Ở miền bắc Iraq bị tàn phá, Đức Phanxicô cầu nguyện cho “các nạn nhân chiến tranh”
parismatch.com, Ban biên tập, với AFP, 2021-03-07
Ngày chúa nhật 7 tháng 3, Đức Phanxicô đã đến Qaraqosh, nơi chỉ cách đây năm năm thành phố đã bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo Tự xưng (ISIS) gieo rắc kinh hoàng.
Giữa đống gạch vụn đổ nát, ngài cầu nguyện cho “các nạn nhân chiến tranh” ở miền bắc Iraq, nơi quân khủng bố hồi giáo đã gieo kinh hoàng và phá hủy các nhà thờ có từ bao nhiêu thế kỷ, họ đã bị đánh bại cách đây 3 năm và đã phải rút khỏi thành phố.
Dưới sự bảo vệ chặt chẽ cho đến ngày cuối chuyến tông du lịch sử đến Iraq, Đức Phanxicô đã đến gặp cộng đồng tín hữu kitô, một trong những cộng đồng lâu đời nhất thế giới, nhưng cũng là một trong những cộng đồng có nhiều người lưu vong nhất.
Đức Giáo hoàng 84 tuổi đã cầu nguyện trong đống đổ nát của Mosul trước khi đến Qaraqosh, một thị trấn tử đạo hôm nay được trang hoàng muôn màu để đón tiếp ngài.
Hình ảnh thành phố đổ nát
Ngài tuyên bố: “Sự giảm sút thê thảm của tín hữu kitô ở đây và khắp Trung Đông là một thiệt hại không thể lường được cho người dân và cho xã hội mà họ bỏ lại đằng sau.
Dưới cây thánh giá khổng lồ, đoàn xe bọc thép của ngài với các vệ sĩ bao quanh được hàng trăm người Iraq chào đón ở Qaraqosh, một thị trấn kitô hữu có lịch sử hàng ngàn năm.
Vì chứng đau thần kinh tọa, Đức Phanxicô đi đứng khó khăn nhưng ngài vẫn đến cầu nguyện với các tín hữu trở về lại thành phố để gặp ngài.
Tại đây, ngài đọc Kinh Truyền Tin trước giáo dân rất xúc động, ngài kêu gọi họ “xây dựng lại” và “đừng nản lòng” ở một đất nước mà số giáo dân Thiên Chúa giáo mà trong 20 năm đã giảm từ 6% xuống chỉ còn 1% dân s
Lực lượng an ninh bảo vệ chặt chẽ
Tại Mosul, thành phố thương mại thịnh vượng trong nhiều thế kỷ, nhưng đã phải hứng chịu dưới ách thống trị quân khủng bố hồi giáo ba năm (2014-2017), nhà chức trách công giáo đã không thể tìm một nhà thờ nào thích ứng để chào đón Đức Giáo hoàng.
Tổng cộng, có 14 nhà thờ trong vùng đã bị phá hủy, trong đó có 7 nhà thờ có những thế kỷ đầu tiên của kitô giáo. Vì thế đã phải xây dựng lại trong đống đổ nát bốn nhà thờ thuộc các tín ngưỡng khác nhau, kể cả nhà thờ al-Tahira ở Mosul đã có từ hơn 1000 năm tuổi.
Chính trong khung cảnh này, Đức Phanxicô đi chiếc xe golf giữa đám đông nhỏ trong tiếng hô “Giáo hoàng muôn năm!” Lực lượng bảo vệ và hàng rào an ninh có khắp nơi ở đồng bằng Ninivê, nơi quân khủng bố vẫn còn ẩn náu dù cuối năm 2017 đã bị thất bại trước lực lượng quân đội Iraq.
Nếu chuyến tông du của Đức Phanxicô là một sự kiện lịch sử thì biện pháp bảo vệ an ninh để đón ngài cũng là lịch sử!
Những cây số hiếm hoi Đức Phanxicô đi bằng đường bộ, ngài đi trên chiếc xe bọc thép. Phần còn lại của chặng đường 1.445 cây số, ngài đi máy bay hoặc trực thăng.
Tất cả trong bối cảnh cách ly hoàn toàn cho đến ngày thứ hai chấm dứt chuyến đi khi Iraq phải đối diện với các trường hợp gia tăng Covid kỷ lục ở Iraq.
Nhưng vượt lên tình trạng suy tàn của đất nước và khuynh hướng muốn lưu vong, các tín hữu đã khôi phục và sửa lại nhà thờ bị quân khủng bố tàn phá, họ muốn thấy một thông điệp hy vọng trong chuyến đi này của Đức Phanxicô.
Linh mục công giáo Boutros Chito ở Qaraqosh nói: “Đức Phanxicô đến trong chiếc áo trắng để tuyên bố với thế giới rằng chúng ta là một dân tộc của hòa bình, của nền văn minh, của tình yêu.”
Một thánh lễ ở Erbil
Nhiều tín hữu còn ngần ngại chưa dám về sống luôn ở thành phố này. Năm 2014, ISIS chiếm đồng bằng Ninivê, hàng chục ngàn người đã bỏ trốn và giờ đây rất ít người tin tưởng vào lực lượng an ninh, vì những người này đã bỏ rơi họ.
Ngày nay, nhiều người sống trong nỗi sợ vì bây giờ các lực lượng bán quân sự hiện đã gia nhập vào Nhà nước, họ lại là những người tiếp quản lại vùng đất này từ tay ISIS.
Những lời Đại Giáo Trưởng Al-Sistani, một nhân vật vĩ đại của người shi’a ở Iraq nói với Đức Phanxicô ngày thứ bảy, rằng ngài đảm bảo ngài sẽ làm việc để tín hữu kitô ở Iraq được sống trong “hòa bình”, trong “an ninh” và với “tất cả các quyền hợp hiến của họ.”
Về phần Đức Phanxicô, ngài không ngừng tố cáo vấn đề “vũ khí”, “khủng bố lạm dụng tôn giáo” và “không khoan dung” ở Iraq.
Thêm một lần nữa, trong lời cầu nguyện ngày chúa nhật 7 tháng 3, ngài nhấn mạnh: “Chúng ta không được giết anh em mình nhân danh Thiên Chúa, chúng ta không được phép gây chiến tranh nhân danh Ngài”.
Vào buổi chiều Đức Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ tại sân vận động Al-Hariri, Erbil, thủ đô Kurdistan, nơi an ninh rất nghiêm ngặt sau vụ pháo kích bằng tên lửa vào phi trường thành phố tháng 2 vừa qua.
Thánh lễ tại sân vận động Al-Hariri
Không được tiếp xúc gần với giáo dân từ ngày đến đây, ngày chúa nhật Đức Phanxicô sẽ có thể dùng xe giáo hoàng mà từ khi đến Iraq cho đến bây giờ ngài chưa dùng, để chào giáo dân.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Những người trẻ ở lại Iraq đặt hy vọng vào thành quả chuyến tông du của Đức Phanxicô
… Và rốt cuộc ngài đã dùng xe giáo hoàng!