Afghan, vì sao Kaboul không chia sẻ nỗi đau với Paris

221

courrierinternational.com, 2015-11-25

Afghan, vì sao Kaboul không chia sẻ nỗi đau với Paris

Hai ngày trước cuộc tấn công ở Paris, 13-11-2015, thủ đô Afghan đã có một cuộc tuần hành lớn chống nạn khủng bố. Một sự kiện mà báo chí Nam Á thinh lặng. Gần như không một ai nhắc đến nhưng đó lại là một sự kiện quan trọng vừa xảy ra ở Afghan, nữ ký giả Taran Khan của trang web Ấn Độ Scroll.in đăng tin vào ngày thứ hai 23-11-2015. Nữ ký giả sống ở Bombay và Kaboul cho biết: “Ngày 11 tháng 11, hai ngày trước cuộc tấn công khủng bố ở Paris, đường phố thủ đô Afgha tràn ngập người đi biểu tình, họ mang bảy chiếc hòm trên vai họ”.

Một cuộc biểu dương rất mạnh

Hàng ngàn người đi về dinh Tổng thống để tưởng niệm những người thuộc cộng đồng thiểu số chiite hazara bị thiệt mạng, trong số này có hai phụ nữ và một em bé bị bắt cóc, có thể do những người thuộc về Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Tự xưng bắt. Thi thể bị cắt cổ của họ được tìm thấy ở bang Zaboul, miền Nam nước Afghan.

Cuộc chiến chống nạn khủng bố trước hết sẽ thắng ở Afghan

“Trong thành phần đi biểu tình, có người Hazara nhưng cũng có những người ở các sắc dân thiểu số khác, nữ ký giả Taran Khan cho biết, đây là những giây phút quan trọng biểu lộ tình đoàn kết, sự kháng cự, một biểu dương của sự nỗi giận lớn lao của dân tột Afghan đứng trước sự hận thù và bạo lực làm hủy diệt xã hội”. Theo ký giả Khan, trong khi các báo chí Phương Tây đều đưa tin thì sự im lặng của báo chí Ấn Độ, Bangladesh và Népal thật khó chấp nhận, Ở lục địa này, chỉ có tiếng nói của nữ nghiên cứu gia Martine Van Bijlert là còn được lờ mờ nghe, dù “Afghan có thể là một nước bạo lực nhưng không phải là nước không thương cảm”.

Các câu chuyện đơn giản

Taran Khan tự hỏi: “Có phải các hình ảnh tụ họp nhau không phù với ý tưởng mà người ta đã có về thành phố này hay không, một thành phố chỉ biết qua hình ảnh của chiến tranh?” Để làm tùy viên báo chí Ấn Độ ở Kaboul, cô Khan biết là rất khó để đi ra khỏi thành kiến và để có thể kể những câu chuyện rất đơn giản trong cuộc sống ở Afghan.

Ở Kaboul, đài truyền thanh của những quả tim bị vỡ

“Điều mà Kaboul cần, đó không phải là cầu nguyện và nước mắt nhưng là nhân phẩm của việc được lắng nghe”, nữ ký giả Khan kết luận. Cho đến khi nào các lời kêu gọi hòa bình chưa được lắng nghe thì người Afghan “sẽ không hiểu được vì sao họ phải khóc cho Paris”.

Marta An Nguyễn chuyển dịch