi một mình đi trong chiều hoang vắng vì đại dịch ở Quảng trường Thánh Phêrô, cuộc đi của một người nói lên sự khác biệt của mình như thế nào và cần phải can đảm như thế nào. Khoảnh khắc ghi đậm vào ống kính và rất nên thơ.

“Francesco” đã xóa tan phần lớn khoảng cách giữa giáo hoàng và những người thuộc mọi tín ngưỡng, những người thân thiết với ngài.

Nhưng còn một chuyến đi khác của Đức Phanxicô, một chuyến đi chỉ đạo cho cuốn phim dài hai giờ của đạo diễn Evgeny Afineevsky (người được đề cử giải Oscar với phim Mùa đông trên Lửa: Cuộc chiến của Ukraina cho Tự do (Winter on Fire: Ukraine’s Fight for Freedom). Đó là những  khoảnh khắc mật thiết với Đức Phanxicô, kể cả các lựa chọn từ các cuộc phỏng vấn trên màn hình; các điểm mạnh của bộ phim “Francesco” là sự gần gũi của ngài, dù phần lớn ngài tránh nghi lễ và những trang trí theo chức thánh của mình, vẫn là một sự hiện diện xa vời đối với hầu hết người xem. “Francesco”, qua cách làm của ống kính, đã xóa tan phần lớn khoảng cách giữa giáo hoàng và những người thuộc mọi tín ngưỡng, những người thân thiết với ngài. Những tình huống khó xử cũng cho thấy trong phim.

Đức Phanxicô và điện ảnh gia Evgeny Afineevsky

Giáo hoàng đi nhiều được cả thế giới theo dõi; câu chuyện của ngài kể cả chuyện ngài dũng cảm bảo vệ các bạn của mình trong “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” ở Argentina cần được xem lại. Cũng vậy với hồ sơ về vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em đang tồn tại trong Giáo hội. Như chúng ta sẽ thấy trong bộ phim khoảng 30 phút –  sau khi thấm đậm lòng nhiệt thành truyền giáo, cùng với chính sách của mình – năm 2018 Đức Phanxicô đi Chi-lê, một phóng viên hỏi ngài về vụ linh mục Fernando Karadima, cho rằng nhiều giáo sĩ đã che đậy vụ ấu dâm của linh mục này, cụ thể là giám mục Juan Barros. Đức Phanxicô tuyên bố, “vu khống”, ngài nói “không có bằng chứng chống lại Barros, khi có, hãy hỏi tôi một lần nữa.”

Trong tất cả các nhiệm vụ ngoại giao và nỗ lực bảo vệ nhân quyền, ngài không để cho vấn đề lạm dụng linh mục nguội lạnh.

Đó là thời điểm đáng báo động. Đức Phanxicô có phải là giáo hoàng không sợ đối diện với các vấn đề trên thế giới nhưng lại không thể dọn dẹp nhà cửa của mình? Như chúng ta thấy, chủ đề của bộ phim đi từ nước Phi Luật Tân bị bão tàn phá đến Cộng hòa Trung Phi bị chiến tranh chia rẽ, đến Lesbos, nơi người tị nạn Syria vừa sống vừa chết dạt vào bờ biển. Ở Miến điện, nơi người “Ngô Duy Nhĩ” bị cấm đưa ra thảo luận chính thức, ngài vẫn ủng hộ cho chính nghĩa của thiểu số người hồi giáo bị đàn áp, viện dẫn tội ác diệt chủng ở nơi ngài nhìn thấy (kể cả ở Armênia năm 1915, một tuyên bố làm Thổ Nhĩ Kỳ triệu hồi đại sứ ở Vatican). Trong tất cả các nhiệm vụ ngoại giao và nỗ lực bảo vệ nhân quyền, ngài không để cho vấn đề lạm dụng của linh mục nguội lạnh.

Vụ Karadima trở lại nhiều lần trong bộ phim kèm theo bằng chứng. Trước sự ngạc nhiên tột độ của người tố cáo linh mục công khai nhất, ông Juan Carlos Cruz không thấy Đức Phanxicô lên án việc che giấu như ông mong chờ. Nhưng ngược lại, linh mục Karadima bị hoàn tục. Cả một rung chuyển của toàn Giáo hội Chi-lê. Đã có lời xin lỗi công khai.

Trong khi đó, giáo hoàng của bộ phim “Francesco” tiếp tục tông du, muôn thuở với chiếc áo trắng đơn giản, không trang trí, luôn chiến đấu, cuộc chiến không được lòng mọi người (ít nhất trong số các chính trị gia).

Ngài luôn có chủ đích tập hợp các nhóm khác nhau lại với nhau. Thông điệp của điện ảnh gia Afineevsky, Đức Phanxicô chính xác là giáo hoàng chúng ta cần trong những gì đã trở nên thời vàng son của sự gian ác, của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cơ hội chính trị hèn nhát. Như chúng ta thấy, không một gì trong những chuyện này làm ngài sợ phải đương đầu, cho dù thách thức là môi trường, chế độ diệt chủng hay chia rẽ trẻ em khỏi cha mẹ tại biên giới Mexico-Hoa Kỳ.

Đức Phanxicô gần như đã gọi Donald Trump là quỷ dữ, một quan điểm mà một số người có thể không đồng ý. Nhưng điểm đáng chú ý của bộ phim là ngài có thể đối đầu với cái ác và cùng lúc kết bạn. Một người đã nói, “để xây cầu, Đức Bergoglio là thiên tài.” Và ngài không ngại làm vỡ một vài quả trứng, hoặc một vài cái tôi để làm.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch